Quý ông bị nhiễm trùng, hoại tử da vì giác hơi

Giác hơi sai cách có thể dẫn đến bỏng da, hoại tử da, thậm chí là nhiễm trùng huyết dẫn đến nguy cơ tử vong.

Giác hơi sai cách có thể dẫn đến bỏng da, hoại tử da, thậm chí là nhiễm trùng huyết dẫn đến nguy cơ tử vong.
sức khỏe
Phần da sau lưng bị nhiễm trùng, hoại tử nghiêm trọng sau khi giác hơi
.
Ông Li Lin, 63 tuổi sống tại Thành Đô, Trung Quốc đã phải nhập viện khẩn cấp do phần da sau lưng bị nhiễm trùng, hoại tử nghiêm trọng sau khi giác hơi.

Được biết, ông Li đã liên tục điều trị chứng tê cứng vai gáy bằng phương pháp giác hơi trong khoảng 1 tháng, bắt đầu từ ngày 22/5 tại một trung tâm massage, tẩm quất nhỏ trước khi tình trạng da hoại tử, nhiễm trùng xảy ra.

Ông Li cho hay: "Các nhân viên khuyên tôi nên thử phương pháp giác hơi với liệu trình 1 tháng để chữa dứt chứng tê cứng vai gáy". Tuy nhiên, trong khoảng 10 ngày cuối cùng của đợt điều trị, trên lưng ông bắt đầu xuất hiện các mụn nước, da trở nên bỏng rát mỗi lần giác hơi. Thay vì yêu cầu dừng điều trị, ông lại nhờ vợ bôi dầu trước khi điều trị.

Cho đến ngày 20/6, sau khi giác hơi và đi bộ trở về nhà, ông Li bắt đầu cảm thấy khó chịu và sốt cao. Sau đó, gia đình vội vàng đưa ông đến bệnh viện. Sau các phép kiểm tra cơ bản, ông Li được chuyển đến phòng cấp cứu khẩn cấp trong tình trạng sốt 37,7 độ, phần lưng sưng vù. Các bác sĩ chẩn đoán ông đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cho rằng may là ông Li đã đến bệnh viện sớm, trước khi tình trạng trở nên xấu đi dẫn đến nhiễm trùng huyết, có thể đe dọa đến tính mạng.

Các nhân viên y tế khuyến cáo, liệu pháp giác hơi không nên lặp đi lặp lại ở cùng một ví trí, bởi nó có thể gây bỏng da và nhiễm trùng như trường hợp của ông Li.

Một số điểm lưu ý để giác hơi an toàn

Để việc giác hơi phát huy hết tác dụng và tránh những nguy cơ gây bỏng, cần chú ý một số điểm sau:

- Chỉ nên thực hiện ở những vùng cơ thể có cơ bắp và da thịt đầy đặn.

- Không nên thực hiện ở những vùng da mỏng, những vùng da mới bị tổn thương hoặc những vùng nhạy cảm như môi, mắt, nhũ hoa.

Lưu ý, đặc biệt không giác hơi ở những vùng có mạch máu nông, dễ vỡ.

- Không giác hơi ở những nơi phong phanh gió hoặc ở phòng lạnh có điều hòa.

- Cần chọn tư thế an toàn cho người bệnh, tuyệt đối không để người bệnh nằm trên ghế bập bênh, gây nguy hiểm, dễ té ngã.

- Trong khi thực hiện liệu pháp giác hơi cả người bệnh và nhân viên y tế thực hiện cần theo dõi thường xuyên. Nếu thấy những biến chứng như nóng, căng da tại điểm sung huyết hoặc chóng mặt, đau đầu thì nên dừng lại gấp.

Những người tuyệt đối không nên giác hơi

Một số trường hợp sau tuyệt đối không sử dụng liệu pháp giác hơi để chưa bệnh, nếu không tuân thủ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong:

- Những người có tiền sử bệnh thận, phổi và những người có triệu chứng thiếu máu, xuất huyết da, thiếu tiểu cầu.

- Những người yếu thần kinh, có tiền sử bệnh tâm thần, thường xuyên căng cơ, chuột rút.

- Người có da đàn hồi kém, người quá gầy.

- Những trường hợp đang đói hoặc say rượu.

- Những người đang bị đau bụng dưới, đau thắt lưng, phụ nữ có thai và cho con bú.

- Những người đang bị sốt phát ban, có biểu hiện mê sảng và co giật.

Theo Phunutoday.vn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.