- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chuyện người Nhật di cư đến Brazil: Từng sống khốn khổ và bị đối xử không khác nô lệ nhưng mạnh mẽ vươn lên tìm chỗ đứng nơi đất khách
Nhiều người luôn nghĩ rằng, người Nhật ít khi ra nước ngoài định cư
- Hai cha con di cư bị cắt cổ, bỏ bên vệ đường ở Mexico gây rúng động
- Số phận thi thể hai cha con người di cư chết đuối và sự thật bất ngờ được mẹ nạn nhân tiết lộ đằng sau chuyến đi "tử thần"
- Những bức ảnh lay động lòng người cho thấy sự tàn nhẫn của thảm họa di cư, khi hàng rào thép gai nơi biên giới "cứa nát" cuộc đời những đứa trẻ
Nhiều người luôn nghĩ rằng, người Nhật ít khi ra nước ngoài định cư. Nhưng trên thực tế, vào hơn 100 năm trước, người Nhật đã có lịch sử di dân sang Brazil, tạo thành một cộng đồng ở đất nước này và gặt hái được không ít thành công.
Năm 2008 là một năm vô cùng ý nghĩa đối với người Nhật Bản, bởi lẽ năm đó họ đã kỷ niệm 100 năm cuộc di cư của người Nhật Đến Brazil. Vào năm 1908, có hàng trăm nông dân Nhật Bản di cư đến đất nước Nam Mỹ và mơ ước tạo ra một sự nghiệp ổn định trước khi quay trở về quê hương.
Những người dân Nhật đầu tiên đến Brazil là ai?
Vào ngày 18/6/1908, nhóm người Nhật Bản đầu tiên trên con tàu Kasato Maru đã rời cảng Kobe vào tháng 4 đã cập bến tại cảng Santos, cách Sao Paulo khoảng 60km về phía Nam. Được biết, hầu hết họ đều là nông dân đến từ 14 quận ở Nhật bao gồm Okinawa, Kagoshima và Kumamoto. Trong số đó, có khoảng 781 người đều có hợp đồng lao động để làm việc tại các đồn điền cà phê ở Sao Paulo, ngoài ra trong đoàn có 10 người là khách du lịch không có hợp đồng lao động.
Con tàu Kasato Maru, chờ nhóm người Nhật đầu tiên đến Brazil vào năm 1908.
Brazil không phải là đất nước đầu tiên mà người dân Nhật đến để lập nghiệp. Trước đó, người Nhật đã đến Hawaii, Mỹ, Canada và Úc. Tuy nhiên, tại những nước này đã xảy ra sự phân biệt và kỳ thị chủng tộc nên đã giới hạn về số lượng người nhập cư Nhật Bản. Cũng chính vì lý do đó là mà họ chuyển sang Nam Mỹ.
Thời điểm đó, Brazil được biết đến là nơi có nhiều nông trại cà phê và sử dụng lao động nô lệ từ Châu Phi. Tuy nhiên, vào năm 1888, nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ chống lại chế độ nô lệ, dẫn đến việc cấm sử dụng nô lệ ở các nông trại. Lúc này, Brazil chỉ chấp nhận sử dụng người lao động là dân nhập cư từ Ý, Tây Ban Nha và Đức. Mặc dù số lượng người di dân từ các quốc gia Châu Âu ngày càng nhiều nhưng chế độ sử dụng lao động nô lệ không còn dẫn đến thiếu hụt nhân công trong ngành nông nghiệp.

Người nhập cư Nhật làm việc tại trang trại cà phê ở Brazil.
Đúng lúc này, số lượng người Nhật Bản xuất khẩu lao động sang Brazil ngày càng tăng. Họ đã chen lấn trên những con tàu vận chuyển khổng lồ, vượt nửa vòng trái đất để đến Brazil làm việc với đồng lương ít ỏi. Trong khoảng thời gian từ năm 1908 - 1941, ước tính có khoảng 190.000 người Nhật chuyển đến Brazil. Sau khi việc di cư chấm dứt cộng với việc đình chỉ quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Brazil trong Thế chiến thứ 2, thì có khoảng 7% người Nhật quay về quê hương. Còn lại, vẫn làm việc và sinh sống tại đất nước này.
