Các quốc gia Á Đông đón Tết: muôn hình muôn vẻ và thú vị đến bất ngờ

Nhiều nước cũng có Tết Nguyên Đán nhưng mỗi nơi lại đón Tết theo cách riêng

Nhiều nước cũng có Tết Nguyên Đán nhưng mỗi nơi lại đón Tết theo cách riêng.

Tết Nguyên Đán thực chất là dịp lễ của khá nhiều quốc gia vùng Á Đông - từ Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia đến cả Sri Lanka. Tuy nhiên, mỗi đất nước lại có phong tục riêng biệt, và bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết họ sẽ làm gì trong những ngày này. 

1. Seollal Hàn Quốc: Không thể thiếu Hanbok và quỳ lạy kính lễ với người lớn tuổi

Ở Hàn Quốc, Tết Nguyên Đán được gọi là Seollal. Với người Hàn, Tết là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng để thể hiện sự thành kính đối với tổ tiên. Từ tối Giao thừa, mọi người đã lo tắm rửa sạch sẽ và mặc Hanbok truyền thống, chuẩn bị đón mừng năm mới.

"Một trong những phong tục quan trọng nhất là thức trọn cả đêm Giao thừa," - Yang Joong Joo của đài SBS Korean chia sẻ. "Từ thời xa xưa, lũ trẻ đã bị dọa rằng nếu dám đi ngủ, sáng dậy lông mày sẽ hóa thành trắng toát."

Các quốc gia Á Đông đón Tết: muôn hình muôn vẻ và thú vị đến bất ngờ-1

Sau lễ cúng tế tổ tiên và thân nhân đã khuất là khoảng thời gian cho các thành viên nhỏ tuổi thể hiện sự kính trọng với người lớn trong nhà. Họ có lệ quỳ lạy chúc mừng năm mới. Các bậc trưởng bối sau khi nhận lễ từ con cháu sẽ thưởng chúng tiền mừng tuổi.

2. Shogatsu Nhật Bản: 108 tiếng chuông tương ứng với 108 dục vọng trần tục

Trước năm 1873, Nhật Bản cũng đón Tết âm lịch trùng ngày với Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc. Song kể từ năm 1873 trở đi, quốc đảo này đổi sang Tây lịch. Tết Nguyên Đán cũng đổi thời điểm, rơi vào ngày đầu tiên của tháng Giêng dương lịch. Tuy nhiên, các nghi lễ cổ truyền thì vẫn được giữ nguyên.

Các quốc gia Á Đông đón Tết: muôn hình muôn vẻ và thú vị đến bất ngờ-2

Vào đúng thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, mọi ngôi chùa trên khắp xứ sở hoa anh đào sẽ lần lượt rung 108 tiếng chuông. Người ta cho rằng, mỗi tiếng chuông tương ứng với một dục vọng trần tục. Và khi một tiếng chuông được rung lên cũng là lúc một dục vọng xấu xa bị xóa bỏ.

Các quốc gia Á Đông đón Tết: muôn hình muôn vẻ và thú vị đến bất ngờ-3

Ngoài ra, người Nhật còn có một tục lệ đặc biệt là rải đậu khô trong phòng để xua đuổi điều xui. Họ cũng rất ưa gửi bưu thiếp đầu năm cho thân nhân, bạn bè. Dịch vụ bưu chính của Nhật Bản vì thế mà thành ra vô cùng bận rộn trong ngày mùng 1/1.

3. Songkran Thái Lan: Đừng mong được khô ráo

Không chỉ Thái Lan mà cả Campuchia, Myanmar, Sri Lanka cũng đều có chung tết cổ truyền Songkran – Lễ hội Té nước. Nó cũng được tổ chức vào ngày mùng 1/1, nhưng là theo Phật lịch.

Khác với Việt Nam, Trung Quốc hay Hàn Quốc hãy còn vương cái lạnh cuối đông trong đầu xuân năm mới, ngày đầu năm của 4 quốc gia này rơi vào tầm tháng 4 nóng nực. Thế nên, người ta thỏa thích vui đùa với nước.

