Thổ
Hà đất chật mà lại đông dân nên những con ngõ nhỏ sâu hut hút chỉ vừa
đủ hai người tránh nhau, ngõ được tận dụng để phơi những “giàng” bánh
tráng, bánh đa nướng khi nắng lên.
Để
làm bánh đa Thổ Hà trước hết phải có gạo tẻ ngon, ngâm và xay mịn, sau
đó dùng bột đã xay quấy cùng nước mật mía đã lọc sạch. Một bếp lò giống
như bếp lò tráng bánh cuốn nghi ngút khói được nổi lửa, từng muỗng bột
gạo thơm mùi mật mía được tráng đều trên mặt vải căng. Bánh đa thông
thường chỉ cần tráng một lần nhưng bánh đa Thổ Hà tráng làm hai lần, lần
thứ nhất một lượt bột không, đợi lượt bột đó chín lại tráng thêm một
lượt bột nữa, lần này là hạt lạc sống rửa sạch xắt nhỏ, tróc sạch vỏ rắc
đều lên mặt bánh cùng với vừng trắng và dừa nạo.
Chú
Đức Hạnh cho biết một ngày nhà chú tráng được khoảng hai trăm chiếc
bánh, dùng hết hơn bốn mươi cân gạo ngon và bốn cân lạc, hơn hai cân
vừng trắng và dừa nạo. Do bánh phải tráng thủ công nên gia đình chú phải
thức từ bốn giờ sáng để chuẩn bị tráng bánh, đến năm giờ sáng là những
chiếc bánh đầu tiên trong ngày đã ra lò.
Bánh
tráng xong được rải đều lên “giàng” phơi cho được nắng. Nắng càng to,
càng giòn thì bánh lên màu càng đẹp, càng mau khô. Bánh phơi xong được
đưa ngay lên bếp than rừng rực lửa quạt. Mùi bánh nướng lửa than thơm
phức, giòn tan. Người quạt bánh xong đợi bánh nguội bớt, dùng dao gọt
cạnh bánh cho tròn rồi cho vào túi bóng, một bánh một túi. Bánh căng
tròn những miếng lạc vàng thơm, điểm thêm dừa nạo bùi bùi được bán với
giá từ tám đến mười lăm nghìn một chiếc tùy bánh tráng chỉ có lạc hoặc
có đầy đủ.
Bánh đa nướng
Thổ Hà được người mua đến tận nơi thu mua, người dân ở đây cũng mang
bánh bán tại chợ đầu làng cho du khách tới du lịch.
Những hình ảnh về làng bánh đa Thổ Hà
Những hình ảnh về làng bánh đa Thổ Hà

Thổ Hà được bao vây bởi bốn bề sông nước nên muốn tới được làng phải qua đò.

Cảnh sông nước hai bên bờ sông Cầu.

Thổ Hà nổi tiếng với những ngõ hẹp chiều rộng chỉ đến một mét được phơi đầy giàng bánh khi nắng lên.

Chú
Đức Hạnh đang ngồi tráng bánh đa, chú cho biết bánh đa phải được tráng
thủ công nên số bánh làm ra trong ngày được ít và người tráng bánh cũng
mất công hơn.

Bột tráng lần thứ hai được rắc lạc sống, dừa nạo và vừng trắng lên bên trên.

Sau một đến hai phút, chiếc vung được mở ra, lúc này bánh đã chín và người tráng dùng ống nứa cuộn bánh lại rải lên phên tre.

Những chiếc bánh bốc hơi khói trông như những miếng mật ong lớn.

Những
phên tre rải kín bánh đa được người dân nơi đây gọi là “giàng” bánh,
những chiếc giàng này được đẩy lên mái nhà phơi cho được nắng.

Khoảng sân nhỏ trước nhà rải kín giàng bánh đa.

Người dân Thổ Hà còn tận dụng những khoảnh đất sát mé sông để phơi bánh đa.

Chiếc bánh đa được phơi trong nắng trưa hè.

Bánh đa khi phơi phải được lật mặt để chóng khô và đều nắng ở cả hai mặt bánh.

Những chiếc bánh đa sau khi phơi khô được xếp vào hộp chờ quạt.

Cô Kiểm – vợ chú Đức Hạnh đang nướng bánh đa trên bếp than giữa trưa hè.

Bà Bùi Thị Thành – một người dân làng Thổ Hà cũng đang quạt bánh giữa trưa, nhà bà làm được hơn một trăm chiếc bánh mỗi ngày.

Chiếc bánh đa sau khi đã được nướng trên bếp than, lúc này lạc và vừng trắng đã được nướng chín, tỏa mùi thơm.

Chồng bánh đa đã được quạt chín.

Bánh
đa sau khi được để nguội bớt, được gọt tròn cạnh và cho vào từng chiếc
túi bóng một, giá bán từ tám đến mười lăm nghìn một chiếc tùy vào bánh
chỉ có lạc hay có đầy đủ cả lạc, vừng và dừa nạo. Ngoài bánh để cho
người dân ở các nơi đến tận làng thu mua, bánh đa nướng còn được bày bán
tại chợ đầu làng Thổ Hà cho khách du lịch tới làng hoặc cho chính người
dân trong làng.
Theo Depplus