Đây là lý do khiến "đôi mắt đen hấp hối" trở thành bức ảnh gây tranh cãi nhất thế giới

Bức ảnh "đôi mắt mắt đen hấp hối" của một cô bé mắc kẹt trong đống đổ nát sau trận núi lửa kinh hoàng với một kết cục vô cùng ám ảnh đã khiến cả thế giới chấn động.

Bức ảnh "đôi mắt mắt đen hấp hối" của một cô bé mắc kẹt trong đống đổ nát sau trận núi lửa kinh hoàng với một kết cục vô cùng ám ảnh đã khiến cả thế giới chấn động.

Bức ảnh "bất tử" ám ảnh nhất thế giới

Tragedy of Omayra Sanchez (Bi kịch của Omayra Sanchez) được nhiếp ảnh gia Frank Fournier chụp ở Columbia vào một ngày thứ bảy (16/11/1985), vài ngày sau vụ phun trào của núi lửa Nevado del Ruiz.

Vụ phun trào đã gây ra lở đất, giết chết 25.000 người và gây nên sự phẫn nộ khắp thế giới vì chính quyền địa phương mặc dù đã được cảnh báo nhưng không có những động thái tích cực di dân.
Nhân vật trong bức ảnh là cô bé người Colombia Omayra Sanchez, 13 tuổi trong giờ phút hấp hối giữa đống đổ nát căn nhà của gia đình ở thị trấn Amero thuộc bang Tolima. Sanchez bị kẹt dưới đống đổ nát của căn nhà trong 3 ngày trước khi xa lìa cuộc đời này.

đôi mắt vô hồn
Đôi mắt đen vô hồn đầy ám ảnh của cô bé Omayra Sanchez, 13 tuổi.

Những nhân viên cứu hộ đã nỗ lực giải thoát cho cô bé bất hạnh nhưng do kiệt sức và chấn thương nặng cùng cơn nhồi máu cơ tim đã vĩnh viễn đưa Omayra Sanchez rời xa cõi đời. Điều gây ám ảnh và nghẹn lòng nhất đối với những người chứng kiến khoảnh khắc thương tâm khi Omayra Sanchez sau khi ngâm nước hai ngày dài, cơ thể đã bị biến dạng, hoại tử, hạ thân nhiệt và ánh mắt lạc đi, vô hồn nhưng vẫn hết sức bình tĩnh và tin rằng mình sẽ sống.

Thậm chí cô bé đã hát, cầu nguyện để quên đi đau đớn. Đôi mắt màu đen của cô bé đã ám ảnh những người ở lại, trong đó có nhiếp ảnh gia Frank Fournier. Ngay sau đó, cái chết bi thảm của Omayra Sanchez đã được đưa lên truyền hình và lấy đi nước mắt của hàng triệu người khắp thế giới đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về thất bại thảm hại của các quan chức Colombia trong việc cảnh báo và giải cứu các nạn nhân của thảm họa thiên nhiên.

Dù cô bé đã ra đi nhưng bức ảnh vẫn "bất tử" trong lòng hàng triệu người. Đôi mắt đen vô hồn đầy ám ảnh trước lúc hấp hối ấy khiến nhiều người cảm thấy tức tưởi và gây nên một loạt tranh cãi sau đó về sự thờ ơ, chậm chạp của chính phủ thời bấy giờ cũng như sự nguội lạnh trong tâm hồn của các nhà báo khi họ cứ mải mê tác nghiệp.

Tranh cãi ồn ào xung quanh bức ảnh

Cũng như tác giả của bức ảnh "Kền kền chờ đợi ăn thịt", sau khi "Bi kịch của Omayra Sanchez" đoạt giải ảnh báo chí thế giới World Press Photo năm 1986, nhiếp ảnh gia Frank Fournier đã phải đối mặt với những chỉ trích nặng nề của dư luận.

Một lần nữa, vấn đề đạo đức của các nhiếp ảnh gia báo chí bị lật lại, câu hỏi rằng tại sao họ không giúp đỡ nạn nhân thay vì bình tĩnh chụp ảnh lại những khoảnh khắc ám ảnh ấy đã được đặt ra. Chính nhiếp ảnh gia Frank Fournier cũng đã bị khung cảnh điêu tàn, chết chóc của thị trấn Amero đeo bám trong tâm trí suốt quãng thời gian còn lại của cuộc đời.

Ông thú nhận mình đã hoàn toàn bất lực trước cô bé 13 tuổi và không cầm lòng được trong những phút cuối khi cô bé lên cơn mê sảng và nói rằng phải đến trường gấp vì đã bị trễ học.
Và Frank Fournier, với trách nhiệm của một phóng viên ảnh báo chí cảm thấy điều duy nhất mà ông có thể làm trong thời điểm lúc đó chính là “phản ánh sự can đảm, đau khổ và đức tin của cô bé với mong muốn điều này sẽ giúp một phần vào nỗ lực vận động cứu trợ những nạn nhân được cứu thoát”.

nhiếp ảnh
Nhiếp ảnh gia Frank Fournier đã vấp phải sự chỉ trích của dư luận vì tấm ảnh của mình.

Thực tế vào thời điểm hỗn loạn sau vụ phun trào núi lửa và lở đất, các bác sĩ và nhân viên cứu hộ đã cố gắng giải cứu cô bé tội nghiệp, thậm chí cưa chân, nhưng họ không đủ thiết bị để phẫu thuật cứu lấy sinh mạng của cô bé.
Ngay sau khi chụp xong bức ảnh, Frank Fournier đã trao nó cho một đồng nghiệp để chuyển về cho đại diện của ông ở Paris. Và Omayra Sanchez qua đời 3 giờ sau khi tác giả chụp bức ảnh chấn động dư luận mà cô bé là nhân vật chính. Chỉ vài ngày sau, bức ảnh được đăng trên tạp chí Paris Match. Và theo Frank Fournier, phản ứng gay gắt một chiều của dư luận là không công bằng đối với ông.

Theo ông, “nhiệm vụ của một nhiếp ảnh gia báo chí là phản ánh trung thực, toàn vẹn sự việc” và rõ ràng bức ảnh của ông đã góp phần không nhỏ giúp quyên góp tiền từ khắp nơi trên thế giới viện trợ cho các nạn nhân và phản ảnh sự vô trách nhiệm của các nhà lãnh đạo Columbia.

Về sau, hình ảnh cô bé Omayra đã được đưa vào nhiều tác phẩm văn chương, thi ca, nhạc họa như một hiện thân cho số phận con người trong thiên tai. Và rõ ràng dù thế nào đi nữa, bức ảnh với cặp mắt đen vô hồn đầy ám ảnh của cô bé 13 tuổi đã giúp hàng triệu người trên thế giới thức tỉnh và đấu tranh cho sự thờ ơ, vô trách nhiệm vẫn đang tồn tại trong xã hội.

 Theo Hồng Nam (Tổng hợp) / Trí Thức Trẻ


bức ảnh

sự thật


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.