- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bi kịch nối tiếp bi kịch: Bệnh viện giữa "địa ngục Covid" Ấn Độ đang trở nên quá kinh khủng, bệnh nhân phải cầu xin để thoát ra càng sớm càng tốt
Chuyện xảy ra tại một trung tâm chăm sóc Covid do Ấn Độ mở ra vào ngày 26/4 giữa tình cảnh hỗn độn, theo CNN ghi nhận.
- Một ngày tại lò hỏa táng giữa "địa ngục Covid" Ấn Độ: Khi cái chết là sự thật duy nhất trong các lò hỏa thiêu đang đỏ lửa ngày đêm
- Lời kể của nữ phóng viên giữa "bão" Covid-19 rung chuyển Nepal: "Thảm họa đang bày ra trước mắt tôi, suy sụp hoàn toàn nhưng vẫn phải gắng gượng"
- Số người chết do COVID-19 ở Ấn Độ cao kỷ lục, “biển người” Trung Quốc đi du lịch trong dịch bệnh
Trong vòng 3 ngày, Goldi Patel (25 tuổi) phải chạy đôn chạy đáo giữa các bệnh viện tại New Delhi trong cái nắng hè oi ả, cố gắng tìm một nơi còn chỗ để cứu sống chồng cô, Sadanand Patel.
Người phụ nữ mang thai con đầu lòng ở tháng thứ 7 bị từ chối ở 4 bệnh viện. Sau cùng, cô cũng tìm được nơi đồng ý - Trung tâm Chăm sóc Covid Sardar Patel. Nhưng rốt cục, tình cảnh cũng chẳng khá hơn là mấy. Bệnh viện này thiếu thốn và kinh khủng đến mức chính người chồng ngã bệnh của cô phải cầu xin để được rời đi.
Bệnh nhân la liệt bên ngoài trung tâm Sardar Patel hôm 25/4
Xung quanh chỗ nằm của Sadanand là những người đang chết dần. Anh nằm đó, gần như không thể giao tiếp nổi với bác sĩ, và thuốc men được cấp cũng rất giới hạn. Với việc 80% lá phổi đã bị Covid xâm chiếm, anh ngày càng sợ chuyện sẽ xảy ra nếu tình trạng của mình trở nên xấu hẳn đi.
"Tôi thực sự rất sợ" - Sadanand thổ lộ từ trên giường bệnh hôm 1/5, một cách khó nhọc. "Nếu tình trạng của tôi trở nên nghiêm trọng, tôi không nghĩ họ có thể cứu được."
Làn sóng dịch bệnh thứ 2 tại Ấn Độ đã càn quét ở mức độ quá kinh khủng, khiến hệ thống y tế tại đây gần như sụp đổ. Giường bệnh, oxy và nhân lực, tất cả đều thiếu thốn. Nhiều bệnh nhân nằm hấp hối trong phòng chờ hoặc bên ngoài cửa bệnh viện, chờ đợi bác sĩ trong vô vọng.
Một số bệnh nhân "may mắn" kiếm được chỗ trong các bệnh viện quá tải lại phải đối mặt với một nỗi kinh hoàng khác: thiếu thốn chăm sóc và trang bị y tế, trong khi những người xung quanh chết dần.
Cuộc đua tàn khốc với thời gian
Tháng 2/2021, chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh đóng cửa Trung tâm Chăm sóc Covid Sardar Patel, tin rằng đất nước đã giải quyết thành công đại dịch. Nhưng niềm tin ấy đã không còn đúng nữa, khi trung tâm với 500 giường bệnh này phải mở lại vào ngày 26/4 giữa một mớ hỗn loạn kinh hoàng.
Truyền thông địa phương liên tục đưa tin, bất chấp hàng dài bệnh nhân xếp hàng tại các bệnh viện, chỉ một số ít được tiếp nhận. Sadanand được nhập viện chỉ 1 ngày sau khi bệnh viện này mở cửa. Nhưng khi Goldi đến thăm vài ngày sau đó, cơ sở này đã kín đặc người.
Một số bệnh nhân phải nằm trên những chiếc giường làm từ bìa các-tông. Thuốc được phát cũng rất giới hạn, và theo Sadanand thì anh chỉ tương tác được với bác sĩ khoảng 1 - 2 lần trong suốt 3 ngày nằm viện từ hôm 27/4. Anh chứng kiến 2 người đàn ông giường bên gào thét trong đau đớn để xin thuốc, để rồi chết sau đó vài giờ vì oxy cạn kiệt.
