Bố cãi mẹ bán nhà đổi lấy một bức họa, con trai quyết mang tranh đi thẩm định

Người đàn ông chia sẻ bức tranh này được bố của anh mua về sau khi bán đi một căn nhà và dùng toàn bộ số tiền đó để thực hiện giao dịch mua bán.

Trung Quốc nổi tiếng với văn hóa chơi đồ cổ, có người chấp nhận bỏ ra cả gia tài "khủng" để mua về một bát sứ, một bức họa... mà không hề thấy tiếc. Nhưng cũng có không ít trường hợp mua phải hàng giả, hàng nhái, kết cục tiền mất tật mang. Song nhiều người cũng không vì thế mà từ bỏ, vẫn tiếp tục theo đuổi niềm đam mê bất tận.

Tranh cổ Trung Hoa nổi tiếng với những tác phẩm vẽ bằng nghệ thuật thư pháp, đặc tả những con vật/thiên nhiên như thật, chẳng hạn như tranh vẽ ngựa của Từ Bi Hồng, tranh vẽ tôm của Tề Bạch Thạch... Chúng từng xuất hiện ở các phiên đấu giá đồ cổ và được "chốt đơn" với giá như trên trời. Qua đó có thể thấy "độ chịu chi" của người đam mê sưu tầm cổ vật đến mức nào.

Trong chương trình thẩm định cổ vật ở Trung Quốc, một người đàn ông đã mang theo bức tranh đến nhờ chuyên gia kiểm tra và định giá.


Bố cãi mẹ bán nhà đổi lấy một bức họa, con trai quyết mang tranh đi thẩm định-1Bố cãi mẹ bán nhà đổi lấy một bức họa, con trai quyết mang tranh đi thẩm định-2Bức tranh vẽ chim ưng của người đàn ông mang đến chương trình thẩm định

Người đàn ông chia sẻ bức tranh này được bố của anh mua về sau khi bán đi một căn nhà và dùng toàn bộ số tiền đó để thực hiện giao dịch mua bán. Mặc dù số tiền chưa quá 100.000 NDT (hơn 342 triệu đồng) nhưng khi đó mẹ anh đã sống chết không đồng ý "dùng nhà đổi tranh", hai vợ chồng nảy sinh cự cãi, không nhìn mặt nhau suốt 1 tháng trời.

Đồng thời, anh cho biết, bức họa này thuộc bộ tranh vẽ chim ưng của họa sĩ Lý Khổ Thiền.

Lý Khổ Thiền (1899-1983) là họa sĩ cận đại ở Trung Quốc, nổi tiếng với những bức tranh "mượn ý tả vật" như Lam trúc, Hồng mai nộ phóng đồ, Mặc hà... và được nhiều người biết đến nhất chính là bộ tranh vẽ chim ưng.

Bố cãi mẹ bán nhà đổi lấy một bức họa, con trai quyết mang tranh đi thẩm định-3Tranh vẽ ưng của họa sĩ Lý Khổ Thiền

"Chính vì là bút tích của Lý Khổ Thiền nên bố tôi mới bất chấp ngăn cản mà bán đi căn nhà để mua bức tranh này. Giá trị của tranh Lý Khổ Thiền thì tôi không cần nói, mọi người cũng tự biết. Tôi tin vào ánh mắt của bố, tranh vẽ chim ưng này có thể đáng giá 2 triệu NDT (hơn 6,8 tỷ đồng)", người đàn ông nói với chuyên gia và khán giả tại trường quay.

Chuyên gia nhận tranh, mở ra tỉ mỉ quan sát, sau đó nói:

"Chúng tôi thấy con chim ưng này, tạo hình rất tinh tế, thần thái có hồn. Chiếc mỏ hình móc câu được đặc tả rất có lực, trông như thật, không khỏi khiến người ta phải tấm tắc khen ngợi. Cộng thêm những dòng chữ viết tay đầy ý vị, uyển chuyển như nước chảy mây trôi".

Bố cãi mẹ bán nhà đổi lấy một bức họa, con trai quyết mang tranh đi thẩm định-4
Theo đó, chuyên gia nhận định đây chính là tác phẩm tranh thật của họa gia Lý Khổ Thiền, đồng thời cũng ước chừng giá thành: "Ánh mắt của bố anh quả thật tinh tường, quyết định bán nhà mua tranh thật đúng đắn, tranh này có thể đáng giá bằng 10 căn nhà mà ông ấy đã bỏ ra".

Tuy nhiên, vì là tranh của họa sĩ thời cận đại nên cần phải xác minh nhiều yếu tố hơn. Chuyên gia nói với người đàn ông rằng nếu anh muốn biết tranh này là đồ thật 100% thì hãy để nó lại trung tâm nghiên cứu, người có chuyên môn sẽ thẩm định kỹ càng hơn. Thế nhưng anh ta đã từ chối vì chỉ cần nghe lời công nhận của chuyên gia là đủ, anh tạm thời chưa muốn bán đi cổ vật yêu thích của bố mình.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/bo-cai-me-ban-nha-doi-lay-mot-buc-hoa-con-trai-mang-tranh-di-tham-dinh-toi-tin-vao-anh-mat-cua-bo-20231029152336966.htm

đồ cổ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.