Vừa nghe tôi bàn chuyện cưới vợ, mẹ đã bực bội ném ra 2 tờ giấy báo khiến tôi điêu đứng và choáng nặng

Nhìn tờ giấy, tôi cảm thấy cứ như bị cả thế giới quay lưng và căm hận vậy.

Xin chào các bạn độc giả. Hôm nay, tôi muốn gửi câu chuyện của mình và mong nhận được lời khuyên từ mọi người.

Ngay từ nhỏ, mẹ đã chiều chuộng, quan tâm em hơn tôi. Cùng là con trai nhưng mẹ lại đi xin đồ, xin sách vở cho tôi học để dành tiền mua đồ mới cho em. Tôi vẫn nhớ, năm tôi 12 tuổi, lên lớp 6, tôi đã hỏi mẹ rằng tôi có phải con ruột mẹ không khi mẹ toàn mua đồ mới cho em thôi. Tôi thấy mẹ thoáng khựng người và bà có đối xử tốt với tôi hơn trước một chút. Nhưng khi em tôi lên cấp 3, tình hình lại tồi tệ hơn.

Em tôi học giỏi vì được mẹ đầu tư từ bé. Còn tôi có được học thêm học bớt gì đâu nên sức học chỉ trung bình. Hết cấp 3, vì quá chán nên tôi nghỉ học, đi làm thêm. Từ lúc tôi đi làm, mẹ liền bắt tôi gửi tiền về phụ bà nuôi em ăn học. Mẹ tôi lúc nào cũng lải nhải rằng hồi bà sinh em tôi, em tôi suýt chết vì suy hô hấp do sinh non, nên bây giờ, bà rất sợ em tôi phải chịu khổ. 

Đến năm 22 tuổi, tôi xin đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Mẹ tôi đồng ý ngay với điều kiện tôi phải gửi tiền về nuôi em tôi học đại học. Bà bảo chỉ có như thế, bà mới cho tôi đi. Chán nản, tôi đồng ý vì không nghĩ em sẽ đậu được đại học Y, trường mà em nhắm đến.

Vừa nghe tôi bàn chuyện cưới vợ, mẹ đã bực bội ném ra 2 tờ giấy báo khiến tôi điêu đứng và choáng nặng-1

Bà bảo tôi làm anh thì phải biết chăm sóc cho em, nếu em tôi chưa ra trường thì tôi cũng không được cưới vợ. (Ảnh minh họa)

Thế mà em tôi lại đậu Đại học Y Dược thật. Để trở thành bác sĩ, em ấy phải học 7 năm, tiền học phí lẫn sinh hoạt ở thành phố là một con số không hề nhỏ. Và tất cả đều được trang trải bằng tiền của tôi gửi về. Hiện tại, tôi đã hết hạn lao động và đang gia hạn lần hai. Nghĩ cũng nực cười, lẽ ra ở tuổi 27, tôi đã có thể cưới vợ, sinh con rồi. Thế mà giờ, tôi lại phải tiếp tục làm công ở nước ngoài.

Tháng trước, tôi bàn với mẹ chuyện cưới vợ vì tôi và người yêu quen nhau đã lâu rồi. Mẹ tôi nghe xong liền giận dữ lấy từ trong túi ra một tờ giấy, đặt lên bàn rồi bảo tôi làm sao thì làm. Cầm giấy lên đọc, tôi cười mà uất ức khủng khiếp. Là giấy báo đóng tiền học phí, phiếu báo nộp tiền thuê nhà 6 tháng tới của em tôi. Mẹ tôi bảo nếu tôi lấy vợ rồi thì ai nuôi em tôi ăn học thành tài. Mẹ già rồi, làm sao có thể lo nổi chi phí học hành lớn đến thế. Mà em thì mới học có năm thứ 4, còn tận 3 năm nữa.

Bà bảo tôi làm anh thì phải biết chăm sóc cho em, nếu em tôi chưa ra trường thì tôi cũng không được cưới vợ. Giờ tôi lại phải tiếp tục đi làm, tiếp tục nuôi em. Ngẫm cũng nực cười. Nhưng người yêu tôi lại không chịu. Cô ấy mắng tôi nhu nhược, không biết bảo vệ tình yêu. Nếu tôi đi, lần này cô ấy nhất định chia tay để đi lấy chồng vì không thể tiếp tục đợi tôi thêm 5 năm nữa.

Giờ tôi đứng giữa một bên là gia đình và một bên là người con gái đã hy sinh 5 năm thanh xuân đợi tôi. Tôi rất bối rối và mệt mỏi. Mong nhận được lời khuyên của mọi người?

 

 THEO NHỊP SỐNG VIỆT

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/vua-nghe-toi-ban-chuyen-cuoi-vo-me-da-buc-boi-nem-ra-2-to-giay-bao-khien-toi-dieu-dung-va-choang-nang-222020285103534508.htm

đám cưới

anh em trai


Tại thư ký trẻ 'giăng câu' nên giám đốc già tán gia, bại sản?
Cho đến một ngày sau khi nắm giữ quyền lãnh đạo công ty được 3 năm, thì cả nhà tôi chết lặng nghe chồng tôi xin mấy mẹ con tôi ký giấy để anh bán nhà trả nợ cho công ty. Vì thời gian qua anh đã lạm dụng tín nhiệm, rút tiền tỷ ra bao cho cô thư ký trẻ là người tình của anh mua nhà, mua xe, sắm thời trang hàng hiệu và cùng nhau đi du lịch ở nhiều nơi trên thế giới.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.