Ừ thì Tết không rộn ràng, háo hứcnhư ngày xưa. Ừ thì truyền thống đang bị hiện đại với những quay cuồng công việclấn lướt. Ừ thì con trẻ chả còn thiết tha với áo mới, lũ teen teen có khi quêncả đi thăm ông bà ngày đầu năm chỉ vì mải tour xuyên Việt.
NhưngTết vẫn cứ làTết, vẫn có bánh chưng với củ kiệu, vẫn có dưa hấu đỏ với chuối xanh bưởivàng... vẫn còn nguyên đó những nỗi lo mua sắm cho đủ đầy và cả niềm vui đoàntụ.
![]() |
Tết nay có còn được như xưa? |
Tết, chúng tôi gom những cảm nhậncủa một người trẻ về những đổi thay của truyền thống, cóp nhặt những lễ nghi tậptục để mẹ giải thích với con về Tết, đặt vào đó những lo toan sắm sanh của mộtbà mẹ trẻ làm sao để có một cái Tết chu toàn, góp thêm chút hài hước của mộtchàng rể đi sêu, gửi kèm những lời chúc rất duyên của vợ tới chồng, chồng tớivợ, chung tay cùng bạn dọn nhà đón Xuân và thêu dệt những ý tưởng khác lạ chomột cái Tết không chỉ để ở nhà đi thăm họ hàng. Như thế, Tết sẽ trẻ hơn, sẽ mangnhiều màu sắc hơn, sẽ Xuân hơn.
Mong một cái Tết thật vui, thậtđầm ấm, và thật trẻ trung sẽ đến với bạn!
Bánh chưng, dưa hành...vànhững thay đổi của Tết
Tết, dù thời nay được định nghĩabằng những món Tây, bằng những món quà biếu xa xỉ chở nặng... toan tính thìtrong tâm niệm của hết thảy người Việt, Tết muôn đời vẫn là sum vầy, là tụ họpvà vui vẻ.
Năm hết, tết đến. Tiệc tùng mởra. Trong quan niệm của người Việt xưa thì cả hai năm dành dụm chỉ dành cho mộtngày tết. Có chút đường cũng góp lại, có chút mắm cũng để dành. Chút đậu xanh kicóp được cả năm cũng chỉ để dành cho dịp này để gói bánh chưng.
Ở quê thì mổ lợn chung, mấy nhàchung nhau một con. Cũng khoảng từ thời điểm này, mọi người bắt đầu để dành bí,hồng để làm mứt. Với những cậu học trò lười thì điểm chắc cũng vừa xong, họ bắtđầu quan tâm tới con dấu in trên trang vở cũ, những quả pháo Bình Đà. Nhiều cậuham chơi, nghịch ngợm còn tự cuốn pháo, những quả pháo cối nguy hiểm giờ trẻ emkhông còn thấy, nhưng dù gì nó cũng là một phần của tết xưa. Tết ngày đó, nghèonhưng vui, ai cũng nghèo, tranh đua gì?
Rồi mọi thứ bắt đầu thay đổi từnăm 1986, nhà nước chính thức mở cửa, những tập đoàn lớn bắt đầu rót tiền vàoViệt Nam. Người Nhật tới Việt Nam đầu tiên khi người Nga vừa về nước. Văn hoáTây Âu và Bắc Mỹ ngày một thổi mạnh. Mọi ý niệm về tết, quà tết của mọi ngườicũng bắt đầu thay đổi.
Bây giờ, Tết bỗng nhạt hơn. Bởingười ta, kể cả trẻ con bỗng nhiên dồn cái nô nức ấy cho Noel - tết của ngườiCông giáo. Trẻ con háo hức chờ ông già Noel cưỡi xe máy đến nhà tặng quà. Cácquán bar, nhà hàng, công viên ngày này lũ lượt khách Tây, khách ta ăn uống vuichơi. Đường phố tắc nghẽn, còi xe inh ỏi, không khí rộn ràng bởi ai cũng muốn rađường ngắm phố, ngắm người.
Hai bên phố, các cửa hiệu nhộnnhịp kim tuyến, đèn xanh đèn đỏ nhấp nháy trên cây thông Noel. Chẳng thiếu ngườichạnh lòng. Dân mình giờ Tây quá. Nhưng mà ngày vui, ngày Tết, dù chẳng phải Tếttruyền thống,thì cớ gì mà buồn, chi bằng cứ vui chung cái vui của mọi người. Cóthêm một cái Tết, cuộc đời này thêm một niềm vui.