So với sự lễ nghi đón Tết ở Hàn Quốc, Songkran giàu tính giải trí hơn. Ai nấy ra đường cũng đều chuẩn bị tinh thần té nước và bị ướt. Tại các thành phố lớn, Tết thật sự không khác gì một cuộc chiến bằng nước. Người ta chuẩn bị la liệt nào súng phun nước, bóng nước, thùng, xô, chậy... Tất cả sẵn sàng hất, ném, bắn nước tứ tung, vui đùa thỏa thích.

Các quốc gia Á Đông đón Tết: muôn hình muôn vẻ và thú vị đến bất ngờ-4

Đừng mong được khô ráo khi ra ngoài vào ngày Songkran! Bởi vì chẳng ai lại nề hà người quen hay lạ, cứ thấy mặt là té nước thôi. Tín ngưỡng Phật giáo của họ tin rằng, nước sẽ gột rửa sạch sẽ mọi phiền muộn năm cũ để hân hoan bước vào năm mới. Thế nên càng bị té nước nhiều thì càng lắm may mắn và nhiều hạnh phúc.

4. Tsagaan Sar Mông Cổ: Trả hết nợ nần trong ngày cuối năm

Tsagaan Sar có nghĩa là "Bạch nguyệt", còn được gọi là lễ hội Trăng màu trắng. Lễ được tổ chức trùng với Tết Nguyên Đán của người Việt Nam trong 3 ngày đầu tiên của năm mới theo âm lịch.

Trước khi mặt trời đầu năm thức giấc, người Mông Cổ đã trở dậy, mặc trang phục truyền thống và xác định hướng cung hoàng đạo tương ứng của năm mà bước ra. Đàn ông thì leo lên ngọn núi gần nhất chờ ngắm bình minh lên, còn phụ nữ kính cẩn pha trà sữa dâng trời đất.

Các quốc gia Á Đông đón Tết: muôn hình muôn vẻ và thú vị đến bất ngờ-5

Cái thú vị của Tết Mông Cổ là vào ngày cuối cùng của năm cũ, họ sẽ thanh toán sạch sẽ nợ nần, giải quyết toàn bộ các khúc mắc ân oán, tình cảm để hoàn toàn thảnh thơi đón năm mới. Và thay vì quỳ lạy chúc thọ người lớn tuổi, họ nắm lấy 2 khuỷu tay và chạm má vào nhau cả bên trái lẫn bên phải.

5. Chunjie Trung Quốc: Nhiều kiêng kỵ nhất trần đời

Với người Trung Quốc, Tết Nguyên Đán là một dịp lễ cực kỳ đặc biệt. Họ bắt đầu bằng việc quét tước, dọn dẹp nhà cửa sạch bong, bởi quan niệm rằng mọi bụi bặm năm cũ còn sót lại đều có thể là điềm rủi, đem tới vận xấu trong năm mới.

Nói đến Tết Trung Quốc cũng là nói tới vô số điều kiêng kỵ trong 3 ngày đầu xuân. Bạn sẽ tìm thấy chí ít cũng hơn 10 chuyện nên tránh, ví dụ như tránh làm vỡ đồ vật, vì sự đổ vỡ này có thể sẽ mang tới mất mát tiền của, chia rẽ gia đình trong nay mai.

Các quốc gia Á Đông đón Tết: muôn hình muôn vẻ và thú vị đến bất ngờ-6

Tết cổ truyền tại Trung Quốc là nơi có nhiều tục lệ kiêng khem nhất

Rồi thì tránh giặt giũ, tránh quét nhà và đổ rác, tránh để trẻ con quấy khóc, tránh vay và cho vay tiền bạc, tránh về nhà mẹ ruột nếu là phụ nữ đã lấy chồng vào ngày mùng 1, tránh gội đầu, tránh dùng kéo, tránh để bị dao cắt trúng, tránh ăn cháo trong bữa ăn đầu tiên của năm, tránh ngủ trưa, tránh mặc quần áo rách rưới và màu đen trắng, thậm chí là tránh cả uống thuốc và đi bệnh viện.

Nhưng Trung Quốc cũng là đất nước tưng bừng với Tết Nguyên Đán hơn bất cứ nơi nào. Người ta hăng hái múa lân, múa rồng, gõ trống, đánh chũm chọe để xua đuổi cái xấu, cái xui, đón mừng cái mới, cái tốt.

Theo Helino


Tết

Tết Nguyên Đán


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.