Không biết từ baogiờ, trong Tân đã nuôi mộng du học sang các nước phương Tây. Cuộc sống giàu sanghiện đại đầy hứa hẹn, những ánh mắt ngưỡng mộ từ bạn bè khiến Tân càng thêm nônnóng.
Giải quyếtkhâu… oai
Nhìn các anh chịkhóa trên được đi du học ở các nước phương Tây, dù là tự túc hay học bổng, Tâncũng thấy họ thật cao siêu, đáng phục biết bao. Trong mắt cậu học sinh cấp 3 nhưTân, hình ảnh những du học sinh ở trời Tây có sức cuốn hút đặc biệt. Chẳng biếthọ là ai, học hành có giỏi giang gì không nhưng cứ du học đã là… oai lắm.
![]() |
Nếu du học chỉ để giải quyết khâu... oai thì bạn nên suy nghĩ lại (Ảnh: minh họa - Gettyimages) |
Bởi vậy, dù đanghọc lớp 11 nhưng Tân đã nhắm trước với bố mẹ một chân du học ở Mỹ sau khi tốtnghiệp lớp 12. Với học lực đủ khá, có thể đỗ vào một trường CĐ hoặc ĐH thườngthường trong nước, còn để xin học bổng du học thì quá xa vời. Được cái, kinh tếgia đình khá giả, Tân lại là con một nên bố mẹ cậu chẳng khó khăn gì mà khôngcho con sang Mỹ theo con đường tự túc.
Điều họ lo lắng làbên đất nước xa lạ không có ai thân thích, một mình Tân không biết xoay trở rasao. Thấy bạn bè đồng lứa du học ở Singapore, Hàn Quốc… cũng đông, bố mẹ Tânkhuyên con chọn một trong số những nước này, vừa gần lại vừa có bạn có bè. Thếnhưng, với Tân, “đã du học thì sang hẳn phương Tây, chứ loanh quanh mấy nướcChâu Á thì chán chết. Bên Mỹ cuộc sống hiện đại, sang trọng, được tiếp cận mộtnền văn hóa mới, hoàn toàn khác biệt, thế mới thú”. Hơn nữa, cứ nghĩ đếnnhững ánh mắt ngưỡng mộ, lời trầm trồ bàn tán của bạn bè cùng trường khi biếttin cậu du học sang Mỹ, Tân đã thấy mình… oách lắm. Đó là chưa kể gia đình cũngthơm lây vì cái mác du học trời Tây của cậu.
Nghe bạn bè bàn tánai đó sắp du học, Tân phải “hóng” cho bằng được xem người ta sẽ đi nước nào. Nếulà Mỹ, Anh, cậu còn tỏ ý hài lòng, gật gù “phải đi những nước như thế mới đángmặt du học chứ”, gặp phải mấy nước lân cận, Tân phủi tay “ui dời, sang mấy chỗđó thì cũng như ở nước mình, có gì mà ghê gớm chứ”.
Du học là…giàu
Với Nam, oai chỉ làmột phần nhỏ trong quyết định du học phương Tây của cậu. Sâu xa hơn, Nam nghĩ,du học về sẽ tha hồ công việc… ngon lành, lương lậu cao ngất nghểu thậm chí nóivăn hoa một chút là “đầy nơi trải thảm đỏ rước mình về”. Cuộc sống sau du họcchẳng mấy chốc mà giàu sang. Nghĩ vậy, Nam cũng đăt sẵn một suất sang Anh ngaysau khi lấy bằng cấp 3.
Chẳng hiểu nghiêncứu, tìm hiểu ở đâu hay ai truyền cho mà trong đầu Nam, cứ du học về là sướnglắm, trong khi lực học của cậu chỉ ở mức trung bình, may chăng chỉ đủ để qua kỳtốt nghiệp mà thôi. Đó là chưa kể trình độ Tiếng Anh của Nam chỉ bằng một họcsinh tiểu học.
![]() |
Đừng vội mơ mộng du học về sẽ đắt hàng như tôm tươi (Ảnh: minh họa - Gettyimages) |
Tất nhiên,nếu Nam du học thì toàn bộ chi phí đều gia đình bỏ ra, nhưng điều đáng nói làtrong đầu cậu lúc nào cũng nghĩ rằng: “Du học về toànnhững vị trí quản lý, đại diện cho các công ty nước ngoài mời mọc, lương thángvài nghìn đô, thế thì còn gì bằng nữa. So với học ĐH trong nước, mới ra trườngcăng lắm cũng chỉ 4-5 triệu đồng/tháng. Thế cũng bõ công khoác trên mình cái mácdu học”.
Không biết từ baogiờ, trong đầu Nam đã hình thành suy nghĩ du học về là giàu có. Mà cái sự giàuđối với giới trẻ bây giờ thật có sức cám dỗ.
Và nhữngđiều không tưởng
Danh tiếng hay sựgiàu sang của việc du học nhiều khi chỉ là những điều ảo tưởng nếu các bạn trẻkhông tự biết mình và nỗ lực phấn đấu. Cái danh hão đi du học nước ngoài hiệnnay vẫn còn ăn sâu vào tâm trí nhiều người, thậm chí không ít phụ huynh cũngngậm ngùi chấp nhận mức phí cao ngất ngưỡng để cho con mở mày mở mặt. Thế nhưng,họ không hiểu rằng dù học ở đâu thì năng lực và sự cố gắng của bản thân mới giữvai trò quyết định.
Tất nhiên, khôngphủ nhận chuyện một số cá nhân thành danh sau du học nhưng một số khác du học vềvẫn thất nghiệp như thường, hoặc làm những công việc làng nhàng, bởi năng lực cóhạn. Không ít bạn trẻ sau khi về nước, mãi không tìm được việc làm nên đành tiếptục xuất ngoại chỉ để.. làm ăn buôn bán mà thôi.
Theo HảiNhư
BĐVN