Ông Thịnh lách đếnchỗ tên trộm. Tên trộm còn rất trẻ, có lẽ chỉ tầm hai mươi, hai mốt tuổi, ngườinhư cọng cây khô, mắt trắng dã, áo rách tả tơi, vai lưng hằn lên những vết chémtã tượi vương đầy máu.

Hắn quỳ dưới đất, đám người vây quanh thay nhau vào túmtóc dựng lên đấm đá. Tên trộm như con hươu, con nai đang bị bầy hổ đói xâu xé.Ông Thịnh rùng mình, kêu lên như chính ông đang chịu cực hình: - Xin đừng đánhnó nữa. Đừng đánh nó n...ữ...a...

Trưa nắng dìu dịu, vàng tơ. Mùathu đang gõ cửa. Phố vắng uể oải, bỗng như một cơ thể vặn mình thức dậy trướccơn lũ ống tràn về. Ông Thịnh đang chăn ngựa trên đồi cột vội con ngựa vào gốccây, chạy như lao xuống đường đuổi theo cậu thanh niên.

- Có chuyện gì thế? - Ông hỏi.

Cậu ta háo hức:

- Nghe tiếng chó ăng ẳng, chúngcháu từ trong ngõ lao ra thấy hai thằng đi xe máy, thằng ngồi sau vừa dùng thònglọng thít cổ một con chó kéo theo xe, không biết hoảng loạn thế nào để dây thừngvướng vào cái cọc tiêu ngã nhào. Chúng cháu xông đến túm được.

- Nó là người quanh đây?

- Không, nó ở đâu ấy ông ạ - Anhthanh niên trả lời trong tiếng thở hổn hển. 

Ông Thịnh lẫn vào đám người đangđứng chật cứng khoảng sân rộng, của nhà văn hóa. Đã ba bốn năm nay, thị trấnxuất hiện nạn trộm chó. Nhiều nhà nuôi mà chẳng khi nào được bán, được thịt. Cóngười nhìn thấy trộm bắt chó nhà, mà đành bó tay. Bọn chúng phần lớn là connghiện ma túy hành động rất chuyên nghiệp, chỉ trong nháy mắt đã tóm gọn chú chónhét vào bao tải mà chẳng để lại dấu vết gì ngoài khói và tiếng động cơ xe máychạy như điên loạn rồi mất tăm.

Dễ đến dăm bảy chục người. Khôngkhí ồn ào như chợ vỡ. Tên trộm bị vây bọc giữa đám đông, ai cũng muốn len vào đểnhìn mặt, để đánh hôi cho hả giận. Đám thanh niên hò hét:

- Cắt gân, cắt tai, đánh dấu cáimặt nó lại.

- Móc mắt, thiến chim cò nó đi.

Ông Thịnh lách đến chỗ tên trộm.Tên trộm còn rất trẻ, có lẽ chỉ tầm hai mươi, hai mốt tuổi, người như cọng câykhô, mắt trắng dã, áo rách tả tơi, vai lưng hằn lên những vết chém tã tượi vươngđầy máu. Hắn quỳ dưới đất, đám người vây quanh thay nhau vào túm tóc dựng lênđấm đá. Tên trộm như con hươu, con nai đang bị bầy hổ đói xâu xé. Ông Thịnh rùngmình, kêu lên như chính ông đang chịu cực hình:

- Xin đừng đánh nó nữa. Đừng đánhnó n...ữ...a...

- Không phải việc của ông. Cứ đểcho bọn thanh niên nó xử lý.

Cái lão Thịnh ngựa này, việc gìcũng dây vào là sao?

Tiếng người nhao nhao phản đối.Ông Thịnh khựng lại. Một thanh niên lăm lăm con dao tiến về phía tên trộm:

- Ông phải xin mày cái tai.

Tên trộm gục đầu xuống đất, chắptay vái như tế sao. Người thanh niên cười khầng khậc, túm tai tên trộm.

- Mày lạy tao cũng không tha.

Thấy không chần chừ được nữa, ôngThịnh lao vào đẩy anh ta ra:

- Dừng lại ngay, thịt người khôngăn được. Nó cũng là người...

Bỗng một thanh niên nữa ở đâu sấnvào, giơ dao lên:

- Nó không phải là người. Phảicho nó một nhát, để kiếp sau nó được làm người.

Ông Thịnh loáng thấy ánh thépsáng lóa, gạt nhanh cánh tay. Dao không đến được người tên trộm mà trượt vàocánh tay ông rớm máu.