Khung cảnh bên trong trung tâm Sardar Patel
Hôm 1/5 - tức 5 ngày kể từ khi nhập viện, có ít nhất 5 người xung quanh Sadanand đã tử vong. Có thi thể nằm ở đó hàng giờ đồng hồ, trước khi được nhân viên đến đưa đi.
Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ hồi tháng 4 có khẳng định rằng họ đã nhanh chóng mở rộng thêm các cơ sở chữa bệnh với 2000 giường cùng nguồn cung oxy ổn định, nhằm đối phó với sự quá tải của hệ thống y tế. 40 bác sĩ cùng 120 chuyên gia được điều động thêm đến cơ sở này. Nhưng những gì Sadanand chứng kiến thì không giống như vậy.
Sadanand kể lại, các bác sĩ hiếm khi kiểm tra bệnh nhân, với tần suất thất thường. Anh sợ rằng đến lúc cần giúp đỡ, anh sẽ ở tình trạng quá yếu để gọi họ. Một bệnh nhân nằm cạnh đó thậm chí còn khuyên rằng anh nên rời khỏi đây ngay lập tức khi tình trạng bệnh đỡ hơn đôi chút.
Những chiếc giường tạm bợ làm từ bìa các-tông
Và đó không phải là trải nghiệm của cá nhân Sadanand. Chia sẻ với CNN, Sarita Saxena cho biết anh rể cô cũng phải vào cơ sở này sau bị bị 7 bệnh viện khác từ chối. Nhưng theo cô chứng kiến, dường như không có bác sĩ nào chăm sóc bệnh nhân cả, chỉ có người nhà và bạn bè thân thiết mà thôi. Những người này cũng có nguy cơ lây nhiễm vì trong trung tâm chẳng có bất kỳ biện pháp nào để ngăn chuyện đó xảy ra cả.
Một số người lo lắng đến mức họ tìm cách để người thân xuất viện. Như Sadanand, bản thân anh cũng quá lo sợ, liên tục hỏi bác sĩ liệu có thể chuyển viện được không. Anh cầu xin vợ điều tương tự, nhưng Goldi chỉ còn biết khuyên nhủ anh cố gắng vì chẳng ở đâu còn chỗ cả.
"Anh ấy xin tôi cho anh về, anh sẵn sàng ở nhà vì ở đây quá đáng sợ. Tôi phải cố gắng khuyên anh ở lại, vì ít nhất anh còn được thở oxy."
Oxy nhỏ giọt
Chuyện xảy ra ở LLRM (Bệnh viện trường ĐH Y tế Lala Lajpat Rai) thuộc thành phố Meerut, cạnh tiểu bang Uttar Pradesh - một trong những nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất trong đợt dịch lần 2 của Ấn Độ.
Bệnh nhân ở khắp mọi nơi, từ ghế đến trên bàn. Họ rên rỉ, tuyệt vọng vì không có oxy. Có khoảng 55 giường cho 100 bệnh nhân, và chỉ có 5 bác sĩ. Một số phải nằm dưới sàn nhà. Một trong số đó là bà mẹ 2 con Kavita. Cô đã nằm dưới sàn bệnh viện suốt 4 ngày, thở một cách khó nhọc. Từ lúc vào đây, cô chưa nhận được một bình oxy nào, và phải chứng kiến 20 người ra đi mãi mãi.
"Tôi bắt đầu lo lắng, sợ rằng mình không thể thở được nữa" - cô run rẩy chia sẻ.
Ở Ấn Độ lúc này, oxy là mặt hàng khan hiếm. Một số quốc gia đã gửi cứu trợ các lô bình oxy và máy chiết tách về cho Ấn Độ, trong khi các chuyến tàu đặc biệt phân phối oxy đi khắp nước cũng đã được vận hành. Hôm 29/4, Bác sĩ Harsh Vardhan - Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình nhận định đất nước sẽ có đủ oxy, nên không cần phải hoảng hoạn.
Sadanand Patel tại trung tâm chăm sóc Covid-19
Các bệnh viện không hoảng loạn. Họ chìm trong hỗn loạn. Một số thậm chí đã đăng những thông điệp cầu cứu lên Twitter, cầu xin được cấp thêm oxy để cứu giúp người bệnh đang "khát thở" của họ.
Bên ngoài các trung tâm tái cấp bình oxy, người nhà bệnh nhân xếp hàng dài, tay mang theo những chiếc bình rỗng. Tại một bệnh viện ở New Delhi, 12 người - bao gồm cả 1 bác sĩ - đã thiệt mạng vì cơ sở này hết sạch oxy cung cấp. Đó là thông tin do Bác sĩ SCL Gupta, Giám đốc Bệnh viện Batra đưa ra.
