- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bê bối chưa từng có ở ngân hàng máu cuống rốn trải rộng khắp châu Á: Gần 10.000 tế bào gốc của trẻ sơ sinh hỏng hoàn toàn, cha mẹ tuyên bố không chấp nhận bồi thường
Hàng nghìn phụ huynh đang rất tức giận và đòi kiện ngân hàng tế bào gốc Cordlife do làm hư hỏng mẫu máu của con họ vì xử lý sai cách. Hiện không thể có cách nào phục hồi.
Gần 10.000 mẫu máu cuống rốn bị hỏng
Tập đoàn Cordlife Group Ltd. có trụ sở chính ở Singapore và hoạt động khắp châu Á. Công ty này có chi nhánh tại Hong Kong, Macau, Indonesia, Philippines và Ấn Độ. Bởi vậy, bê bối ở Singapore khiến phụ huynh tại các quốc gia khác cũng rơi vào hoang mang.
Theo đó, Cordlife đã phát hiện khoảng 2.200 mẫu máu cuống rốn trong một bể lưu trữ đã bị hỏng, và ước tính 5.300 mẫu trong một bể khác "không thể tồn tại được". Nguyên nhân là lượng nitơ lỏng trong các bể chứa không đủ, khiến nhiệt độ tăng cao hơn mức cho phép.
Hàng nghìn mẫu tế bào gốc bị hỏng vì bị xử lý sai cách
Ngày 17/4, Cordlife đã nộp báo cáo cho cảnh sát, cáo buộc các nhân viên, đa số đã nghỉ việc, có thể đã làm sai. Cựu Giám đốc điều hành và 5 thành viên hội đồng quản trị của công ty đã bị bắt vào đầu năm nay với cáo buộc vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, theo thông tin của công ty.
3 thành viên hội đồng khác, bao gồm cả những người trình báo cảnh sát, đã hoãn cuộc phỏng vấn của họ với chính quyền.
Vụ việc xảy ra ở ngân hàng tế bào gốc Cordlife là một trong những vụ bê bối tồi tệ nhất ảnh hưởng đến ngành công nghiệp lưu trữ máu cuống rốn, làm dấy lên mối lo ngại về lời tiếp thị dịch vụ từ các công ty khi vẫn chưa có kiểm chứng cụ thể nào về hiệu quả của nó.
Cơn giận dữ từ cha mẹ
Lưu trữ máu cuống rốn (hay máu dây rốn, máu bánh nhau) ngay sau khi em bé chào đời là dịch vụ được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn, với mục đích sử dụng tế bào gốc này để điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm con có thể mắc trong tương lai.
Các bậc cha mẹ đã chi số tiền lớn để lưu trữ máu cuống rốn của con khi đứa trẻ mới chào đời, với hy vọng rằng tế bào gốc có thể là "mạng sống thứ hai" nếu lỡ như đứa trẻ mắc bệnh hiểm nghèo.
Do đó, nhóm cha mẹ bị ảnh hưởng từ vụ bê bối đang xem xét các động thái pháp lý khác nhau. Một số phụ huynh từ chối đề nghị hoàn tiền của Cordlife bởi họ cho rằng điều đó là không thỏa đáng.
Một phụ huynh được đề nghị hoàn 5.000 SGD (tương đương 3.700 USD) cho biết công ty "không thể hiện sự quan tâm và không hối hận khi làm mất thứ quý giá". Phụ huynh cho rằng bất kỳ hình phạt nào do Bộ Y tế Singapore đưa ra đều phải coi là lời cảnh báo đối với tất cả ngân hàng máu cuống rốn khác.
Vụ hỏng máu cuống rốn ở Singapore khiến các bậc cha mẹ ở các quốc gia khác như ngồi trên đống lửa
Michelle Chan, một trong những người dùng dịch vụ, cho biết cô đang tìm kiếm "sự bồi thường phù hợp". Cô nói: "Tôi không bận tâm về số tiền mình đã trả mà quan trọng là làm thế nào để tìm ra giải pháp khác".
Sự vụ khiến khách hàng của công ty ở các quốc gia khác trong khu vực lo lắng, các phụ huynh ở Hong Kong đã lên mạng bày tỏ lo ngại về chất lượng lưu trữ của công ty này tại khu vực của mình.
Trong một email phản hồi, Cordlife cho biết đã xem xét hoạt động tại các thị trường khác và không tìm thấy mối lo ngại nào.
Máu cuống rốn có thực sự chữa được bách bệnh?
Thực tế, nhiều tổ chức y tế không ủng hộ việc sử dụng ngân hàng máu cuống rốn tư nhân.
Cả Học viện Nhi khoa Mỹ và Hiệp hội Y khoa Mỹ đều không khuyến nghị lưu trữ máu cuống rốn như một hình thức "bảo hiểm sinh học". Hầu hết trẻ em không bao giờ cần đến nó và anh chị em của họ chỉ có 25% cơ hội dùng được, khiến lợi ích của việc lưu trữ quá thấp để bù đắp cho chi phí.
Theo hướng dẫn của các cơ quan này, thường có sẵn các phương pháp điều trị thay thế, hiệu quả và ít tốn kém hơn.
Một nghiên cứu cho thấy chỉ có 1/400 đến 1/200.000 trẻ em có máu cuống rốn được lưu trữ có thể sử dụng nó trong suốt cuộc đời, một tỷ lệ cực thấp. Chỉ có 7 mẫu tế bào gốc được lấy ra khỏi cơ sở của Cordlife ở Singapore kể từ khi công ty được thành lập vào năm 2001 trên tổng số hàng chục nghìn gia đình đã lưu trữ.