Nhưng mà vì Noel, vì Tết dươnglịch vui mất rồi, nên chẳng mấy nữa lại đến Tết Nguyên đán, người ta cũng kém đicái phần háo hức. Mà Tết của người ta chơi là chính, Tết mình ăn uống lễ lạt mấyngày, lớp trẻ đâm ra ngại: ngại mua, ngại sắm, ngại nấu nướng, ngại thăm hỏi. Cómấy ngày nghỉ, chủ trương của mấy bà mẹ trẻ là ngủ nướng. Nếu mà bày vẽ, bậnthêm, mệt thêm, còn gì là nghỉ ngơi nữa. Thế là Tết bỗng dưng bị người ta...sợ.Nỗi sợ Tết cũng bởi thời này stress là... đại dịch.
Từ cái ngày Công Táo chầu trời,người ta đã thấy Tết len lỏi trong đào, trong quất, trong sắc hoa, tà áo. Ngàyxưa người ta sắm Tết từ đầu tháng chạp, còn bây giờ mấy cô vợ trẻ đến tận 30 cókhi mới quáng quàng ra chợ. Thời buổi điện thoại, internet, cái gì chả có trênmạng. Vài bà mẹ mách nhau alô đến cái cửa hàng này, thế là 30 Tết có sẵn cângiò, con gà luộc.
Bánh chưng bày vẽ gói ghém làm gicho phức tạp, alô là có ngay. Mứt thời nay có cho gọi là có, chứ ai ăn, lại "Alôchị ơi cho em cân bánh, gói kẹo, với tí hạt dưa, vừa vừa thôi nhé, không thì raTết hỏng hết, giờ ai ăn". Chị bán hàng chiều khách, đong đủ vừa ba ngày Tết,không thừa không thiếu, khéo ghê. Nhiều nàng dâu nhân tiện cái đó, cũng chẳngcần alô mà làm gì, ra siêu thị sắm một cái Tết thật oách: nào vang Pháp, whiskyAnh, xúc xích Đức, salat Nga, phồng tôm Thái, thịt bò Úc. Chỉ khổ bà mẹ chồng,thèm món canh măng hầm giò heo, ước có mấy củ kiệu để ăn miếng bánh chưng ngàyTết mà cũng khó.
Nhưng mà chúng nó bận, thôi thìcó ba ngày Tết, rồi cũng qua nhanh. Tết thời alô tiện thật, nhưng cái tiện đủđường ấy bỗng dưng khiến con trẻ mất đi thú vui của khoai nướng khi trông nồibánh chưng, khiến cô thiếu nữ không có thời gian ngắm đào bên phố chợ còn nhữngngười luống tuổi thì tặc lưỡi: "Bao giờ cho đến Tết xưa?"
Quà Tết bây giờ cũng khác: Mươinăm cũ, người ta tặng nhau cặp bánh, cân giò, với tấm lòng trân trọng, với tìnhthương mến thương. Bây giờ, 23 Tết nhân viên cuống cuồng nghĩ mua gì tặng sếp đểnăm sau thăng chức, lên lương. Rồi thằng kia nó tặng sếp chai rượu Tây không lẽmình chẳng biếu nó nổi chai vang ngoại?.
Quà Tết bỗng trở thành thứ chởnặng những mưu đồ, toan tính của kẻ lắm tiền, cơ hội và là gánh nặng với ngườinghèo. Quà biếu sếp nặng đô, quà sêu ông bà nhạc cũng thêm phần tiền bên cạnhthùng bia, hộp bánh cho nó...thiết thực. Nhưng mà "thời thế, thế thời, dù saochúng nó cũng nhớ đến cha mẹ, anh chị em ngày Tết, thế cũng là quý rồi."
Vẫn biết Tết không còn được chămchút như trước, nhưng bánh chưng thì nhà nào cũng vẫn có, giò thủ, canh măng vẫnsong hành với bò Úc, cá hồi. Mai vẫn vàng và đào vẫn thắm, dù hoa đất được nhiềungười chọn "cho nó bền, đỡ phải thay nước". Tết, vẫn còn giữ phong vị đó. Ngườigià mong Tết để sum vầy với con cháu, con trẻ vẫn ước đến Tết để được lì xì lấymay.
Theo Trí Tuệ - Hiền Lê -Thu Hương