Theo các nhà khoa học, quá trìnhluyện nhảy lò cò làm tăng sức mạnh cơ bắp của chân lên khoảng 1,5 - 2 lần.
Tốc độ chạy kỷ lục hiện nay là 45km/h, được “tia chớp Jamaica”, Usain Bolt thiết lập tại Giải vô địch điền kinhthế giới 2009, tổ chức ở Berlin, Đức. Thành tích của Usain Bolt không chỉ làmchấn động tới giới thể thao thành tích cao mà còn khiến các nhà khoa học suy xétlại những kết luận về con người.
|
Vận động viên điền kinh Usain Bolt được mệnh danh là "tia chớp Jamaica" |
Trước đây, giới y khoa thể thaocho rằng, giới hạn tốc độ là do bàn chân con người không thể tác dụng một lựcquá 4,45 kN lên mặt đất, do đó không tạo sức bật cần thiết để vượt qua “rào cảnsinh học”.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ,chỉ ra, nếu kiên trì tập luyện để kéo căng sợi cơ, tăng sức bật cho các bướcchạy, con người có thể chạy với tốc độ 64 km/h. Để đi tới kết luận, các nhà khoahọc thực hiện các cuộc thử nghiệm, mà ở đó, các vận động viên tập đi tập lại cácbài tập nhảy lò cò tiến và lùi.
Theo các nhà khoa học, quá trìnhluyện tập này làm tăng sức mạnh cơ bắp của chân lên khoảng 1,5-2 lần. Qua đó,tăng lực tác dụng của bàn chân lên mặt đất 30%, và giảm thời gian tiếp đất củabàn chân khi chạy xuống dưới 1/10 giây, những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tớitốc độ chạy.
Nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Sinh-lý học ứng dụng (Applied Physiology)số tháng 1/2010. Trong đó, các tác giả còn đề xuất đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụngkỹ thuật sinh học và “cơ giới hóa” khung xương như những biện pháp giúp conngười phá vỡ rào cản sinh học trong các môn thể thao.
Theo Tuấn Linh