Mất 3 năm đợi anh ly hôn để cưới, tôi uất khi biết số tiền anh chu cấp con riêng

Chỉ vì yêu mà tôi cắn răng chịu tiếng tiểu tam 3 năm; đến khi trở thành vợ chồng, tôi thấy vừa tủi vừa uất ức khi nghĩ tới số tiền anh chu cấp cho con của vợ cũ.

Khi mới bước chân vào mối quan hệ với người chồng hiện tại, tôi cũng rất dằn vặt. Tuy nhiên khi biết anh có một gia đình không hạnh phúc, người vợ không biết quan tâm tới chồng, tôi thôi cảm thấy tội lỗi vì cuộc hôn nhân ấy vốn đã thất bại.

Đành rằng sau khi kết hôn, cuộc sống với nhiều lo lắng cơm áo gạo tiền sẽ khiến tình cảm dần phai nhạt, nhưng đã làm vợ thì cần phải biết cân bằng cuộc sống. Đàn ông vốn ưa sự quan tâm chăm sóc, nếu như người vợ chỉ biết lao đầu vào với công việc kiếm sống, chăm sóc con cái, rồi bỏ bê chồng mình, tự khắc họ sẽ cảm thấy bơ vơ và cần tìm một chỗ tâm tình khác.

Tôi đến với anh cũng trong hoàn cảnh như vậy. Tôi khi đó 30 tuổi, vừa chia tay mối tình kéo dài 5 năm với bao day dứt. Còn anh là người đàn ông 40 tuổi đang mắc kẹt trong cuộc hôn nhân kéo dài 15 năm. Tuy hết tình với vợ, anh không muốn ly dị vì thương con, nên tôi đành nhẫn nhịn mang cái mác tiểu tam 3 năm trời.

Suốt 3 năm đó, tôi tốn bao nhiêu nước mắt khuyên nhủ, mong anh quyết định dứt khoát để chúng tôi được đàng hoàng chung sống như một gia đình. Sau rất nhiều thời gian dùng dằng, cuối cùng người đưa ra tờ giấy ly dị cho anh ký lại là chị vợ. Chị ấy làm vậy khi biết về mối quan hệ của chúng tôi, biết tôi đang mang bầu. 

Sau khi chia tay, con anh ở với vợ cũ, anh bảo tiền chu cấp mỗi tháng là 3 triệu đồng. Phải nói rõ rằng chồng tôi không phải là đàn ông lắm tiền. Tôi đến với anh vì tình cảm, chứ nếu vì tiền thì không bao giờ chịu khổ, hy sinh chịu tai tiếng suốt 3 năm như vậy. Với thu nhập hàng tháng 15 triệu đồng, sau khi chu cấp cho con riêng, mỗi tháng anh đưa tôi hơn chục triệu để lo cho gia đình nhỏ.

Mất 3 năm đợi anh ly hôn để cưới, tôi uất khi biết số tiền anh chu cấp con riêng-1

(Ảnh minh họa được tạo bởi AI)

Thời gian gần đây, con anh vào cấp 3 và học trường tư với chi phí cao gấp đôi trước đây. Vì thế, vợ cũ nói số tiền 3 triệu của anh không đủ để trang trải học phí. Thấy vậy, chồng không hỏi ý kiến tôi, tự ý trích lương mỗi tháng 6 triệu đồng gửi cho con. 

Tôi chỉ biết chuyện khi thấy số tiền lương tháng anh đưa lại cho mình ít đi. Nghe anh nói lý do, tôi như nổi điên, nói thẳng với anh rằng 3 triệu đồng là số tiền đã được thỏa thuận, việc chị ta đòi tăng là rất vô lý. Con nào cũng là con, nếu anh tăng gấp đôi tiền chu cấp cho con của vợ cũ thì con tôi sẽ bị bớt đi số tiền tương ứng.

Nghe tôi nói mắng, chồng chỉ im lặng không phân bua gì. Nhưng qua thái độ của anh, tôi biết là anh sẽ không thay đổi quyết định. Đến tháng sau, anh vẫn lẳng lặng đưa số tiền ít ỏi và thông báo đã gửi cho vợ cũ 6 triệu, bảo tôi nên cố gắng một thời gian, anh sẽ làm thêm để bù vào phần tiền thiếu. Nghe những lời đó, tôi không thể dằn được nỗi ấm ức.

Tôi biết mình khó có thể thay đổi được chồng, vậy có nên gặp vợ cũ của anh để nói chuyện thẳng thắn? Dù gì cũng cùng cảnh nuôi con, chị ấy nên hiểu tôi cần tiền để chăm con nhỏ. Tuy nhiên, tôi hơi ngại vì chúng tôi mới chỉ gặp nhau một lần duy nhất khi chuyện yêu đương của tôi và chòng vỡ lở, vì thế không hiểu rõ về con người này, không đoán được chị sẽ phản ứng ra sao.Nếu chị ấy mách với chồng chuyện tôi tới gặp thì có thể sẽ rất rắc rối.

Tôi nên làm gì cho phải? Cắn răng chịu đựng đợi đến ngày chồng kiếm được việc làm thêm, hay nói thẳng với vợ cũ của anh những suy nghĩ trong lòng mình? 

 

Theo VTC News



Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.