Buổi chiều ở Bệnh viện Tâm thầnHà Nội (Xã Phúc Lâm, Mỹ Đức, Hà Nội) chỉ có những con người "tạm quên cái sựđời" và bóng dáng những chiếc áo blouse lặng lẽ với công việc thầm lặng. Ngoàikia, phố phường tấp nập hối hả để chuẩn bị cho cái Tết đang về...
Để chúng tôi hiểu hơn về thế giới của những người bệnh ngay khi vừa đến Bệnhviện tâm thần Mỹ Đức, ông Nguyễn Quốc Thắng, giám đốc bệnh viện đưa chúng tôi đithăm các khoa bệnh.
Điểm đầu tiên là khoa Nam I, nơiấy có 42 bệnh nhân đang được điều trị. Không có những cơn động kinh, không tiếngchửi đời ai oán, không gào khóc... "Thế giới người điên" trầm lặng hơn tôitưởng.
"Em vẫn đẹp như ngày nào..."
Thấy có người lạ, đám người xúmlại gần chúng tôi nhìn với ánh mắt lạ lẫm như thấy người từ hành tinh khác đến.Một bệnh nhân khi vừa thấy đồng nghiệp nữ đi cùng tôi đã chạy lại cầm tay "trútbầu tâm sự": "Hiền ơi, anh đây mà em. Em vẫn đẹp như ngày nào, em có nhớ anhkhông...".
|
Bác sĩ chăm sóc từng việc nhỏ nhất cho bệnh nhân |
Điều dưỡng Nguyễn Tiến Nhường,người điều trị cho bệnh nhân ở khoa này đã phải vội vàng can thiệp: "Hiền nào,đây là khách chứ chẳng có Hiền nào cả. Bỏ tay khách ra ngay".
Bệnh nhân này lập tức buông taynhìn y tá Nhường rồi cười hềnh hệch: "Hiền người yêu cháu mà, bác sĩ không chocháu gặp thì thôi vậy", nói rồi người này bỏ đi đến góc sân tiếp tục tâm sự vớimột "đối tác" câu chuyện về Hiền người yêu của anh.
Điều dưỡng Nhường đang kể chochúng tôi nghe về bệnh nhân "si tình" vừa xong, lập tức cậu bé Hùng 16 tuổi mắcbệnh hoang tưởng lại nhảy vào cuộc. Hùng chỉ cho tôi những... cái nhọt "vô hình"với nét mặt đau đớn khổ sở. "Khổ quá anh ơi, em bị cái nhọt ở chân, anh có lọdầu cho em mượn".
Vừa nói Hùng vừa vén chân lên chỉvào đầu gối: "Cái nhọt nó nằm trong này anh ạ, có cái lại ở... trên bẹn".
Thấy tôi vẫn chăm chú nghe, Hùngđứng lên cởi phăng quần để chỉ cho tôi những cái nhọt khác. Điều dưỡng Nhườnglại phải ra tay ngăn Hùng lại. Hùng vào đây đã mấy tháng nhưng lúc nào cũng cảmthấy đau đớn khắp cơ thể. Lúc thì bảo có nhọt chỗ này, lúc lại chỗ khác.
Thấy người lạ là Hùng kể lể, kêuđau. Nếu không ngăn lại Hùng sẽ "trút bỏ hết xiêm y" ngay lập tức để tìm nhữngcái nhọt "tàng hình".
Người thân bỏ rơi
"Tội nghiệp lắm, ở đây 40 ngườimới có vài người được người thân để ý, thăm nom. Đa phần họ bị người thân bỏrơi, 3, 4 năm mới tới thăm một lần. Họ đúng là những người khốn khổ" - Y táNhường bày tỏ:
Nhắc đến Tết, điều dưỡng Nhườngvò đầu cười buồn: "Ở đây là thế giới buồn, Tết lại càng ảm đạm hơn. Viện cũng tổchức cho bệnh nhân ăn Tết nhưng với những con người "không bình thường", Tết haykhông cũng mấy người ý thức được đâu".
|
Rất nhiều người bị bỏ rơi, không có ai đến chăm sóc |
Điều dưỡng Nhường cho biết thêm,bệnh nhân bất đắc dĩ phải đón Tết trong viện nhưng cũng không khổ bằng nhữngngười nhà bệnh nhân... cũng phải vào viện tâm thần ăn Tết cùng.
"Trăm năm ở với người đần/Khôngbằng một phút ở gần người điên", ông Nhường mở đầu câu chuyện đầy chua chát.
