Tết cổ truyền ở xứ xa thì khôngkhí chẳng thể nào bằng chính tại quê nhà được, nhưng các bạn du học sinh luônluôn cố gắng để có thể có một cái tết dân tộc ý nghĩa và đầy đủ nhất.

Hằng năm cứ mỗi mùa tết về,mỗi du học sinh xa quê lại mang chung một thứ tâm trạng đặc biệt. Một chútgì đó bồi hồi, nhớ nhung cha mẹ, bạn bè và cả người ấy nữa. Dĩ nhiên tết cổtruyền ở xứ xa thì không khí chẳng thể nào bằng chính tại quê nhà được,nhưng các bạn du học sinh luôn luôn cố gắng để có thể có một cái tết dân tộcý nghĩa và đầy đủ nhất.

Tâm trạng những ngày cậntết

Đối với những bạn du học sinhở Mỹ, mà may mắn nhất là ở Cali, khu Little Sài Gòn thì Tết vẫn còn gọi lạicó tí không khí. Bánh mứt, hạt dưa, bánh chưng, dưa hành, củ kiệu v..v đầyđủ không hề thiếu món gì, kể cả chợ hoa, chợ Tết, bắn pháo, múa lân cũngđược bà con nơi này tổ chức rất đông vui, nhộn nhịp.

Những ngày giáp Tết, tại khuchợ Phước Lộc Thọ tấp nập người buôn bán hoa mai, hoa đào và các loại hànghóa Tết. Mọi người từ khắp các nơi gần Little Sài Gòn đều tụ tập về đểthưởng lãm hoa xuân, mua bán và chụp hình. Vào đêm giao thừa, một phần tuyếnđường chính dẫn đến chợ Phước Lộc Thọ còn được chặn lại để tổ chức diễuhành, múa lân và bắn pháo bông nữa. chính vì thế các bạn du học sinh tại đâycó thể thưởng thức những cái tết không thua gì tại quê nhà.

Tết của những du học sinh xa nhà

Người người đi chợ hoa mua sắm Tết ở khu Cali - US

Phương Ly, 19 tuổi, chobiết đây là năm đầu tiên cô bạn đón tết xa nhà. “Nhữngngày giáp tết không khí vẫn rất bình thường, trừ khu Little Sài Gòn thì luôntấp nập người ra kẻ vào y hệt như ở Việt Nam. Tuy ở đây rất đầy đủ từ cácmón ăn tết, cho đến những câu đối, phong bao lì xì, hoa mai hoa đào v..vnhưng dường như còn thiếu cái gì đó… Có lẽ là không có ba mẹ bên cạnh đểchúc tết và được nhận phong lì xì đỏ nữa, cũng không có những đứa bạn thânđể kéo nhau đi sắm đồ tết và hưởng thụ không khí tấp nập, nhưng mình và mộtsố bạn người Việt trong lớp vẫn rủ nhau đi chợ, mua bánh mứt và đi chụp hìnhdu xuân. Vẫn thấy tâm trạng được an ủi nhiều lắm, đặc biệt là khi nhìn thấynhững tà áo dài thướt tha mềm mại.”

Mặc dù không khí tếttràn lan như thế, nhưng bạn Trường Toàn - 22 tuổi lại cho biết: “Mìnhlái xe hơi không thể nào so sánh được với cảm giác lái xe máy hòa vào dòngngười vào những ngày cuối năm, đặc biệt lên Facebook thấy bạn bè chuẩn bị vềquê ăn tết, mình càng thấy nhớ nhà nhiều hơn, vì ngoài đêm giao thừa còn cóthể bỏ bê bài tập đi chơi ra thì mỗi ngày đều phải đi học, đi làm mệt lắm,làm gì mà được cái cảm giác Tết như khi còn ở Sài Gòn chứ”.

Đối với các bạn du học sinhtại Cali, như vậy là đã may mắn nhiều hơn những bạn du học sinh khác. Ởnhững tiểu bang xa hơn hoặc ở những nước khác, người Việt định cư khôngnhiều nên các mặt hàng Tết càng khan hiếm mà thậm chí “bói cũng không ra”.Công việc ý nghĩa nhất các bạn có thể làm được là gọi điện về Việt Nam đểchúc tết ba mẹ và nghe giọng nói của bạn bè.

