Bằng cách sử dụng đệm hơi,người Nga có thể lập cả một trận địa phòng không giả để nghi binh, đánh lừa sựtheo dõi của đối phương.
Các biện pháp ngụy trang phongphú đã được sử dụng linh hoạt, phổ biến từ xa xưa nhằm che dấu thực lực, hay ápchế tinh thần chiến đấu của đối phương. Và thực tế cho thấy, dù mang tính chiếnthuật nhưng nếu ngụy trang đạt hiệu quả, không những giúp bảo tồn lực lượng màcòn nghi binh, đánh lạc hướng đối phương, góp phần vào nên các chiến thắng cótính chiến lược.
Hoạt động ngụy trang là cuộc đấutrí tiềm ẩn những điều bất ngờ, nơi "thi triển" những mưu mẹo không lường trướccủa các bên tham chiến. Tuy nhiên, đến thế kỷ 19, khi các loại vũ khí nóng phổbiến, các biện pháp ngụy trang này mới chính thức được coi trọng và đầu tưnghiên cứu nghiêm túc.
Ban đầu, giới quân sự chỉ tậptrung thay đổi trang phục của người lính, giúp họ hòa mình tốt hơn với môitrường xung quanh, giảm hiệu lực quan sát của kẻ thù. Ví dụ, năm 1857, trangphục quân đội Anh ở Ấn Độ từ bỏ màu đỏ truyền thống để chuyển sang màu trungtính, sau đó, chuyển hẳn sang những màu khaki, giống với màu bùn đất.
Sự nhảy vọt của khoa học, côngnghệ quốc phòng đã khai sinh chiến tranh công nghệ cao. Ở đó, việc theo dõi hoạtđộng quân sự không chỉ từ mặt đất mà còn diễn ra từ trên cao bằng máy bay trinhsát, vệ tinh viễn thám... Đồng thời, đối tượng cần ngụy trang không chỉ là nhữngđơn vị lục quân mà còn có những phương tiện, khí tài quân sự hiện đại như xetăng, tên lửa phòng không...
Trong bối cảnh chiến tranh hiệnđại, để đánh lừa đối phương trong chiến trận, giới quân sự Nga cũng có nhữngsáng kiến mới, trong đó có việc sử dụng các bộ đệm bơm hơi, khi bơm căng sẽ cóvỏ ngoài giống với các khí tài quân sự theo tỷ lệ 1:1. Sử dụng các bộ đệm hơi cólợi ích là tăng tính cơ động vì di chuyển dễ dàng và nhanh chóng triển khai.
Dưới đây là một số hình ảnh sơ lược về biện pháp ngụy trang độc đáo này:
Theo Tuấn Linh