- Đánh nó là vi phạm luật đấy,sao các người lại như loài cầm thú thế. Người không bằng con chó à?

Lời nói của ông Thịnh như nướclạnh giội vào đám cháy, làm thức tỉnh những cái đầu đang bốc lửa. Vòng người dãnra. Người lớn tuổi lẳng lặng ra về. Đám thanh niên đang khí thế ngùn ngụt bỗngxẹp xuống, ngơ ngác nhìn nhau. Tên trộm đã ngất lịm, hắn chỉ còn như mớ giẻ rách.Ông Thịnh phẩy tay:

- Thôi, mấy đứa lại đây khênh nóđến bệnh xá, không để thế này nó chết mất.

Có tiếng eo ỉ:

- Thằng này nghiện, nhiễm HIV làcái chắc.

Lời cảnh báo vét cạn những giọttrắc ẩn cuối cùng của đồng loại. Chẳng có thanh niên nào làm theo lời ông cả. Sợphơi nhiễm HIV, họ lảng dần. Khoảng sân bỗng chốc vắng lặng. Mùa thu về trêntrời cao mây trắng vấn vít nhẹ như những sợi tơ. Chỉ còn lại ông Thịnh và têntrộm nằm hệt con chó đang bị cắt tiết, hấp hối, thoi thóp thở. Ông Thịnh cúi tấmlưng gầy cong như chiếc liềm cắt lúa, xốc hắn lên vai. Ông bước, ông bước nhưđang đếm từng nhịp nặng nề, trong đầu tự động viên mình. Bệnh xá ở phía kia, cốlên, cố lên sắp đến nơi rồi ...

Tên trộm được tha
Minh họa: Lê Trí Dũng.

Ông Thịnh quê tận cuốihuyện mới lên ở thị trấn với con trai sáu, bảy năm nay. Thị trấn trướckia vốn chỉ là vùng đất sỏi đá cằn cỗi, hoang hoá, lác đác vài mái nhàven quả đồi đất vắng heo hút. Thời đầu mở cửa, thực hiện dự án làm khutái định cư và đường cao tốc chạy về thành phố, nó bỗng biến thành vùngđắc địa, dân tụ về từ tứ xứ, đông lên từng ngày. Hơn nửa đời người sốngở thôn quê, ra phố, ông Thịnh vẫn coi nơi ở mới như cái làng của mình.Hôm chuyển khẩu về, chính thức thành công dân của thị trấn, cậu con traibảo: "Ở quê ai cũng thân tình, phố xá không được như thế, nhưng lại cónhiều nơi để vui lắm. Tao nhã, thanh cao có câu lạc bộ thơ. Văn minh,thanh lịch có câu lạc bộ khiêu vũ. Mạnh khỏe, trường thọ có câu lạc bộdưỡng sinh. Bố chọn hình thức nào hợp thì tham gia cho nó khuây khoả".Ông Thịnh vê điếu thuốc lào: "Cả đời, bố chỉ quen bám đít con trâu. Bâygiờ anh bảo bố làm thơ, nhẩy nhót, múa may khác gì giễu bố để thiên hạcười. Ở đây, nhiều chỗ cỏ mọc mơn mởn, tốt nhất là anh mua cho bố con bòđể bố đi chăn. Đến khi không chăn được nữa thì bố vào câu lạc bộ sáu tấm".Sáu tấm là cái áo quan, con cháu tưởng ông nói đùa, cười mà ứa nước mắt.Ông Thịnh nhận ra mọi người không hiểu ý mình, móc luôn một cái nhẫnvàng trong túi đặt vào tay con trai: "Anh tưởng bố nói chơi à? Đây, bốcó một chỉ vàng ngày mẹ anh còn sống cho làm vốn. Anh bán đi để mua chobố con bò". Anh con trai lúc đó mới nghĩ là bố nói thật, vội nhét trảchỉ vàng vào túi ông, rưng rưng: "Vàng của mẹ cho bố, bố phải giữ, khinào thật cần mới dùng. Ngay ngày mai con sẽ đi mua. Nhưng bò ỉa đái bẩnlắm, con mua ngựa nhé". Ông Thịnh gật đầu: "Ngựa cũng được".