Trang - 20 tuổi, du họcsinh tại Đức chia sẻ: “Mỗi khi cận tết, lên mạngđọc báo thấy không khí xuân tràn ngập khắp nơi là nước mắt mình lại chuẩn bịtrào ra. Mình nhớ từng cành mai, hộp mứt khi còn ở quê nhà. Nhớ cái khôngkhí đêm 30 rộn rã đến ngộp thở và cái không gian yên ắng của sáng mồng một.Cảm giác rất khắc khoải. Đêm giao thừa mình gọi điện về để chúc tết giađình, nghe giọng nói của mẹ là mình òa lên nức nở luôn, dù biết là khóc vàongày tết là kiêng kị lắm!”

Bình - du học sinh Đức tâm sựrằng bạn ấy thậm chí còn chẳng thèm làm gì vào những ngày này, cứ để cho nótrôi qua vậy thôi, đêm 30 thì gọi điện về cho ba mẹ, “chứ tết nhất gì nổikhi mà bài vở, làm thêm còn không kịp ăn. Nhưng nói gì thì nói … vẫn nhớ nhànhiều lắm!”

Mâm cỗ ngày tết

Ở các quốc gia không có đôngngười Việt định cư, mỗi mùa Tết đều không có đầy đủ các món ăn truyền thốngnhư bánh chưng, dưa hành, thịt mỡ v..v nên các bạn du học sinh đành phải tựmua nguyên liệu về để chế biến để có được mâm cỗ ngày Tết. Hoa mai, hoa đàocó khi cũng khó tìm cho đủ không khí ấm cúng cùa ngày tết quê hương.

Bạn Minh - du học sinhở Ý cho biết: “Bọn tớ tự mua thịt, gạo nếp và nhữngnguyên liệu khác về làm các món ăn ngày tết. Nồi bánh chưng được chia ra 2 -3 nhà nấu bằng bếp gas. Vì không có lá dong để cuốn bánh nên phải cuốn bằnglá chuối. Ở Ý có loại cây hoa giống như hoa đào nên bọn tớ mua về trưng,thêm một ít nem, thịt kho là cũng đủ hương vị tết rồi.”  

Một số các bạn học sinh cònnảy ra ý tưởng cùng nhau diện tà áo dài truyền thống đến trường vào dịp tếtđể giới thiệu đến các bạn học sinh nước khác ngày tết cổ truyền dân tộc. Cácbạn còn tìm hoa mai vàng (ở nước ngoài chỉ có hoa mai rừng chứ không có hoamai 5 cánh như tại Việt Nam) đem vào lớp trưng và cùng nhau bóc những hộpmứt gừng, mứt bí và phong bao lì xì đỏ chót do người nhà gửi sang.

Uyên - 19 tuổi du họcsinh tại mỹ nói rằng: “Ngày xưa ở Sài Gòn tết cứđến mặc nhiên. Mua sắm rộn ràng, về quê thăm gia đình và quây quần trong mâmcơm giản dị của miền quê, mình cứ náo nức nhưng chưa bao giờ nghĩ đến mộtngày sẽ xa Sài Gòn, xa quê. Giờ ăn tết một mình, nhớ từng cảm giác, từng cáihít thở trong bầu không khí tết. Tuy không có gia đình bên cạnh nhưng mìnhvà các bạn trong lớp vẫn tụ tập lại vào đêm giao thừa, cắn hạt dưa rồi kểchuyện, xem đĩa ca nhạc tết. Nhiều khi nước mắt tự nhiên rơi ra...”

Tết cổ truyền là ngày tết ýnghĩa của tất cả người Việt Nam cho dù ở xa tận nửa vòng trái đất. Càng ởxa, ngày tết cả trở nên đặc biệt ý nghĩa để hướng về gia đình, tổ tiên. Chúccác bạn du học sinh có một mùa Tết ấm áp và năm mới nhiều may mắn. Chúc conđường học vấn của các bạn thuận lợi, để một mùa tết không xa nữa, các bạn sẽđược hưởng trọn không khí tết tại quê nhà.

Theo PLXH