Cảnh sát Malaysia giải cứu hơn 400 trẻ em bị bạo hành tại các cơ sở từ thiện

Cảnh sát Malaysia đã tiến hành đột kích 20 cơ sở từ thiện bị tố trục lợi từ tiền quyên góp, đồng thời giải cứu 402 trẻ em bị bạo hành và lạm dụng.

Theo CNA, trong ngày 11/9, cảnh sát Malaysia đã tiến hành đột kích 18 cơ sở từ thiện ở bang Selangor và 2 cơ sở khác ở bang Negri Sembilan. Toàn bộ cơ sở này đều liên quan đến doanh nghiệp Global Ikhwan (GISB), vốn bị cáo buộc bạo hành trẻ em và trục lợi từ các khoản tiền quyên góp.

"Lực lượng chức năng đã giải cứu 402 trẻ em ở độ tuổi từ 1-17 ở các cơ sở này. Ngoài bạo hành và ngược đãi, một số em còn có dấu hiệu bị xâm hại tình dục. 171 đối tượng bao gồm bảo mẫu và người đứng đầu các cơ sở cũng bị bắt trong chiến dịch đột kích", Lãnh đạo Cảnh sát Malaysia Razarudin Husain nói.

Cảnh sát Malaysia giải cứu hơn 400 trẻ em bị bạo hành tại các cơ sở từ thiện-1

Cảnh sát Malaysia khám xét các cơ sở từ thiện bị cáo buộc bạo hành trẻ em. Ảnh: Star

Truyền thông địa phương tiết lộ, những trẻ em ở các cơ sở liên quan tới GISB bị đánh bằng kim loại được nung nóng nếu phạm lỗi. Bên cạnh đó, các trung tâm này còn giảng dạy những nội dung đi ngược lại với chuẩn mực xã hội.

Theo báo cáo điều tra ban đầu, phần lớn trẻ em được gửi tới các cơ sở này từ khi còn là trẻ sơ sinh. Các em không chỉ bị bảo mẫu bạo hành và lạm dụng, mà còn bị ép phải làm những hành vi lạm dụng lẫn nhau.

"Trẻ em bị ốm sẽ không được đưa tới bệnh viện. Các em chỉ được đi khám khi sức khỏe đã nguy kịch", báo cáo của cảnh sát Malaysia cho biết.

Về phía GISB, doanh nghiệp này đã phủ nhận các cáo buộc liên quan tới bạo hành trẻ em, cam kết sẽ hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ vụ việc.

Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/canh-sat-malaysia-giai-cuu-hon-400-tre-em-bi-bao-hanh-tai-cac-co-so-tu-thien-2321480.html?fbclid=IwY2xjawFPvWdleHRuA2FlbQIxMAABHbJmEgfd7uHPBkXFpqtzYx1Brq6NIRfSY0nBgDxZzch22by5Xpi6w2WFRQ_aem_6GL3m6ekFe3m6ORIIU3wvA

bạo hành trẻ em

bạo hành


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.