Không quy chụp nhưng rõ ràng, nhìn nhận và xâu chuỗi lại tất cả nhữngthể hiện lẫn các sự cố liên quan đến Thanh Hóa của HLV Triệu Quang Hà từ giaiđoạn chuẩn bị đến khi mùa giải 2012 khởi tranh, chuyện xảy ra trên sân ThốngNhất trong, sau trận đấu với Sài Gòn FC có lẽ cũng chỉ là “tất lẽ dĩ ngẫu”.

Cái “hồ sơ” không nói dối

Vietbank Cúp, rất nhiều người có mặt trên sân Pleiku theo dõi trận đấu giữaK.Khánh Hòa với Thanh Hóa đã sốc và lắc đầu với những gì xuất hiện trên sân. Chỉlà giao hữu, Thanh Hóa cũng bị loại sớm sau 2 trận thua và trận cuối xác định tưtưởng đá tập. Thế nhưng họ đá rất rắn và ngay đầu trận đấu mất người sau khiThành Luân có một pha ra chân rất ác ý từ phía sau khiến Văn Thuận phải rời sânbằng cáng rồi nghỉ hết giải luôn.

Để hạ nhiệt và ngăn cấm những pha bóng triệt hạ, nhất là với những cầu thủ có tưtưởng đằng nào cũng bị loại, TT Trần Văn Lập bắt chặt tay hơn với Thanh Hóa. Chorằng bị ép, sau tình huống thổi bị thổi 11m không rõ ràng, cả BHL lẫn cầu thủThanh Hóa phi vào sân phản ứng, đòi bỏ luôn khiến trận đấu gián đoạn đến gầnchục phút mới tiếp tục.

Thanh Hóa
Lửa đây, khói cũng đây

Ức chế và đá bóng kiểu bất cần, cuối trận đến lượt HoàngLan tiếp tục bị đuổi sau khi tình huống rất vô duyên, bỗng nhiên phang thẳngchân Ngọc Điểu. Mồi lửa được châm, cầu thủ 2 đội lao vào nhau và suýt nữa đã cóđánh nhau to nếu lực lượng an ninh, BTC sân không phản ứng nhanh. Thậm chí, trậnđấu kết thúc nhưng những hình ảnh phản cảm vẫn tiếp diễn khi cả BHL, cầu thủThanh Hóa liên tục có những lời lẽ, hành động phản ứng.

Trước đó 2 ngày, Thanh Hóa cũng gây ít nhiều ác cảm trong trận đấu với V.NinhBình mà đáng phê phán nhất là việc tổ chức quây đá xấu Gustavo rồi cuối trận,đội trưởng Bật Hiếu bỏ bóng đạp thẳng người tiền đạo Brazil, lột áo bỏ ra sânluôn chứ không cần chờ trọng tài rút thẻ đỏ.

Đấy là giải tập huấn quy tụ những đội bóng của các “ông bầu khởi nghĩa” trong đócó Thanh Hóa còn thế, chẳng trách giai đoạn chuẩn bị mùa 2012 mấy đội phía Bắckhi tổ chức giao hữu nghe đến tên hay vào sân Thanh Hóa là “xin kiếu” nếu cóthể. Bởi sau không ít trận đấu trong giai đoạn chuẩn bị mùa này, dù cẩn thậngiao kèo nhưng vẫn cứ gián đoạn hay va chạm ầm ỹ, đội bóng xứ Thanh thành bị cáitiếng.

Như V.Ninh Bình đá chưa hết trận đầu tiên và duy nhất với hàng xóm Thanh Hóa đãchấp nhận xin thua. Bó tay trước những pha bỏ bóng đánh người, đá tập mà kíchđộng để ăn thua đủ, BHL đội khách sau khi dọa hủy ngang không đá nữa đã rút hếtđội hình 1, chỉ cho quân dự bị đá thủ tục nốt cho xong. Thậm chí, ngay đến độihạng Nhất là CLB Hà Nội vào tập huấn ở Sầm Sơn xin “cáp độ” với Thanh Hóa 2 trậnđể thử quân nhưng chưa đá xong hiệp 1 đã đánh nhau to, cả chục cầu thủ lao vàođuổi đánh nhau quanh sân như trong phim, can mãi mới rời được sân Thanh Hóa đểlên xe về gấp.

“Thứ phong cách” đáng lên án

Rất khó để bào chữa cho hình ảnh cầu thủ Thanh Hóa hung hăng đuổi theo đòi tẩncòn Huỳnh Kesley chạy có cờ trên sân rồi sau trận đội khách sang tận nơi hỏi tộiđồng nghiệp. Nó quá phản cảm và đáng trách, dù lý do là gì đi chăng nữa.

Thanh Hóa

Rất khó để biện hộ hay thanh minh cho chuyện cầu thủ chuyên nghiệp quay lên khánđài đôi co, thách thức khiến CĐV nổi điên trút giận xuống sân rồi phá xe, quâyngoài sân đòi xử. Đấy là chưa nói đến chuyện cơn bức xúc của các Thượng đế cũngbắt nguồn từ những hành động khó chấp nhận của cầu thủ thi đấu trên sân lẫn việcphản ứng như đổ thêm dầu vào nửa của không ít thành viên BHL.

Giống như hầu hết các đội bóng phía Bắc, dùng tiểu xảo cùng việc sử dụng ngônngữ, cách hành xử kiểu chợ búa vốn là thứ “đặc sản”. Cầu thủ Thanh Hóa từ lâucũng nổi tiếng lắm trò, không hề yếu về những kỹ năng đá bậy, đá láo. Nhưngchuyện bỏ bóng đá người, sẵn sàng dùng tay chân đã thành thói quen và chơi thứbóng đá “phong cách” như suốt thời gian qua thì không thể cho là chuyện bìnhthường. Không bình thường khi bây giờ có vẻ nó đã là hệ thống và diễn ra với tầnsuất đáng báo động.

Có thể Thanh Hóa yếu chuyên môn, con người nên phải chọn cả cách đá bóng có phầntiêu cực, có thể quan điểm của HLV Triệu Quang Hà thì những thứ như thế đơn giảnlà một phần của “bóng đá tinh thần”. Hoặc đơn giản họ cũng “khổ” như nhiều độibóng Việt Nam xưa nay, đá bằng chuyên môn không được nên kể cả thầy không dạycũng tự phải chọn cách nhăm nhăm đá bậy, đá láo để lấp liếm cho yếu kém, bất lựcbản thân.

Đấy cũng là một lý do mang tính bản chất, bên cạnh đạo đức và ý thức nghề nghiệpcũng như vô vàn lý do khách quan ai cũng biết khác.

Theo Thể Thao 24h