Khi Nhật Bản trải qua quá trình công nghiệp hóa vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, thì việc di cư của người dân được cho là giải quyết các vấn đề như vượt dân số và nạn nghèo đói ở khu vực nông thôn. Những người di cư dự kiến sẽ trở về quê hương và đem tiền mặt về cho gia đình của họ.
“Miền đất hứa” không như mong đợi nhưng người Nhật đã vực dậy bằng nghị lực phi thường
Để đổi đời, nhiều người dân Nhật bất chấp sang Brazil trên những con tàu nhỏ nhưng lại chứa rất nhiều. Những người này ôm mộng về một cuộc sống mới được hứa hẹn đãi ngộ tốt và lương cao. Tuy nhiên, khi đến nơi, họ đã bị vỡ mộng bởi chế độ làm việc hà khắc không khác gì nô lệ. Họ không còn sự lựa chọn nào khác là phải làm việc thật chăm chỉ, kiếm đủ tiền để trở về nước. Đối với những người mãi quanh quẩn với đồng lương ít ỏi thì chắc chắn bị mắc kẹt lại Brazil.

Người Nhật và trang trại trồng khoai tây.
Dưới góc độ luật pháp, những người dân Nhật di cư đến Brazil đều có hợp đồng lao động và là công dân tự do. Nhưng trên thực tế sinh hoạt và đãi ngộ của họ tại môi trường làm việc không khác gì nô lệ. Trong suốt thời gian làm việc nơi đất khách, đã có nhiều cuộc phản kháng chống lại chế độ này, thậm chí có những người còn bỏ sáng Argentina vào lúc nửa đêm.
Trong số những người nhập cư Nhật Bản, không ít người đạt được thành công. Khi bị bóc lột nặng nề, những người đồng hương đã liên kết lại với nhau tạo thành một nhóm, gom góp tiền để thành lập nông trại và bắt đầu sự nghiệp riêng để không phải đi làm thuê làm mướn.
Từ việc trồng cà phê, người Nhật đã cùng nhau suy nghĩ và nghĩ ra việc trồng và phát triển những nông sản khác có khả năng đem lại lợi nhuận cao như trà, khoai tây, rau diếp, cà chua và tỏi. Nhờ vậy mà cộng đồng người Nhật có một địa vị trong xã hội Brazil. Đương nhiên, đi kèm với sự thành công là những khó khăn không mấy ai hiểu được. Nhiều người nhập cư Nhật Bản đã phải đối mặt với sự kỳ thị, ghét bỏ, phân biệt đối xử của người bản xứ, thậm chí ở Brazil còn có một phong trào đòi trục xuất người Nhật Bản.

Dù trải qua không ít khó khăn nhưng cộng đồng người Nhật đã phát triển mạnh mẽ ở đất nước này. Trải qua 2 - 3 thế hệ, có nhiều người đã không còn nhớ tiếng Nhật nhưng họ vẫn không quên gốc gác, cội nguồn. Hiện tại, ở Brazil có khoảng 5% dân số là người gốc Nhật, họ hoạt động hầu hết trong mọi lĩnh vực từ bác sĩ, luật sư, kỹ sư, giáo viên, nhà văn hóa… Đặc biệt thành công lớn ở Brazil có được đều nhờ vào những người gốc Nhật xây dựng nên.



Một số hình ảnh ở phố Nhật tại Brazil.
Hiện tại, ước tính có khoảng 1,6 triệu người gốc Nhật đang sống tại Brazil, tập trung tại thành phố Sao Paulo. Trong đó, khu vực Liberdade còn được gọi là phố Nhật (Japantown). Đây là nơi có cộng đồng người Nhật lớn nhất thế giới bên ngoài nước nhật và nó tiếp tục phát triển từ những năm 1950. Tại đây, những người Nhật có thể thoải mái giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ hay thưởng thức những món ăn đặc sản quê nhà.
