Bật mí đêm tân hôn của bậc đế vương: Muốn động phòng phải chờ người cởi xiêm y hộ

Hoàng đế thường sở hữu tam cung, lục viện, thất thập nhị phi, song chỉ có một lần được tính là kết hôn chính thức hay còn gọi là “đại hôn”.

Hoàng đế thường sở hữu tam cung, lục viện, thất thập nhị phi, song chỉ có một lần được tính là kết hôn chính thức hay còn gọi là “đại hôn”. Trừ trường hợp hoàng hậu bị truất ngôi, vua mới có thể tái hôn lần hai nên đại hôn được xem là sự kiện vô cùng quan trọng trong lịch sử.

Nghi lễ cầu kỳ, long trọng

Cuộc sống chốn thâm cung Trung Hoa xưa luôn khiến người ta tò mò muốn tìm hiểu, khám phá. Đêm tân hôn của các bậc đế vương là một trong những điều thu hút được sự quan tâm lớn. Sự thật đêm động phòng của họ như nào, có như trên phim ảnh chúng ta vẫn thường xem không?

Theo lịch sử Trung Hoa, Hoàng đế thường sở hữu tam cung, lục viện, thất thập nhị phi (72 cung phi), song chỉ có một lần tính là kết hôn chính thức hay còn gọi là “đại hôn”. Trừ trường hợp hoàng hậu bị truất ngôi, vua mới có thể tái hôn lần hai nên đại hôn được xem là sự kiện vô cùng quan trọng trong lịch sử.  

Đại hôn của Hoàng đế một nước, sự kiện đánh dấu một người con gái trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ nên quy mô và nghi thức vô cùng cầu kỳ, long trọng.

Bật mí đêm tân hôn của bậc đế vương: Muốn động phòng phải chờ người cởi xiêm y hộ-1

Đại hôn được xem là sự kiện vô cùng quan trọng trong lịch sử.  

Về phần nghi lễ tiến cung cơ bản, đại hôn cũng có “lục lễ” như một hôn lễ thông thường trong dân gian bao gồm đặt lễ, hỏi danh, xem tuổi (nếu hợp tuổi mới tiếp tục những bước sau), đặt lễ, chọn ngày, phu thê gặp mặt.

Tuy nhiên, trong hôn lễ của bậc đế vương, mọi nghi thức đều long trọng và cầu kỳ hơn rất nhiều. Gia đình có con được may mắn lựa chọn làm hoàng hậu sẽ nhận được vô số lễ vật do nhà vua ban tặng.

Theo ghi chép, ở thời Đông Hán, nhi nữ của Lương Ký được lựa chọn là hoàng hậu, Hán Hằng đế Lưu Chí đã ban ngay 20.000 lượng vàng, mọi lễ vật đều gấp đôi so với những quy định trước. Tuy nhiên, việc đón dâu sẽ không do Hoàng đế đích thân đi mà do hoàng thân quốc thích.

Đêm tân hôn của họ cũng hết sức đặc biệt khi nơi Hoàng đế và hoàng hậu động phòng không phải là phòng ngủ của Hoàng đế mà thường là tại nơi cử hành nghi thức thành thân.

Trong gian phòng được bài trí vô cùng xa hoa của bậc quân vương, không thể thiếu được sự hiện diện của tập tục dán chữ song hỷ và câu đối chúc mừng. Màu đỏ truyền thống vẫn được lựa chọn làm màu trang trí chủ đạo cho gian động phòng.

Bật mí đêm tân hôn của bậc đế vương: Muốn động phòng phải chờ người cởi xiêm y hộ-2

Màu đỏ truyền thống thường được lựa chọn làm màu trang trí chủ đạo cho gian động phòng.

Cũng giống như bất kỳ cặp đôi nào nên vợ nên chồng, việc sinh con đẻ cái rất quan trọng đối với hôn sự của bậc đế vương. Trên giường tân hôn, bộ chăn đệm “bách tử” màu đỏ được thêu hình một đứa trẻ có thần thái phi phàm là điều không thể thiếu, với những mong “đông con nhiều phúc”.

Tuy nhiên, vào mỗi thời, nghi thức và cách bài trí gian động phòng lại có những điểm khác biệt riêng. Đơn cử như vào thời Tùy Đường, phòng tân hôn của bậc đế vương luôn được trang trí thêm rất nhiều bình phong để tăng sự riêng tư. Thời nhà Thanh, gian động phòng lại được sơn toàn bộ bằng màu hồng, chữ hỷ được dán khắp nơi thay lời chúc Hoàng đế và hoàng hậu luôn gặp nhiều may mắn.

1001 thủ tục rắc rối

Đến giai đoạn quan trọng nhất của đêm tân hôn – động phòng hoa chúc cũng cầu kỳ hơn nhiều so với những gì chúng ta vẫn thường thấy trên phim ảnh.

Thời Tùy Đường, trước khi chính thức động phòng, Hoàng đế và hoàng hậu sẽ nói hết với nhau những điều còn giữ trong lòng rồi cùng nhau uống rượu giao bôi. Tiếp theo sau đóm tân lang và tân nương phải tuân thủ rất nhiều thủ tục vô cùng rườm rà.

Bật mí đêm tân hôn của bậc đế vương: Muốn động phòng phải chờ người cởi xiêm y hộ-3

Chiếc hộp bằng đồng trong lễ động phòng.

Hoàng đế và hoàng hậu sẽ cùng nhau quỳ về phía bắc và nói “lễ tốt, hưng”. Sau đó, thái giám dẫn Hoàng đế vào đông phòng trút bỏ y phục rồi mới tới lượt hoàng hậu. Xong xuôi, khuê phòng sẽ được dành lại cho đôi tân lang, tân nương.

Sang thời nhà Thanh, các thủ tục sẽ có phần khác biệt. Sau khi hoàng hậu vào gian động phòng, Hoàng đế sẽ mặc áo long bào tới cung Càn Khôn. Hoàng đế gỡ tấm khăn trùm mặt của hoàng hậu xuống và cả hai cùng ngồi trên giường hỷ.

Một chiếc chậu đồng cùng hộp hình tròn được đặt phía đầu giường. Bên trong là món ăn giống sủi cảo được gọi với cái tên “tử tôn thịnh vượng”. Sau khi uống rượu và ăn mì trường thọ xong, hoàng hậu sẽ trút bỏ xiêm y trước rồi lên giường, sau đó hoàng đế mới cởi bỏ long bào lên sau. Đến lúc này, cả hai mới chính thức được hưởng niềm vui của phần “động phòng”.

Theo VietNamNet


đêm tân hôn

hoàng đế


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.