Trong cách ăn nói, thể hiệnngôn ngữ rất nhiều bạn trẻ thích “chêm” vào những tuyên ngôn như một cáchthể hiện thái độ của mình. Điều đáng nói, rất nhiều bạn “kết” các “tuyênngôn” lạ đời, đi ngược với các chuẩn mực.

Tuyên ngôn… ngược

“Thôi mày nhịn nó cho rồi,dây với thằng gàn dở đó làm gì?”. Nghe bạn nói vậy, cậu kia đáp lại: “ Mày quên rằng “một sự nhịn, chín sự… nhục” à? Tao mà cho qua, nuốt cụcnhục này không xay ra cám nên quyết phải làm cho ra nhẽ”. Cậu kia gật gù: “Màynói hay, “Mạnh vì gạo, bạo vì… nắm đấm”, cứ phải phải làm phen cho nóxanh mật đắng ra”.

Đó là cuộc đối đáp của hainam sinh cấp 3 ở quán nước ngay trước cổng trường học. Nói đến đó cả haicười khù khụ như tự thưởng cho các tuyên ngôn đã được thêm “mắm muối” củamình.

Tùng, một trong hai cậu hàohứng: “Đứa nào mà chả thuộc vài ba chục câu cái kiểu “chế biến” đó. Giỏithì tự chế ra, không hỏi thì cũng nghe lỏm được từ người khác. Có thể nóivăn thơ “chế” là phong cách của rất nhiều teen đó”. 

Những thành ngữ, tục ngữ,hay những câu thơ, câu nói, lời bài hát quen thuộc… đều có thể được teen“chế” thành muôn màu muôn sắc theo ý của mình hoặc cũng  được họ cópnhặt từ đâu đó.

Teen kết “tuyên ngôn” gây sốc

Trong cách ăn nói, thể hiện ngôn ngữ rất nhiều bạn trẻ thích “chêm” vào những tuyên ngôn như một cách thể hiện thái độ của mình

Thường thì các bạn chỉdùng lúc nói chuyện với nhau cho có thêm “gia vị” cũng như thể hiện sựkhác biệt của mình không theo những quan niệm có sẵn. Cô cậu nào ít sửdụng thì cũng biết vài ba câu tiêu biểu nhưng cũng không ít người “đụng”đến đâu cũng tuôn ra những “ranh ngôn” như thể "ông cụ non"..

Các tuyên ngôn ngược đờikhông chỉ xuất hiện trong lời nói hàng ngày mà còn teen còn chép trong sáchvở, tài liệu hay lưu truyền trên bài học, tường lớp hay status, facebook…Những chiếc áo có in những câu slogan gây sốc, lạ đời cũng rất hút các bạntrẻ vì cũng phần nào thể hiện được các tuyên ngôn đó.

Có dịp, tôi được cô em họhọc lớp 10 khoe cuốn sổ tay dày và đẹp chỉ dành để ghi những “ranh ngôn”cóp nhặt được từ bạn bè. Những câu thơ, câu nói trình bày rất nắn nót,lồng ghép các hình ảnh ngộ nghĩnh dễ thương nhưng nội dung thì bị “lái”rất nhiều.

Như: “Trái tim em chỉmột lần mở cửa, đón anh vào rồi sẽ trói anh luôn”, “Trái tim em hai lầnmở cửa, đón anh và tổng cổ anh ra”, “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đờichơi net không vương tơ tình”, “Yêu là chết trong lòng một ít, để chếtnhiều xin hãy đừng yêu”…

Nó khoe nhiều bạn gái tronglớp đều có cuốn sổ tay ghi các tuyên ngôn khác người thế này, chủ yếu xoayquanh chuyện tình cảm. Thể hiện tình cảm với nhau, nhiều bạn cũng đưa nhữngcâu này vào để cho người ta biết mình đang nghĩ gì.

Đứa em khoe bức thư viếtcho người yêu có đoạn: “Anh tưởng chia tay em sẽ buồn ư? Quên “thị Mầu”đi nhé! Chia tay chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ. Xin tặng anh câu thơ:“Trái tim em hai lần mở cửa, đón anh và tổng cổ anh ra””.

Anh chàng kia phản hồi: “Thấttình mới biết yêu là đau khổ, bỏ được em mới biết đời sướng như côtiên!”. Cô em tôi phán: “Tình yêu chả bao giờ mất đi mà chỉchuyển từ người này sang người khác, em nghi là nó đang tăm te con nhỏnào đó mới dám điêu ngoa tiêu không nổi kiểu đó”.

Thích thể hiện mình

Phong cách mở miệng là“nhả” các câu “chế” các bạn trẻ làm nhiều người lớn có lúc phải bất ngờlẫn lo lắng. Bác Quân, nhà ở Bình Tân (TPHCM) than thở cậu con trai đangở tuổi lớn của mình thường nói những câu có nội dung hết sức “ngượcđời”.

Bác nhắc nhở phòng ngủbữa bãi thì cậu con lên tiếng bảo vệ mình ngay: “Nhà sạch thì mát, nhàbẩn thì ấm” mà mẹ”; nhắc học thì cậu con cười: “Học nhiều dốt nhiều, họcít dốt ít, không học không dốt”…

Bác Quân còn phát hiện trênbàn học, trong sách vở của con trai cũng nhan nhản những câu khác “ranhngôn” khác. Cũng vì chuyện này mà bác con trai căng thẳng vô cùng. “Tôi quátmắng nó hỗn hào thì nó bảo tôi làm lớn chuyện quá, nó nói vậy cho vui thôi.Nhưng tôi lo quá, không hiểu chúng nghĩ đâu ra lắm trò vớ vẩn đến vậy”.

Theo các chuyên gia tâmlý, việc các bạn tuổi teen thích những câu tuyên ngôn ngược đời, có lúcgây sốc là một cách họ hiện mình và thích khám phá ngay cả những thứ đingược với các quy tắc có sẵn.

Thường thì các câu châmngôn này các bạn hiểu được là dùng để nói vui, giải trí… Đây không hẳnlà một trào lưu mà ở độ tuổi mọi thế hệ đều có những sự “khám phá” tươngtự. Các thế hệ trước cũng có những cách thể hiện của riêng mình chỉ làmỗi thời có cách thể hiện, phong cách khác nhau. Điều này thường sẽ mấtdần theo thời gian khi các em chín chắn ổn định trong suy nghĩ, nhậnthức.

Bác sĩ tâm lý Nguyễn Văn Ca(Bệnh viện 175) cho hay ở tuổi dậy thì trẻ có sự thay đổi nhất định về nhậnthức, thích khám phá những điều lạ và những tuyên ngôn “ngược đời” cũng làđiều lạ và thú vị với các em. Hơn nữa ở tuổi này, các em thường thích đingược những quy tắc khuôn mẫu như một cách thể hiện sự cá tính của mình.

Người lớn đừng quá làm nghiêmtrọng điều này để phán xét trẻ mà trước hết cần thông cảm cho sự “khám phá”của các em. Qua đó hãy nhẹ nhàng định hướng cho trẻ về giới hạn của cáctuyên ngôn, quan niệm sống. Nội dung nào có thể nói cho vui trong những hoàncảnh nhất định và nội dung cần tránh để không bị đánh giá phản cảm hay cóảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ, nhận thức của mình.

Theo Hoài Nam
Dân Trí