Ông chia sẻ: "Nghề bác sĩ tâmthần có đặc thù riêng. Không yêu nghề, không dũng cảm, không chịu hy sinh... thìkhông làm việc được ở bệnh viện này. Đã thế, chuyện bị bệnh nhân "tẩn" là chuyệnthường. Có người bị bệnh nhân lấy gạch đập vào đầu chảy máu, người bị "đấm" sưngcả mặt, người bị cào cấu. Chính tôi cũng bị bệnh nhân đánh... mấy lần".
Theo ông Nhường, khi bệnh nhânmới nhập viện, tinh thần còn hoảng loạn, dễ bị kích động lúc đó là "hung hăng"và dễ "bùng nổ" nhất. Bác sĩ, ý tá không khéo léo bị "ăn đòn" như chơi. Thếnhưng, sau đó tinh thần họ sẽ ổn định, họ lại lành như... cục đất".
Ông Nhường kể, trước đây bệnhviện là những dãy nhà cấp 4 lụp xụp, không tường bao. Đêm trực không có điện,chỉ có ngọn đèn bão xách tay.
"Bệnh nhân trốn viện như cơm bữa.Nhiều đêm mưa bão phải xách đèn, trùm áo mưa đi tìm bệnh nhân, vất vả vô cùng.Không ít người không chịu đựng được phải bỏ nghề. Từ ngày bệnh viện xây mới, cótường bao, có bảo vệ... chúng tôi đỡ khổ nhiều nhưng điều không khác là chúngtôi vẫn bị... đánh liên tục".
Không giống các viện khác
Điều dưỡng Lê Thị Lịch, khoa NamI tâm sự: "Những bệnh nhân lang thang khi mới về, người họ thường lở loét, bẩnthỉu, mùi tanh bốc lên nồng nặc, "ghét" bám thành từng... mảng, mắc bệnh ngoàida. Chính tay tôi phải cởi đồ tắm giặt cho họ, bôi thuốc chữa trị vết thương".
|
Bệnh nhân xếp hàng vào giờ ăn |
Theo điều dưỡng Lịch, đa số bệnhnhân đều không biết vệ sinh cá nhân, đặc biệt bệnh nhân nữ còn phức tạp hơn, từviệc tắm, giặt, ăn uống... đều do một tay điều dưỡng đảm trách. Chăm sóc ngườibệnh tâm thần lúc phải mềm mỏng, khi thì cứng rắn, lúc nựng, lúc chiều.
Y tá Nguyễn Kim Ngọc, khoa Nữ tâmsự: "Vất vả vô cùng nhưng để được nghe một lời cảm ơn của người bệnh tâm thầnkhó lắm. Chỉ khi họ khỏi bệnh, trước khi ra viện họ mới... đủ tỉnh táo để nóihai tiếng "cảm ơn". Thật khó để diễn tả được niềm hạnh phúc ấy!".
Câu chuyện của chúng tôi bị ngắtquãng bởi tiếng kẻng báo cơm chiều. Cô Ngọc xin phép đứng lên trước để đi phátcơm cho bệnh nhân.
Bữa ăn với người bệnh tâm thầnthật vất vả. Không có sự giám sát của điều dưỡng là xảy ra xô xát, tranh cướpthức ăn ngay lập tức. Thế nhưng, cũng có người quá ương bướng nhất định khôngchịu ngồi cùng ai vì "ngồi ăn với bọn kia nước bọt chúng nó bắn vào bát cơm củacháu mất", bệnh nhân này trình bày.
|
Có bệnh nhân lại thích "lấy taylàm đũa, lấy thịt làm thìa" bác sĩ nói thế nào cũng không nghe. Để bữa cơm đượcvui vẻ, bệnh nhân chịu ăn cơm, nhiều lúc bác sĩ cũng phải chào thua với nhữngbệnh nhân quá "cứng đầu".
Bữa cơm chiều kết thúc cũng làlúc bóng tối bao trùm, bệnh viện lại chìm trong cái tĩnh lặng đến rợn người.Tưởng như chúng tôi sẽ được chứng kiến một đêm yên bình. Nhưng không! 12h đêmchúng tôi bị đánh thức bởi tiếng chửi rủa, tiếng gào thét xé toạc màn đêm tĩnhlặng.
Tiếng bước chân dồn dập, một ytá, một bác sĩ người vừa vỗ về vừa giữ tay bệnh nhân, người tiêm thuốc. Vài phútsau, đêm bình yên trở lại, bệnh nhân đã ngủ và bác sĩ lại thêm một đêm thứctrắng.
|
Theo Dũng Trang