Đúng như lời hứa, hai hôm sau anhcon trai dắt một chú ngựa trắng đốm nâu về. Ông Thịnh mừng rơi nước mắt, líu ríunhư trẻ con được quà. Bỏ cả ăn trưa, ông dắt ngựa đi chăn. Chiều nhập nhoạng,ông về cất giọng hoan hỷ: "Chắc nước cống rãnh phố phường làm cỏ hôi hám nênngựa không ăn, bố phải dắt lên đồi chú ta mới chịu ăn".

Thế là từ đó, con ngựa trắng đốmnâu và cái dáng lòng khòng của ông Thịnh như được tạc vào cái màu xanh cằn cỗicủa đồi. Với ông, ngựa không còn là con vật nữa, mà nó như một người bạn tâmgiao, một miền gửi gắm ký ức của làng quê. Ông chăm bẵm chải chuốt đến từng sợilông trên mình ngựa. Ông gọi nó bằng chú xưng tôi như anh em ruột thịt. Sángnhìn lên thấy ông và con ngựa trắng đốm nâu trên đồi, chiều nhìn lên vẫn thấyông và con ngựa ở đó. Cả thị trấn biết ông, và từ trên cao nhìn xuống ông thuộcthị trấn như thuộc lòng bàn tay mình.

Đã không ít lần, vì cái nhìn từtrên cao ấy mà hai bố con ông sinh mâu thuẫn. Đợt có chiến dịch trấn áp tội phạm,một tối cơm nước xong ông bảo: "Chiều nào cũng có mười bốn, mười lăm thằng quaphố mua ma túy rồi lên đồi chích, trong đó có cả thằng con ông chủ tịch thị trấn".Ông nghĩ sau cái thông báo đầy bất ngờ ấy, con trai sẽ sửng sốt, nhưng anh lạithản nhiên: "Bây giờ bố mới biết à"?. Ông Thịnh sững người: "Thế ra anh đã biết?"."Cả phố biết nhưng người ta không nói. Bố cũng đừng có nói, nhất là mấy tụ điểmbán ma túy". Ông Thịnh chậm rãi: "Bố đã báo Công an rồi". Anh con trai tái mặt:"Trời, bố làm thế là mua phiền phức cho cả nhà đấy". Ông Thịnh trừng mắt: "Anhsợ phiền phức, chứ anh không sợ mai kia mấy tụ điểm ấy sẽ gạ gẫm bán ma túy chochính con anh à?â". "Vâng, con cũng nghĩ thế, nhưng con còn nghĩ tối nay bọnnghiện nó vác dao kiếm đến nhà mình thì sao?â". Ông Thịnh nhìn cậu con trai nhưnhìn người xa lạ: "Thế chính quyền đâu, dao nhà mình đâu?". Anh con trai khôngnói không rằng, lẳng lặng đi lên tầng hai.

Lần họp tổ dân phố bình bầu giađình văn hóa, ông Thịnh phát biểu: "Gia đình ông Mộc, gia đình bà Soan không đủtiêu chuẩn gia đình văn hóa, vì hôm nào tôi cũng thấy buổi trưa vắng người, ôngMộc dắt chó Bécgiê ra bãi cỏ nhà văn hóa để nó ỉa đái. Còn bà Soan thì cứ chiềunhập nhoạng lại mang túi đến vét hết cơm và thức ăn thừa ở mấy cái lu xin nướcgạo trong khu phố của con bé Toan". Tiếng cười ồ lên, mặt ông Mộc, bà Soan thìđỏ lên như trái gấc chín. Có tiếng ai đó lẫn trong ồn ào: "Đúng là Thịnh ngựa,ruột cứ thẳng như kẻ chỉ". Ông Thịnh không hiểu, lại thật thà đứng lên: "Sao cácông, các bà lại cười. Đấy không phải là việc làm phản văn hóa à?". Hội trườnglặng đi, mọi người cúi xuống giấu ánh mắt, không nhìn về phía ông Mộc bà Soanđang bước vội ra khỏi hội trường.

