Cô bé 1 tháng tuổi suýt chết vì bị bỏ rơi trong đêm đông giá rét phục hồi kì diệu

Bị cha mẹ bỏ rơi trên vỉa hè trong ngày đông giá rét, bé gái sơ sinh đang được chăm sóc và dần dần hồi phục thần kỳ.

Bị cha mẹ bỏ rơi trên vỉa hè trong ngày đông giá rét, bé gái sơ sinh đang được chăm sóc và dần dần hồi phục thần kỳ.

Tại một bệnh viện hàng đầu ở thủ đô Delhi, Ấn Độ, những ngày qua xôn xao khi có sự xuất hiện của một em bé sơ sinh không cha, không mẹ. Em bé được cảnh sát đưa đến bệnh viện vào rạng sáng 19/10.

Bé gái đã tròn một tháng tuổi, khỏe mạnh, khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt ngây thơ dán chặt vào bất kỳ ai bước vào trong khu chăm sóc trẻ sơ sinh này.

Cổ tay bé đeo một dải băng trắng với dòng chữ “em bé không danh tính”. Có một điều chắc chắn là tất cả bác sĩ, y tá của bệnh viện đều rất quý cô bé.

 
Bé gái bị bỏ rơi trên vỉa hè đang được chăm sóc trong bệnh viện.

Hàng ngày, bé gái được chăm sóc đầy đủ, được cho uống sữa, được các y tá hết lòng quan tâm. Mỗi khi đói, bé bắt đầu nhăn mặt là các y tá hiểu ý mang sữa đến. Sau khi ăn xong, với cái bụng tròn, bé nằm xuống giường và từ từ ngủ ngon lành.

Có một điều khác biệt của bé gái này với những em bé khác là: Cô bé không có cha mẹ. Và điều đó có nghĩa là cô bé sẽ có tương lai không ổn định sau này.

Chúng tôi nhận được điện thoại nặc danh vào lúc 1 giờ sáng, thông báo phát hiện một em bé nằm trên vỉa hè ở quận Munirka, nam Delhi. Họ nói rằng em bé đang khóc rất to.” – Cảnh sát Somnath Paruthi kể lại.


Tất cả bác sĩ, y tá đều thích em bé.

Khi đến nơi, cảnh sát phát hiện em bé sơ sinh được để trong một túi nhựa, không quần áo, đang khóc rất to. Khi đấy, trời mới vào mùa đông, thời tiết về đêm rất lạnh. Nếu để lâu, em bé có thể chết. Để giữ ấm, một người phụ nữ đã bọc bé trong vải và đưa vội đến bệnh viện.

Khi đến bệnh viện, cơ thể bé đã lạnh dần, lượng đường trong máu rất thấp”, - tiến sĩ Vinod Kumar Paul, trưởng khoa nhi bệnh viện AIIMS nói.

Cho đến nay, bé đã hoàn toàn khỏe mạnh. Không hề có dấu vết chấn thương hay lạm dụng.

Sau khi tiêm vitamin, cho ăn uống đầy đủ, bé đã khỏe mạnh hơn.” – Tiến sĩ Paul nói. Trong vài ngày tới, em bé sẽ được xuất viện và đưa đến một trại trẻ mồ côi để được chăm sóc tốt hơn.

Trong một khoảng thời gian nhất định, nếu cha mẹ không đến nhận con thì em bé sẽ được cho làm con nuôi. Sau khi câu chuyện về bé gái được đăng trên báo chí Ấn Độ, đã có ít nhất 20 cuộc điện thoại đề nghị được nhận bé làm con nuôi hoặc gửi tiền ủng hộ bé.


Cô bé có thể sẽ phải vào trại trẻ mồ côi, chờ nhận nuôi sau khi xuất viện.

Cảnh sát cũng phỏng đoán, có thể cha mẹ cô bé không muốn sinh con gái nên đã bỏ rơi con khi mới ra đời. Tại Ấn Độ, truyền thống trọng nam khinh nữ vẫn rất nặng nề. Chính điều này khiến tỉ lệ nữ giới đang ngày càng thấp so với nam giới.

Năm 2011, cứ 1000 nam giới thì có 927 nữ giới tại Ấn Độ. Đến năm 2016, con số này giảm xuonsg còn 918. Những năm gần đây, hàng triệu thai nhi là nữ giới bị gia đình phá bỏ. Nhiều nhà vận động vì quyền con người đã gọi đây là hành động “diệt chủng”.

Cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã mô tả việc này như “quốc nhục” và kêu gọi một cuộc “thập tự chinh" để bảo vệ các bé gái. Thủ thướng hiện tại của Ấn Độ, Narendra Modi cũng kêu gọi hãy cứu lấy các bé gái sơ sinh.

>> Cô dâu "nhọ" nhất năm: Tụt cả váy vì sợ pháo giấy
Theo Trí Thức trẻ


Trẻ sơ sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.