Bộ Y tế Singapore ghi nhận tỷ lệ sử dụng tương tự giữa các ngân hàng máu cuống rốn thương mại khác ở nước này.
Chỉ có 1/400 đến 1/200.000 trẻ em có máu cuống rốn được lưu trữ có thể sử dụng nó trong suốt cuộc đời
Vụ việc của Cordlife nhấn mạnh sự khó khăn trong việc giám sát ngành và chi phí điều tra quá cao khi phát hiện ra các vấn đề. Cuộc điều tra của Bộ Y tế bắt đầu bằng đơn khiếu nại vào tháng 7/2023 từ một người dân, sau khi công ty hoàn thành cuộc kiểm tra định kỳ vào cuối năm 2022. Không có thông tin chi tiết nào khác.
Hiện cần thực hiện nhiều thử nghiệm hơn đối với các bể chứa khác có đầu dò nhiệt độ bị đặt sai vị trí. Chúng chứa 14.000 đơn vị máu cuống rốn, mỗi đơn vị được lưu trữ bởi một gia đình.
Theo Bộ Y tế, xét nghiệm ban đầu gồm 30 mẫu đã vượt qua kiểm tra tính hợp lệ, nhưng phải mất thêm một năm nữa và hơn 200 mẫu mới thu được kết quả có ý nghĩa thống kê.
Sự không chắc chắn cũng đang đặt gánh nặng lớn lên các bậc cha mẹ, những người đã trả khoản phí lớn để bảo vệ con cái của họ.
Bà Tan, mẹ của hai con trai có máu cuống rốn vẫn đang được xét nghiệm, cho biết bà rất lo lắng trước tình hình này. "Chuyện này nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi. Dù tôi có gọi điện cho họ - ngân hàng tế bào gốc mỗi ngày, tôi cũng không thể làm gì được".
Bà Tan đã trả hơn 5.000 Đô la Sing để lưu trữ máu cuống rốn của mỗi đứa con trai sau khi nhìn thấy quảng cáo "một cơ hội, một lựa chọn" của công ty tại một phòng khám tư nhân.
"Quảng cáo đó thôi thúc những bậc làm cha mẹ như chúng tôi lo lắng và tìm kiếm một cơ hội để bảo vệ con mình trong tương lai", Tan nhớ lại và giờ đây, bà cảm thấy mọi thứ trở nên vô nghĩa.
Theo Đời sống và Pháp luật
-
Thế giới1 giờ trướcSáng 11-12, Cảnh sát Hàn Quốc đã đột kích vào văn phòng tổng thống cũng như trụ sở của Sở Cảnh sát Thủ đô Seoul và Đội Cảnh sát Bảo vệ quốc hội.
-
Thế giới1 giờ trướcÁ hậu 5 Hòa bình Thái Lan 2022 Charlotte Austin trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo. Những kẻ phạm tội đã lừa cô chuyển số tiền 4 triệu bath (khoảng gần 120.000 USD).
-
Thế giới1 giờ trướcBác sĩ Vương quyết định trở thành người giao đồ ăn để thư giãn đầu óc sau những ca mổ căng thẳng.
-
Thế giới2 giờ trướcTướng Kwak Jong-keun, lãnh đạo Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt Lục quân Hàn Quốc, đã tiết lộ mệnh lệnh Tổng thống Yoon Suk-yeol giao cho ông vào đêm thiết quân luật.
-
Thế giới2 giờ trướcLên thành phố tìm đứa con trai 10 năm chưa liên lạc nhưng không gặp, ông lão 85 tuổi người Thái Lan mất 14 ngày để đi bộ 300km về lại quê nhà.
-
Thế giới5 giờ trướcMột chiếc xe buýt đã đâm vào nhiều xe và người đi bộ khiến 7 người tử vong, hơn 30 người bị thương.
-
Thế giới5 giờ trướcVào chuồng dọn vệ sinh, người đàn ông bất ngờ bị con hổ vồ tử vong do quên hạ cửa an ninh.
-
Thế giới5 giờ trướcAbbie Humphries bị bắt cóc khi vừa chào đời khoảng 3 tiếng đồng hồ. Sự biến mất của cô gây xôn xao cả nước Anh năm 1994.
-
Thế giới17 giờ trướcChính quyền California vừa thông báo về trường hợp một bé gái 5 tuổi đã bị chính đàn chó của gia đình tấn công dẫn đến tử vong.
-
Thế giới21 giờ trướcQuốc hội Hàn Quốc hôm nay (10/12) đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết “bắt giữ nhanh chóng” Tổng thống Yoon Suk-yeol và 7 quan chức khác liên quan vụ áp thiết quân luật.
-
Thế giới22 giờ trướcBuổi trình diễn pháo hoa bằng UAV gặp sự cố khiến khoảng 600 chiếc rơi như mưa xuống biển ở Trung Quốc.
-
Thế giới22 giờ trướcMột cậu bé 5 tuổi đã bị rơi xuống giếng khoan lộ thiên ở Dausa, bang Rajasthan, Ấn Độ. Đứa trẻ được cho là bị mắc kẹt ở độ sâu khoảng 150 feet (hơn 45m).
-
Thế giới22 giờ trướcNhìn lên ngọn cây trong lúc đang nghỉ ngơi, người dân sợ hãi bỏ chạy khi bắt gặp một con trăn khổng lồ. Con trăn khổng lồ dài hơn 4,2 mét đang trườn từ ngọn cây lên một cột bê tông vào lúc nửa đêm ở tỉnh Tarlac, Philippines.
-
Thế giới1 ngày trướcCảnh sát Mỹ ngày 9-12 bắt giữ một người đàn ông nghi liên quan đến vụ CEO Công ty bảo hiểm UnitedHealthcare Brian Thompson bị bắn chết tại New York.