Họ đang để cho hai người một lỗnẻ để chui. Tối về nghe vợ kể lại, anh con trai ông Thịnh lắc đầu: "Ở đây khôngnhư ở cái làng của bố, họp hành cứ mổ xẻ nhau cho đến tận sáng. Đi họp phần lớnngười ta chỉ biểu quyết, gật đầu cho xong, còn phát biểu thì chung chung, hiểuthế nào cũng được, chẳng liên quan đến ai. Bố nói thế là mua phiền phức vào mình,bán láng giềng gần đi đấy". Ông Thịnh đang châm lửa để hút thuốc lào, thẫn thờtắt đóm. Ông nhớ đến tiếng cười, nhớ đến tiếng bước chân như chạy trốn của ôngMộc, bà Soan. Đúng là, không nên nói thì hơn, lời nói vô tình và trần trụi củaông như lột đến mảnh vải che thân cuối cùng của hai người giàu nhất và nghèonhất phố. Ông buồn bã thú nhận với con: "Đúng là bố hơi quá, cứ quen như ở làng,biết sao nói vậy. Bây giờ có nên sang xin lỗi họ không?”. Anh con trai vội lắcđầu: "Đừng, đừng. Câu nói của bố như bát nước đã đổ xuống đất rồi, không vét lênđược nữa đâu". Hôm ấy thị trấn không thấy ông Thịnh và con ngựa trắng đốm nâutrên đồi. Ông nằm nhà buồn bã, thở dài thườn thượt.

                          *

Thằng trộm đã tỉnh, toàn thân êẩm, cái đau cứ theo từng nhịp bước chân dội lên tận óc buốt nhói. Hắn nghiêngđầu cố mở cặp mắt đã bị máu khô làm dính chặt hai bờ mi xem ai đang cõng mình.Không thể mở được, hắn thều thào:

- Ai đang cõng tôi thế?

- A, mày tỉnh rồi hả. Nằm yên taođưa đến bệnh xá để họ băng bó cho - Ông Thịnh nói trong tiếng thở mệt nhọc.

Thằng trộm nghe giọng nói, hắnnhớ ngay ông già đã liều mình xông vào giữa đám đông cứu hắn. Hắn cựa quậy:

- Bác cho cháu xuống để cháu đi.

- Ừ, đi được thì xuống để taodìu.

Ông Thịnh cúi người, bỏ hai cánhtay đỡ tên trộm ra. Không như hắn nói, ông vừa bỏ tay ra tên trộm đã tuột xuốngnhư người ta tháo cái balô. Hắn chưa thể đi được, ông lại phải xốc hắn lên lưng:

- Mày tên gì, quê ở đâu? Đã bịnhiễm HIV chưa? - Ông hỏi.

- Dạ cháu tên Cường, nhà ở  CửaTây, trên thị xã. Cháu chưa bị nhiễm HIV.

- Muốn làm người thì cai nghiệnđi, không có lúc mạng mày không đổi được con chó triệu hơn, triệu kém đâu.

Hình như Cường khóc. Ông Thịnhthấy có làn nước nong nóng chảy nơi cổ mình. Đã đến cửa bệnh xá, ông gọi to:

- Cấp cứu, cấp cứu. 

Không thấy một bóng nhân viên ytế nào, tuy cửa các phòng vẫn mở. Ông đặt Cường ngồi xuống hàng ghế chờ rồi chạyđi tìm. Tầng một không thấy ai, tầng hai cũng vắng teo. Ông chạy ra vườn thuốcđông y, thấy có mấy bệnh nhân đang lao động liệu pháp, ông hỏi:

- Các anh, các chị có biết, y,bác sĩ đi đâu không nhỉ?

Tất cả đều lắc đầu. Một người hỏilại:

- Thằng trộm chó nhiễm HIV hả bác?

- Ai bảo cậu thế?

- Mấy y bác sĩ ở đây vừa bảo.

Bây giờ thì ông Thịnh hiểu, tạisao lại không thấy một bóng dáng nhân viên y tế nào. Ông quay về chỗ Cường:

- Mày thấy chưa, không ai muốncứu mày nữa. Lẽ ra phải đưa mày đến Công an, nhưng bộ dạng mày thế này phải đưavào trạm xá ngay. Ngồi đấy đợi tao lên dắt con ngựa để nó đưa mày về, chứ lãogià này không thể cõng mày từ đây lên thị xã được...

Đây là lần thứ hai con ngựa củaông Thịnh được dùng chở nạn nhân. Lần trước, vào khoảng hai ba giờ chiều có cậubé khoảng mười ba, mười bốn tuổi, đang đạp xe vào cua thì bất ngờ bị xe máy tôngvào. Thằng xe máy chạy mất hút, để lại cậu bé mặt mày, chân tay sứt xát khôngđứng lên đi tiếp được. Người qua đường thì đông nghìn nghịt nhưng chỉ nhìn rồilại tiếp tục hành trình. Từ trên đồi, ông Thịnh thấy cảnh ấy không cầm lòng được.Ông dắt ngựa xuống: "Này cháu, nhà ở đâu để ông đưa về". Ông hỏi. Nó nhìn ôngmếu máo: "Cháu không có tiền để trả công cho ông đâu, ông cứ kệ cháu ngồi đâymột lúc, tỉnh táo cháu sẽ tự về". Ông Thịnh bàng hoàng, thì ra trong trí não contrẻ ở đây cái gì cũng phải trả công. Ông xốc nó lên lưng ngựa: "Không, ông chỉgiúp cháu thôi".

