Những câu chuyện riêng tư đưa lên mạng như một cách giải tỏa stress, những ít ai ngờ rằng, mạng ảo nhưng tác động tích cực, tiêu cực của nó đến cuộc sống là thật.
Thú tội mất "cái ngàn vàng"Chỉ trong một thời gian ngắn, những chia xẻ trên Confessions đã lên đến hàng trăm ngàn. Hàng trăm chủ đề khác nhau được học trò thổ lộ như nhà vệ sinh trường học bẩn, tình trạng mất trộm đồ, việc giáo viên dạy sai nhưng không công nhận là mình sai. Trong những chia sẻ ấy có những thông điệp tình cảm yêu thương, những bức xúc với điều chướng tai gai mắt, những tâm tư, mong muốn của học trò về môi trường học tập. Những câu chuyện khá riêng tư cũng được đưa lên như một cách giải tỏa stress lo lắng của cá nhân.
![]() |
Trang dành cho những bạn thích "thú tội" của học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. |
Trên các trang thú tội còn có vô số những bộc bạch dành cho các thầy cô giáo, với nhiều tình tiết bất ngờ. Như trên trang của học sinh trường chuyên Hà Nội Amsterdam, một em đã gửi lời nhắn tới cô giáo tiếng Anh vì tội "bùng" tiền học, giờ hối hận nhưng 5 năm rồi "chẳng lẽ đến nhà cô nộp"...
Để "thú tội" không là tai họa
ThS Nguyễn Văn Phong, giảng viên Đại học Hà Nội cho biết: Nhờ trang web này, tôi có cơ hội hiểu rõ hơn về giới trẻ nói chung và học trò của mình nói riêng. Tuy nhiên, tôi và các đồng nghiệp chỉ âm thầm đọc mà không bình luận, vì không muốn các em mất thoải mái khi biết sự xuất hiện của thầy cô.
Em Trần Hoàng An, học sinh trường THPT Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, một lần vào đọc các mẩu "thú tội", em mới biết cô bạn thân của mình bị bệnh hiểm nghèo mà không biết. An đã bật khóc nức nở khi đọc được những dòng tâm sự chất chứa nỗi niềm đó. Em hiểu vì sao bạn mình lại bỗng dưng trở nên lạnh lùng, xa lánh bạn bè, sống khép kín và không hồn nhiên như trước đây nữa. Confessions là một kênh hữu hiệu để chúng em chia sẻ những tâm tư khó nói, nhưng rõ ràng cái gì cũng có hai mặt.
TS Nguyễn Tùng Lâm, trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng cho biết, sẽ là rất ưu việt nếu nhà trường lấy đây là kênh để tìm hiểu tâm tư tình cảm, mong muốn, nguyện vọng của học trò. Qua đó, giáo viên cũng có quyền chia sẻ những tâm nguyện, những điều còn muộn phiền, những tình cảm khó chia sẻ bằng lời trong cuộc sống hàng ngày. Môi trường văn hóa học đường chắc chắn sẽ được củng cố. Bởi ở góc độ tâm lý, mỗi con người đều có những suy nghĩ, tình cảm riêng. Nếu được giải tỏa kịp thời, được chia xẻ đúng lúc, được thấu hiểu và thông cảm, sẽ không có bạo lực học đường, không có chuyện trò rút dao đâm chém lẫn nhau hay chửi lại giáo viên.
Chia sẻ lời tự thú của mình là một trào lưu tốt cần khuyến khích. Tuy nhiên, suy cho cùng thì nó chỉ là công cụ giúp học trò giải tỏa tâm tư những lúc rảnh rỗi ngoài giờ học. Không nên lạm dụng hay quá sa đà vào mạng này sẽ dẫn đến tình trạng giống như "nghiện" các mạng xã hội, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập. |