Vợ đòi tôi nộp hết lương, nếu không sẽ đâm đơn ly dị

Vợ bắt tôi nộp hết lương nhưng tôi không đồng ý. Cô ấy dỗi và nói sẽ ly dị nếu không được như ý.

Cưới vợ được 6 tháng, tôi nhận ra sai lầm của mình là không thỏa thuận trước về vấn đề tài chính để bây giờ không thể tìm được tiếng nói chung.

Năm nay, hai vợ chồng tôi đều 29 tuổi, đang sống ở Hà Nội. Chúng tôi kết hôn sau 3 năm yêu nhau. Trong quá trình yêu đương, chúng tôi không có mâu thuẫn gì lớn. Mọi chuyện đều êm đềm, mối quan hệ cũng được hai bên gia đình ủng hộ. 

Hồi yêu nhau, đi ăn, đi chơi tôi đều là người trả tiền vì tôi nghĩ đàn ông cũng nên làm việc đó, không cần phải tính toán, rành mạch quá với phụ nữ. 

Chúng tôi thường xuyên chia sẻ với nhau về thu nhập và cả hai đều thống nhất sẽ tích cóp tiền để mua nhà chung cư. Cô ấy và tôi bằng tuổi, thu nhập tương đương nhau nên số tiền tiết kiệm của cả hai cũng không chênh lệch là mấy. Bố mẹ tôi và bố mẹ vợ cũng hứa khi nào mua nhà sẽ hỗ trợ cho vài trăm triệu nữa. 

Mọi chuyện êm đẹp cho đến khi cưới xong, tôi đưa cho vợ 10 triệu/tháng để chi tiêu, chưa kể khoản tiền thuê nhà, điện nước tôi đều đã trả. 

Cô ấy ngạc nhiên hỏi: “Số còn lại anh giữ làm gì nhiều thế?”.

Tôi đáp lại: “Anh còn chi tiêu cá nhân và tích lũy để mua nhà”. Vợ tôi bảo: “Mua nhà thì anh cứ đưa hết cho em, để tiền vào một mối. Anh sợ em biển thủ hay sao mà phải tiền vợ, tiền chồng như thế”. Nói xong, cô ấy dỗi, bỏ vào phòng.

Vợ đòi tôi nộp hết lương, nếu không sẽ đâm đơn ly dị-1Vợ chồng tôi không có tiếng nói chung trong chuyện tiền bạc. Ảnh minh họa: Freepik

Tôi hết lời giải thích với vợ. Tôi bảo, thời buổi bây giờ đàn ông không còn đưa hết tiền cho vợ như ngày xưa, rồi mỗi ngày lại ngửa tay xin vợ tiền tiêu vặt. 

Cả hai đều đi làm như nhau. Về nhà tôi cũng vẫn nấu cơm, rửa bát, có đẩy hết việc cho vợ như mấy ông chồng ngày xưa ăn xong lên ghế ngồi xỉa tăm, uống trà đâu.

Công bằng mà nói, việc nhà cả hai làm như nhau, thậm chí tôi còn thấy tôi phải làm nhiều hơn cô ấy. Chi tiêu tôi cũng đã nhận phần tiền nhà, điện nước mất 5 triệu đồng rồi. Nhà có 2 vợ chồng chỉ ăn bữa tối, tôi đưa cô ấy 10 triệu đâu phải là ít. 

Tôi nói một hồi nhưng cô ấy dường như không hiểu. Cô ấy bảo: “Tiền của đàn ông để ở đâu thì trái tim để ở đó”.

Tôi nghe mà thấy bực bội trong lòng. Bây giờ đưa hết lương cho vợ, đến lúc muốn biếu bố mẹ đẻ một vài triệu, tôi cũng phải ngửa tay xin cô ấy hay sao?

Phụ nữ luôn muốn tự chủ tài chính, hò nhau cất quỹ đen, quỹ đỏ, rồi bày nhau cách thu gom tài sản về tay mình, đề phòng chồng ngoại tình còn có đường lui.

Vậy tại sao đàn ông chúng tôi lại không được giữ tiền phòng thân sau khi đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm với vợ con? 

Vợ chồng tôi đã lạnh nhạt với nhau được 3 tháng. Cô ấy giận dỗi, không thèm cầm 10 triệu tôi đưa nữa. Thành ra, ai về sớm thì người ấy đi chợ, nấu cơm, tự bỏ tiền riêng.

Là vợ chồng mà chúng tôi sống như 2 người xa lạ trọ chung nhà. Cô ấy còn nói nếu không thống nhất được chuyện này thì tốt nhất là ly dị. 

Tôi thực sự không muốn tình trạng này kéo dài nhưng cũng không muốn nhượng bộ. Sau khi đưa cho cô ấy 10 triệu/tháng và đóng tiền nhà, điện nước, tôi cũng chỉ còn vài triệu thôi. Cô ấy còn muốn thế nào nữa?

Theo các anh chị, tôi làm như thế đúng hay sai? 

Theo VNN

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/vo-doi-toi-nop-het-luong-neu-khong-se-dam-don-ly-di-2321947.html

Vợ Chồng


Phụ huynh 'bất lực' khi con nổi loạn tuổi dậy thì
Bước vào tuổi dậy thì con tôi nổi loạn tới mức gây sốc liên tục cho vợ chồng tôi, từ mê game, ăn cắp vặt đến lì lợm, phản kháng... Tôi bất lực không biết nên làm thế nào? Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn chia sẻ và đưa lời khuyên giúp gỡ rối cho người bố đang hoang mang.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.