... Ông Thịnh chạy gằn từng bước,mồm mũi tranh nhau thở, nước bọt đắng ngắt. Chưa bao giờ ông thấy mình cô đơn,lạc lõng như hôm nay. Thì ra không như ông nghĩ, cái làng của ông và phố xá ởđây khác nhau quá. Ở làng lúc này, không ai để ông một mình. Con ông có phải đãđúng, khi nó bảo ông mua phiền phức vào người? Chú ngựa thấy ông Thịnh trở lạihý vang, ông đến bên vỗ vỗ vào mình nó:

- Chú, chú, hôm nay lại giúp tôiđưa một nạn nhân về nhà nhé.

Không biết chú ngựa có hiểu tiếngngười, mà nó cứ ngúc ngắc, gật cái đầu như ra điều đồng ý.

                          *

Tám tháng sau ngày bắt được têmtrộm chó. Một buổi trưa có ba người đến gõ cửa nhà ông Thịnh. Bà Trưởng khu phố,ông Trưởng ban Mặt trận, và ông Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh. Khi mọingười đã yên vị bên bàn nước, bà Trưởng khu trình bày:

- Thưa cả nhà, chúng tôi đại diệncho khu phố, hôm nay đến có hai việc. Một là trao giấy khen cho ông Thịnh vì cóthành tích trong chiến dịch trấn áp tội phạm và xóa các tụ điểm ma túy dịp đầunăm. Hai là vận động gia đình quyên góp giúp đỡ người nghèo - Bà chỉ tay về phíachủ nhà - Thế hai cậu, cậu nào là con ông Thịnh?

Anh ngồi ngoài già dặn hơn, đứnglên:

- Cháu là con ông Thịnh. Còn đâylà Cường - con nuôi của bố cháu, người mà cách đây tám tháng suýt bị dân khu phốta cắt tai đấy ạ.

Mặt Cường bỗng đỏ bừng như mào gàchọi. Cậu ta xấu hổ cúi mặt. Anh con trai ông Thịnh vờ như không biết vẫn vui vẻ,thản nhiên:

- Sau lần ấy, thông báo với cácbác, em cháu đã chính thức bỏ được ma túy. Hiện nay Cường đã là chủ một cửa hàngsửa chữa xe máy có uy tín ở thị xã.

Ba vị cán bộ khu phố cùng xuýtxoa, hồ hởi. Ông cựu chiến binh bắt tay Cường:

- Thế thì hay quá, hay quá, chúcmừng cậu. Cai được là cả một cuộc chiến. Bí quyết nào đã làm nên thành công đấy?

Cường vẫn còn ngượng ngùng:

- Cháu chẳng có bí quyết nào cả.Chỉ đơn giản, lúc cháu không còn là người nữa, bố Thịnh vẫn coi cháu là người.

Câu nói của Cường vô tình làm mọingười nhớ lại cái buổi trưa hôm nào. Thoáng chút bối rối hiện trên gương mặt cảchủ và khách. Bà Trưởng khu vội chuyển hướng câu chuyện:

- Ơ thế bố cháu đâu nhỉ?

- Dạ thưa các bác. Đồi thị trấnnhà đầu tư đã làm tường bao, bắt đầu khởi công xây dựng khu du lịch sinh thái,ngựa lại không ăn cỏ phố. Bố cháu dắt ngựa về quê mấy tháng nay rồi - Giọng anhcon trai ông Thịnh buồn buồn, reo không khí bâng khuâng ngập cả căn phòng.

Ba vị khách như cùng ngước mắtlên nhìn qua ô cửa. Trên đồi không thấy bóng con ngựa trắng đốm nâu và ông Thịnhđâu nữa, chỉ thấy những mảng đồi lở lói đỏ au đang bị san lấp nham nhở. Nắngvàng như mật ngọt lấp lánh cả một vùng…

Tháng 8/2011

Truyện ngắn của Tháp Vân Sơn
VNCA