Vừa nghe tiền thách cưới 20 triệu, mẹ chồng hùng hồn "mua vợ mà giá cao thế", mẹ tôi đáp 1 tràng khiến họ phát ngượng

Ngày dạm ngõ cũng tới, sau khi nói chuyện 1 hồi, mẹ tôi có nhắc tới tiền thách cưới thì mẹ chồng tương lai sửng sốt, sau đó lớn tiếng phán...

Ngày dạm ngõ cũng tới, sau khi nói chuyện 1 hồi, mẹ tôi có nhắc tới tiền thách cưới thì mẹ chồng tương lai sửng sốt, sau đó lớn tiếng phán: "Tôi không bỏ ra số tiền lớn thế mua vợ cho con trai đâu".

Tôi và Thắng quen nhau khi làm chung công ty. Hai đứa tính tình rất hợp, và hầu như chẳng có cãi cọ gì. Thế nhưng, thời gian yêu đương ngọt ngào bao nhiêu thì trước khi làm đám cưới lại lắm vấn đề lục đục bấy nhiêu.

Chúng tôi ở 2 tỉnh khác nhau, chính vì thế mẹ tôi đã không ưng. Mỗi lần tôi nói Thắng phải nhẹ nhàng thuyết phục thì anh lại tỏ vẻ bực bội:

- Đã là thời nào rồi mà còn lo ngại chồng xa chồng gần. Ô tô, xe máy đấy, đi vèo cái, tiếng, 2 tiếng là tới nơi ý.

- Rồi, rồi, đấy là mình thôi. Còn các cụ già cả rồi, suy nghĩ cũng khác mình chứ.

- Tóm lại em lo mà thuyết phục mẹ, anh lo mẹ anh xong rồi đấy.

Mà bực nhất, mỗi lần tôi thở dài khi nghĩ tới lấy chồng xa, không được ở gần bạn bè, gia đình, Thắng chẳng chịu chia sẻ lại bảo:

- Giờ chưa cưới, em lấy chồng gần còn kịp đấy. Mới có tí khó khăn em đã nản lòng rồi toàn nghĩ những cái khổ cái sở rồi. Có anh nào ở gần đẹp trai, tốt tính và yêu em à?

Sau vụ đó là tôi đã thấy chán Thắng ít nhiều. Bởi đáng ra trong lúc này, anh phải ở bên, động viên tôi. Và sau đó, cùng tôi lấy lòng mẹ, thế mà anh phó mặc hết mọi chuyện. May mắn là sau cùng, mẹ tôi tạm nguôi ngoai. Ấy vậy mà những mâu thuẫn to lớn hơn tới giờ mới bắt đầu.

Chẳng là, sau khi 2 bên gia đình đồng ý hôn sự của tôi và Thắng, tuy nhiên vì xa xôi (cách nhau 120km) nên người lớn thống nhất sẽ trao đổi qua điện thoại. Chỉ tới nhà 3 lần: dạm ngõ, ăn hỏi và rước dâu.

Vừa nghe tiền thách cưới 20 triệu, mẹ chồng hùng hồn mua vợ mà giá cao thế, mẹ tôi đáp 1 tràng khiến họ phát ngượng-1

(Ảnh minh họa)

Mẹ tôi không hài lòng lắm nhưng nghĩ tới khoảng cách xa xôi, thôi thì làm sao tiện nhất cho cả đôi bên thì làm. Vậy nên mẹ cũng gật đầu đồng ý.

Trước ngày dạm ngõ, Thắng và tôi có trao đổi về chuyện tiền thách cưới cũng như lễ tráp. Thế nhưng lúc tôi nói dưới tôi thách cưới 20 triệu, anh trố mắt nhìn:

- Hả, có cái khoản này hả? Anh chưa nghe bao giờ.

- Đúng rồi, ở vùng em là như vậy đấy. Thực ra nói 20 triệu nhưng mọi người sẽ đưa 1 số lẻ, ví dụ là 19 triệu 990 đồng. Hoặc con số nào gần 20 triệu tùy anh, he he.

- Ừ để anh nói lại với mẹ.

Rồi ngày dạm ngõ cũng tới, sau khi nói chuyện 1 hồi, mẹ tôi có nhắc tới tiền thách cưới thì mẹ chồng tương lai sửng sốt, sau đó lớn tiếng phán:

- Nói thật anh chị, trên quê tôi không có chuyện thách cưới. Mà mua vợ giá cao thế, tôi cũng không bỏ ra số tiền lớn thế đâu.

Mẹ tôi nghe thấy vậy, cảm thấy bị xúc phạm. Bà tức giận, nói lớn:

- Chị ơi ở đâu theo đấy. Nếu con trai chị lấy gái quê chị, không thách cưới tôi không quan tâm. Nhưng nó về đây xin dâu thì theo tục lệ dưới này.

20 triệu chị bảo số tiền lớn, thế ra nhà chị cũng khó khăn lắm nhỉ? Tôi nói này, tôi nuôi cái Ánh 25 năm trời, số tiền không đo đếm được nhưng gấp hàng trăm lần con số ấy chứ. Nên đừng có tính toán, so bì lớn nhỏ với nhà gái, vì nhà chị được thêm người cơ mà.

Và cuối cùng này, tôi không bán con mà chị nói mua. Tôi gả chồng cho nó, nó vẫn là con tôi. Còn chị thấy không chấp nhận được, mời về!

Cả họ 2 bên sửng sốt trước thái độ cứng rắn của mẹ tôi. Có lẽ, vốn không thích Thắng nên giờ lại thêm việc này khiến bà phản ứng mạnh như vậy. Nhưng sau 1 tràng dài mẹ tôi nói, họ nhà trai im re, ai nấy cũng ngượng ngùng. Mẹ tôi cũng chẳng do dự tiễn khách, buổi dạm ngõ hôm ấy thất bại thảm hại.

Nhưng mẹ tôi nói rằng, đừng về làm dâu 1 gia đình lúc nào cũng coi tôi như đứa đã được họ bỏ tiền mua về. Tôi thật sự thấy rất rối.

 

Theo Helino


đám cưới

dạm ngõ


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.