Một số bệnh viện còn phải phát cảnh báo rằng nếu bệnh nhân muốn nhập viện, họ phải tự tìm oxy.
"Chúng tôi phải bảo bệnh nhân rằng họ cần phải tự lo oxy trong trường hợp khẩn cấp nếu nhập viện" - Poonam Goyal, bác sĩ tại Bệnh viện Panchsheel phía Bắc Delhi cho biết.
Bên ngoài LLRM, người nhà bệnh nhân đi qua đi lại không ngừng, chờ đợi tin tức mới. Bên trong, Bác sĩ Gyanendra Kumar bảo rằng cơ sở có đủ oxy, nhưng nhân lực thì thiếu trầm trọng.
Thuốc cũng không còn
Goldi Patel cảm thấy nhẹ nhõm khi chồng được thở oxy, nhưng cô thấy lo lắng về tình trạng của anh. Bởi lẽ phổi đã bị nhiễm trùng nặng, tới 80%, nhưng thuốc thì không được cấp.
Mỗi lần ngồi dậy, anh ho rất dữ dội, cơn đau ngập tràn lồng ngực. Ở đó, anh được cấp thức ăn, nước uống và oxy, nhưng thuốc thì rất nhỏ giọt. Những gì anh có chỉ là một vài viên thuốc kháng sinh, và đó là sau khi Patel tức giận dọa sẽ tự sát nếu các nhân viên không đưa. Hôm 30/4, cô trở lại bệnh viện để mang thuốc cho chồng, người duy nhất kiếm được tiền cho gia đình.
"Không chỉ oxy, chúng tôi cần thuốc. Không thể sống bằng hy vọng chỉ cần thở oxy là sẽ ổn được" - Sadanand nhận xét.
Bác sĩ Chandrasekhar Singha, chuyên gia dịch tễ cấp cao tại New Delhi cho biết với các trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng 80%, họ cần phải điều trị viêm nhiễm bằng thuốc kháng virus, steroid và kháng sinh. "Oxy chỉ giúp câu giờ thôi," - ông nhận định, đồng thời cho biết mức 80% là rất nặng.
Cách 2 - 3h, Goldi lại gọi cho chồng. Họ chỉ trò chuyện được vài phút trước khi hơi thở của anh trở nên khó nhọc. Bản thân cô cũng cảm thấy lo sợ. Hiện tại, Goldi đã mang thai tháng thứ 7, và hoàn toàn không biết có bị mắc Covid hay không. Cô không có triệu chứng, nhưng cũng chưa làm xét nghiệm vì nó... tốn tiền - khoảng 900 rupee (tương đương 281.000 đồng tiền Việt). Dẫu vậy, cô vẫn phải chăm sóc chồng, vì chẳng còn ai khác cả.
Theo Pháp luật & Bạn đọc
-
Thế giới29 phút trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới29 phút trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới44 phút trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới1 giờ trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới1 giờ trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.
-
Thế giới4 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
-
Thế giới5 giờ trướcMột mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, dẫn nguồn cơ quan địa chất tỉnh Hồ Nam.
-
Thế giới5 giờ trướcPhát hiện này đã khiến cặp vợ chồng thu mua phế liệu vô cùng bàng hoàng.
-
Thế giới5 giờ trướcSau 20 năm ly hôn vì chồng ngoại tình, người vợ bỏ qua mọi lỗi lầm, quay lại chăm sóc chồng cũ bại liệt.
-
Thế giới5 giờ trướcMột tác phẩm của nghệ sĩ Maurizio Cattelan, bao gồm một miếng băng keo và một quả chuối dán trên tường, đã được bán với gần 160 tỷ đồng.
-
Thế giới8 giờ trướcSau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.
-
Thế giới8 giờ trướcCô gái trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội sau hành động liều lĩnh của mình tại vườn thú.
-
Thế giới8 giờ trướcĐám cưới đang diễn ra vui vẻ, cô dâu cười rạng ngời hạnh phúc thì chú rể bật video "nhá hình" cô dâu thân mật với người đàn ông khác khiến cả hội trường xôn xao.
-
Thế giới19 giờ trướcCác video của bà mẹ 2 con chứa đầy những kỷ niệm thú vị về con trai và những lời khuyên hướng đến vợ tương lai của họ. Cô muốn trở thành mẹ chồng mà các con dâu có thể tin tưởng.