Bức ảnh định mệnh của Hoàng hậu Uyển Dung: Bắt trọn khoảnh khắc bà làm một thói quen, bi kịch cũng từ đó mà ra

Vào ngày 1/12/1922, Hoàng đế Phổ Nghi cử hành đại hôn, kết hôn với Uyển Dung, cũng là Hoàng hậu cuối cùng của nhà Thanh. Kể từ đó, Hoàng hậu Uyển Dung bắt đầu cuộc đời bi thảm của mình.

Uyển Dung qua đời vì bệnh tật ở tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc) vào năm 1946. Song ít ai nhận ra, bi kịch số phận của vị Hoàng hậu này thực sự đã bắt đầu được hé lộ ngay từ những bức hình được chụp bởi nhiếp ảnh gia phương Tây. Có lẽ, đó cũng là bức ảnh bà muốn xóa nhất trong đời.

Quách Bố La Uyển Dung, xuất thân Mãn Châu Chính Bạch Kỳ. Cha bà là đại thần Nội vụ phủ Vinh Nguyên, mẹ là Cách cách của hoàng tộc. Uyển Dung xuất thân cao quý, ngoại hình xinh đẹp, thông thạo cầm kỳ thi họa. Bà là mỹ nhân nổi tiếng trong giới quý tộc thời bấy giờ nên được chọn vào hoàng cung, trở thành Hoàng hậu của Hoàng đế Phổ Nghi.

Bức ảnh định mệnh của Hoàng hậu Uyển Dung: Bắt trọn khoảnh khắc bà làm một thói quen, bi kịch cũng từ đó mà ra-1
Sau khi kết hôn, mặc dù nhà Thanh lúc đó đã sụp đổ, nhưng Phổ Nghi vẫn được sống trong Tử Cấm Thành, cuộc sống của Uyển Dung cũng xem như khá tốt đẹp và sung sướng.

Ngoài việc Phổ Nghi không thể dành cho Uyển Dung tình cảm vợ chồng, nhưng ông vẫn chăm sóc bà rất chu đáo. Phổ Nghi đã thuê giáo viên dạy tiếng Anh cho bà, hai người thường xuyên đi chơi và chụp hình, đến Di Hòa viên hoặc núi Ngọc Tuyền gần kinh thành và những nơi khác để ngắm cảnh.

Theo nhiều nghiên cứu và tư liệu để lại, Uyển Dung là người phụ nữ hoạt bát, cởi mở, rất chào đón những cái mới lạ từ nước ngoài. Do đó, bà ăn vận rất thời thượng, tư tưởng cũng phóng khoáng hơn rất nhiều so với những người phụ nữ cùng thời.

Bức ảnh định mệnh của Hoàng hậu Uyển Dung: Bắt trọn khoảnh khắc bà làm một thói quen, bi kịch cũng từ đó mà ra-2
Còn một chuyện đáng nói nữa là, Uyển Dung rất bất mãn với cuộc sống vợ chồng chăn gối. Trong cuốn “Nửa đời trước của tôi”, Phổ Nghi từng chia sẻ vì thời trẻ bị thái giám và cung nữ trong cung lợi dụng, hà hiếp nên ông đã bị vô sinh. Uyển Dung chán nản về tinh thần, trống rỗng và cô đơn. Phổ Nghi lại không mấy quan tâm.

Từ đó, Uyển Dung dần có thói quen hút thuốc, thậm chí là trầm mê trong nha phiến (thuốc phiện). Bà hút mọi lúc mọi nơi, bất kể trong phòng hay đang tụ tập giữa đám đông.

Trong Ngự hoa viên của Tử Cấm Thành, Uyển Dung đang hút thuốc, Phổ Nghi châm lửa cho Uyển Dung một cách lịch sự và dịu dàng. Khoảnh khắc này đã được chụp lại.

Bức ảnh định mệnh của Hoàng hậu Uyển Dung: Bắt trọn khoảnh khắc bà làm một thói quen, bi kịch cũng từ đó mà ra-3
Uyển Dung muốn xóa bức ảnh này, vì nếu nó được lan truyền đi khắp nơi, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của một vị Hoàng hậu. Nhưng Phổ Nghi lại rất thích, cho rằng bà rất lịch thiệp và thú vị.

Ban đầu, Uyển Dung lấy lý do hút thuốc để chữa bệnh, nhưng sau đó bà lấn sang hút thuốc phiện. Khi cơn nghiện ngày càng nặng, Uyển Dung bắt đầu bất chấp mọi thứ, bất kể ngày đêm. 

Năm 1924, Phổ Nghi và các thành viên hoàng thất khác bị Phùng Ngọc Tường trục xuất khỏi Tử Cấm Thành, sau đó ông đã đưa Uyển Dung đến sống ở Thiên Tân. Năm 1931, Uyển Dung và Phổ Nghi cùng nhau đến Trường Xuân và trở thành Hoàng hậu của Mãn Châu quốc bù nhìn. Suốt quá trình này, Uyển Dung chưa từng thiếu điếu thuốc trên tay.

Kỳ thật, Uyển Dung vốn là một cô gái dịu dàng, xinh đẹp, nhưng về sau bà đã biến việc hút thuốc thành thói quen và không thể bỏ được nữa. Sau này bà còn đắm chìm trong thuốc phiện. Có thể nói số phận bi thảm của Uyển Dung bắt đầu từ bức ảnh bà hút thuốc một cách công khai.

Bức ảnh định mệnh của Hoàng hậu Uyển Dung: Bắt trọn khoảnh khắc bà làm một thói quen, bi kịch cũng từ đó mà ra-4
Trong thời kỳ Mãn Châu quốc bù nhìn, Uyển Dung ngoại tình với cận vệ của Phổ Nghi, bà mang thai và sinh ra một bé gái nhưng đã chết yểu, Uyển Dung cũng bị đày vào lãnh cung. Ngay sau đó, bà như biến thành người điên loạn, gào khóc liên tục, lấy thuốc phiện làm bạn để quên đi sự đời.

Theo ký ức của các thái giám từng phục vụ Uyển Dung, Hoàng hậu rất nghiện thuốc, mỗi ngày hút hai lạng (100g) thuốc phiện và hơn 80 điếu thuốc lá. Mỗi ngày bà sống trong mơ hồ, thật thật ảo ảo. Từ đó, sức khỏe của bà sa sút trầm trọng, bị nhốt trong phòng tối nên không thể di chuyển nhiều, không nhìn thấy mặt trời, gần như mù lòa, hốc hác, hoàn cảnh vô cùng khốn khổ.

Tháng 6/1946, Uyển Dung, vị Hoàng hậu cuối cùng lộng lẫy một thời, qua đời trong cô độc ở tuổi 42. Bà sinh ra trong hào môn, lớn lên trở thành Hoàng hậu, hưởng thụ sự giàu có trong cung tẩm nguy nga, kinh qua nhiều biến động của thời cuộc, và làm bạn với “con ma” nghiện ngập trong những năm cuối đời - thứ đã bắt đầu cuộc đời bi thảm của bà, đẩy bà vào con đường không thể quay đầu.

Theo Phụ nữ số

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuso.baophunuthudo.vn/buc-anh-dinh-menh-cua-hoang-hau-uyen-dung-bat-tron-khoanh-khac-ba-lam-mot-thoi-quen-bi-kich-cung-tu-do-ma-ra-193231010150346962.htm

Hoàng hậu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.