11/9, ngày nước Mỹ mất đi ảo tưởng về sự bất khả xâm phạm

Ngày 11/9/2001 khiến cả thế giới rúng động và làm nước Mỹ hoàn toàn thay đổi, là ngày nước Mỹ đánh mất sự ngây thơ và ảo tưởng về sức mạnh bất khả xâm phạm của họ.

Ngày 11/9/2001 khiến cả thế giới rúng động và làm nước Mỹ hoàn toàn thay đổi, là ngày nước Mỹ đánh mất sự ngây thơ và ảo tưởng về sức mạnh bất khả xâm phạm của họ.

11/9, ngày nước Mỹ mất đi ảo tưởng về sự bất khả xâm phạm-1
8h46 sáng ngày 11/9/2001, mọi người làm việc trong tòa tháp Bắc của khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới tại Thành phố New York nghe thấy một tiếng nổ chói tai. Chiếc máy bay mang số hiệu 11 của hãng hàng không American Airlines đã đâm vào tầng 93 đến 99 của toà tháp này. Ảnh: Reuters.
11/9, ngày nước Mỹ mất đi ảo tưởng về sự bất khả xâm phạm-2
17 phút sau, chuyến bay số hiệu 175 của hãng hàng không United Airlines lao vào tòa pháp phía Nam của Trung tâm Thương mại Thế giới. Lửa bốc lên ngùn ngụt, đốt cháy tất cả mọi thứ. Mọi chuyến bay phi quân sự trong không phận Mỹ được lệnh phải hạ cánh. Ảnh: Reuters.
11/9, ngày nước Mỹ mất đi ảo tưởng về sự bất khả xâm phạm-3
Hàng nghìn người đã bị mắc kẹt ở các tầng trên của hai tòa tháp. Nhiều người chết ngay lập tức khi các máy bay đâm vào. Một số khác chọn cách gieo mình để thoát khỏi đám cháy và khói. Bức ảnh “Người đàn ông rơi” (The Falling Man) được chụp bởi nhiếp ảnh gia Richard Drew của hãng tin AP, một trong số những bức ảnh gây ám ảnh nhất trong sự kiện 11/9. Danh tính người đàn ông trong bức ảnh chưa bao giờ được xác định. Ảnh: AP.
11/9, ngày nước Mỹ mất đi ảo tưởng về sự bất khả xâm phạm-4
Hai cú đâm mạnh đã làm phá vỡ cấu trúc của các tòa tháp. 1 giờ 42 phút sau khi chiếc máy bay đầu tiên đâm vào tòa tháp Bắc, cả hai tòa nhà cao 110 tầng sụp đổ hoàn toàn. Trong ảnh là quang cảnh thành phố New York nhìn từ trên cao sau khi khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ. Ảnh: AFP.
11/9, ngày nước Mỹ mất đi ảo tưởng về sự bất khả xâm phạm-5
Bụi bao phủ một lính cứu hỏa tham gia giải cứu tại hiện trường. Khi vụ tấn công xảy ra, Sở Cứu hỏa thành phố New York đã nhanh chóng đến hiện trường. 343 thành viên đội cứu hỏa đã thiệt mạng khi cố gắng cứu người trong các tòa tháp đang cháy. Ảnh: Getty.
11/9, ngày nước Mỹ mất đi ảo tưởng về sự bất khả xâm phạm-6
Các nhân viên cứu hỏa đã phải mất hơn 100 ngày để dập tắt hoàn toàn các đám cháy trong vụ khủng bố này. Các phương tiện giao thông không nhằm mục đích cứu hộ bị cấm đi vào các con đường ở khu vực hạ Manhattan. Ảnh: Getty.
11/9, ngày nước Mỹ mất đi ảo tưởng về sự bất khả xâm phạm-7
Khu vực xung quanh Trung tâm Thương mại Thế giới trở nên hoang tàn. Khói và bụi độc hại vẫn lơ lửng trong không khí nhiều ngày sau khi hai tòa tháp sụp đổ . Vô số phương tiện giao thông như xe hơi, xe tải,... đã bị phá hủy. Vụ cháy và sụp đổ của hai tòa tháp đã giải phóng hàng trăm tấn bụi và các chất độc hại như amiăng, chì, thủy ngân, benzen và điôxin. Ước tính có gần 15.000 người đã mắc phải ung thư do tiếp xúc với các hóa chất sau sự kiện này. Ảnh: AP.
11/9, ngày nước Mỹ mất đi ảo tưởng về sự bất khả xâm phạm-8
Trung tâm Thương mại Thế giới không phải là mục tiêu duy nhất của vụ tấn công này. 9h37 sáng ngày 11/9 đó, những tên không tặc cho đâm chuyến bay mang số hiệu 77 của hãng American Airlines vào Lầu Năm Góc. 59 hành khách trên máy bay và 125 người dưới mặt đất đã thiệt mạng trong vụ tấn công thứ ba này. Ảnh: Getty.
11/9, ngày nước Mỹ mất đi ảo tưởng về sự bất khả xâm phạm-9
Một phần của Lầu Năm Góc bị phá hủy sau cú đâm trên. Ảnh: Reuters.
11/9, ngày nước Mỹ mất đi ảo tưởng về sự bất khả xâm phạm-10
Các nhà điều tra đang đi vào khu vực có các mảnh vỡ tại nơi chuyến bay mang số hiệu 93 của hãng United Airlines rơi ngày 11/9/2001 gần Shanksville, Pennsylvania. Đây là một trong số bốn vụ không tặc vào ngày 11/9. Các hành khách trên chuyến bay đã chống trả quyết liệt nên bọn khủng bố đã không thể điều khiển máy bay này đâm vào Washington D.C như dự định, thay vào đó máy bay lao xuống một bãi đất trống ở Pennsylvania. Ảnh: Reuters.
11/9, ngày nước Mỹ mất đi ảo tưởng về sự bất khả xâm phạm-11
Nhiều người nói rằng 11/9/2001 là ngày nước Mỹ đánh mất sự ngây thơ và ảo tưởng về sức mạnh bất khả xâm phạm của mình. Đối với những người trực tiếp bị ảnh hưởng, bi kịch của họ cá nhân hơn nhiều. Christine Lee Hanson là nạn nhân nhỏ tuổi nhất trong chuỗi các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Nếu không có vụ tấn công, cô sẽ tròn 20 tuổi vào cuối tháng này. Cả một thế hệ của gia đình Hanson đã thiệt mạng trong chuyến bay 175 của hãng United Airlines. Ảnh: Eunice Hanson.

Theo Zing


khủng bố


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.