Thời đại ngày càng phát triển, có những người Nhật sống ở Brazil dần quên đi gốc gác của mình, tuy nhiên tổ tiên của họ đã để lại một sứ mệnh, bài học quý giá cho việc không ngừng nỗ lực, cố gắng, vượt qua khó khăn để xây dựng chỗ đứng vững chắc tại nơi mình sinh sống và làm việc.
Theo Helino
-
Thế giới2 giờ trướcNhật Bản lần đầu tiên mở bán thịt cá voi qua máy bán hàng tự động với mức giá rẻ như thịt xông khói tại Mỹ.
-
Thế giới3 giờ trướcLợi dụng sự thương hại của người xem, nhiều TikToker tại Indonesia tạo các video livestream cho thấy vẻ khổ sở, nghèo đói nhằm lấy các món quà ảo để đổi ra tiền thật.
-
Thế giới5 giờ trướcNếu tình yêu sâu sắc của cô dâu, chú rể chưa đủ khiến khách mời rơi nước mắt, thì bó hoa cưới của cô dâu hoàn toàn có thể làm được điều đó.
-
Thế giới5 giờ trướcNhiều ý kiến cho rằng căn hộ diện tích nhỏ, giá thuê rẻ nhưng lại không có vòi sen hay bồn tắm đang phơi bày nỗi khổ kiếm sống của người trẻ xứ hoa anh đào.
-
Thế giới17 giờ trướcMột chiếc máy bay chở khách cất cánh từ Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) đã bay suốt 13 giờ rồi hạ cánh xuống chỗ cũ.
-
Thế giới22 giờ trướcMeghan Markle đặt ra nhiều điều kiện lúc hẹn hò Harry, trong đó có việc đặt ra thời gian hai tuần, yêu cầu chồng tương lai thăm cô đều đặn.
-
Thế giới22 giờ trướcCảnh sát bang Florida - Mỹ đang điều tra vụ xả súng được mô tả như phim hành động ngay trên đường phố Lakeland.
-
Thế giới1 ngày trướcCông tố viên kết luận một phụ nữ 23 tuổi người Đức gốc Iraq đã tìm người có ngoại hình giống mình trên Instagram và cùng một người khác sát hại đối phương để giả chết.
-
Thế giới1 ngày trướcAyesha Vardag, chủ công ty này, khuyến khích nhân viên ăn mặc lộng lẫy và thể hiện hết mình với trang phục công sở của họ.
-
Thế giới1 ngày trướcSingapore trở thành điểm đến lý tưởng cho giới siêu giàu Trung Quốc, do chính sách thân thiện, sự ổn định chính trị và việc sớm dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch Covid-19 hồi năm 2021.
-
Thế giới1 ngày trướcNgười dân ở Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến kêu gọi chính phủ can thiệp hiệu quả hơn trong việc kiểm soát giá quà cưới tăng chóng mặt trong những năm qua.
-
Thế giới1 ngày trướcNhiều người đã đặt câu hỏi về việc liệu hai kỹ thuật viên y tế đầu tiên đến hiện trường đã làm đủ để giúp đỡ Tyre Nichols, sau khi anh bị cảnh sát đánh đập tàn nhẫn, hay chưa.
-
Thế giới1 ngày trướcVào ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (21-27/1), hàng dài người xếp hàng tại cục dân chính ở một số nơi trên khắp Trung Quốc, theo What's on Weibo.
-
Thế giới1 ngày trướcCảnh sát huyện Yanshan (tỉnh Giang Tây, phía Đông Trung Quốc) hôm 29/1 xác nhận thi thể được phát hiện treo cổ trên núi Jinji là nam sinh Hu Xinyu (15 tuổi), mất tích trước đó hơn ba tháng.