Cởi đồ khám nghĩa vụ quân sự bị nhìn chằm chằm: Cơn ác mộng của phụ nữ Thái chuyển giới

Cứ mỗi đợt tuyển chọn, người ta lại thấy những cô gái xinh đẹp "lạc bầy" đứng trong hàng ngũ các chàng trai chờ đợi để khám nghĩa vụ quân sự.

Cứ mỗi đợt tuyển chọn, người ta lại thấy những cô gái xinh đẹp "lạc bầy" đứng trong hàng ngũ các chàng trai chờ đợi để khám nghĩa vụ quân sự. Dù thâm tâm là nữ, họ vẫn bị coi là đàn ông, phải lột đồ để khám công khai y như những người khác.

Mặc dù xã hội ngày nay đã có suy nghĩ thoáng hơn về những người chuyển giới nhưng đa số vẫn còn nhiều sự kỳ thị, nghi ngại. Chính vì vậy, việc công khai giới tính thật là một quyết định rất khó khăn đối với những người thuộc "thế giới thứ 3". Bởi lẽ, quyết định ấy sẽ khiến cuộc đời họ rẽ sang một hướng hoàn toàn khác, và nó có tốt đẹp hơn hay không thì chẳng ai biết được. Đối với những người phụ nữ chuyển giới tại Thái Lan, nỗi sợ hãi ấy còn lớn hơn nhiều khi họ phải chịu vô số áp lực. 


Mỹ nữ chuyển giới Thái Lan đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự.

Cởi đồ khám nghĩa vụ quân sự bị nhìn chằm chằm: Cơn ác mộng của phụ nữ Thái chuyển giới-1

 

Đời sống tình dục của những người chuyển giới nữ rất đặc biệt. Nếu chưa phẫu thuật, họ vẫn có thể quan hệ và đạt cực khoái nhưng phải dùng đến nhiều phương pháp khác nhau. Còn với những người đã phẫu thuật, có bộ phận sinh dục nữ, việc quan hệ tình dục có thể diễn ra bình thường nhưng do âm đạo không có cơ chế "đóng mở" tự nhiên như người bình thường nên họ có nguy cơ lây nhiễm các bệnh về đường tình dục cao. 

Cô Pong Katun, một người chuyển giới nữ sống ở Bangkok chia sẻ thẳng thắn về chuyện "yêu" của mình. Cô nói rằng dù đã phẫu thuật chuyển giới nhưng cô vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi làm "chuyện ấy". Pong phải dùng chất bôi trơn vì cơ thể không thể tự tiết ra. Khi đã xong việc, cô bất ngờ nhận thấy "vùng kín" của mình có mùi hôi khó chịu và hơi đau. Khi đi khám, Pong mới biết mình bị nhiễm trùng. Điều đó đã ám ảnh cô suốt một thời gian dài.

Cởi đồ khám nghĩa vụ quân sự bị nhìn chằm chằm: Cơn ác mộng của phụ nữ Thái chuyển giới-2

 

Không những thế, những người chuyển giới nữ ở Thái Lan còn phải đối mặt với một cơn ác mộng mang tên khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Luật pháp Thái Lan quy định người chuyển giới không được phép thay đổi giới tính trên giấy tờ, vì vậy họ buộc phải tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự.

Cứ mỗi đợt khám tuyển, người ta lại thấy những cô gái xinh đẹp đứng trong hàng ngũ các chàng trai chờ đợi để khám nghĩa vụ quân sự. Hầu hết những người chuyển giới nữ đều nói rằng, việc đó khiến họ vô cùng căng thẳng, áp lực và sợ hãi. Họ phải xếp hàng chờ nhiều giờ để được gọi tên, sau đó phải cởi đồ để tiến hành những cuộc kiểm tra như bao người đàn ông khác, dù trong thâm tâm là một phụ nữ.

Cởi đồ khám nghĩa vụ quân sự bị nhìn chằm chằm: Cơn ác mộng của phụ nữ Thái chuyển giới-3

Hoa hậu chuyển giới Thái Lan 2018 Issaree “Natt” Mungman trong một đợt khám tuyển

Cởi đồ khám nghĩa vụ quân sự bị nhìn chằm chằm: Cơn ác mộng của phụ nữ Thái chuyển giới-4

Phụ nữ chuyển giới Thái Lan vô cùng sợ hãi trước những đợt khám nghĩa vụ quân sự bởi họ phải đối mặt với ánh nhìn soi mói cơ thể.

Jetsada Taesombat, giám đốc điều hành Liên minh đòi quyền lợi cho người chuyển giới tại Thái Lan cho biết: "Hầu hết phụ nữ chuyển giới đều cảm thấy rất căng thẳng và lo lắng khi tham gia khám nghĩa vụ quân sự. Họ phải cởi bỏ quần áo, bị mọi người nhìn chằm chằm hoặc chịu đựng sự lăng nhục của đám đông. Một số người vì quá căng thẳng nên họ đã nghĩ đến việc tự sát để tránh phải đối mặt với tình trạng này".

Những người chuyển giới nữ tại Thái Lan chỉ được miễn nghĩa vụ quân sự nếu bị khiếm khuyết về mặt thể chất hoặc tinh thần, hoặc đã có giấy chứng nhận là người chuyển giới. Nếu không, họ sẽ phải phục vụ trong quân đội 2 năm và chỉ được miễn trừ khi có giấy chứng nhận của bệnh viện quân đội chứng minh họ bị "rối loạn về nhận dạng giới tính".

 

Cởi đồ khám nghĩa vụ quân sự bị nhìn chằm chằm: Cơn ác mộng của phụ nữ Thái chuyển giới-5

Chuyển giới không chỉ là sự thay đổi về hormone mà rất nhiều người chuyển giới nữ ở Thái Lan còn muốn thay đổi cả ngoại hình để được sống đúng với giới tính thật. Thái Lan cũng được coi là trung tâm thực hiện các cuộc phẫu thuật chuyển giới của thế giới.

Hầu hết những người chuyển giới đều phải trải qua những giai đoạn phẫu thuật như: Nâng mũi, độn cằm, căng da mặt, gọt xương gò má, xương vai… và bước cuối cùng là tái tạo lại bộ phận sinh dục mới để hoàn toàn trở thành con gái.

Cởi đồ khám nghĩa vụ quân sự bị nhìn chằm chằm: Cơn ác mộng của phụ nữ Thái chuyển giới-6

Chấp nhận phẫu thuật chuyển giới là chấp nhận đánh đổi tính mạng và tuổi thọ (Ảnh minh họa)

Biến thành một con người khác, những người chuyển giới nữ phải chịu đựng vô số đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Họ phải tiêm hormone nữ vào người để cơ thể làm quen với "tính nữ" và việc đó khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi vì sự thay đổi quá lớn. Tiếp đến, họ phải đụng chạm dao kéo để đảm bảo 2 yếu tố: hình thể và chức năng.

Những cuộc phẫu thuật đầu tiên là thay đổi ngoại hình. Nó thậm chí còn đau đớn hơn gấp nghìn lần những cô gái đi phẫu thuật thẩm mỹ để trở nên xinh đẹp bởi phải chỉnh sửa rất nhiều thứ, từ khuôn mặt đến vùng ngực và đặc biệt là bộ phận sinh dục.

Cởi đồ khám nghĩa vụ quân sự bị nhìn chằm chằm: Cơn ác mộng của phụ nữ Thái chuyển giới-7

Để được sống đúng với giới tính, họ phải chịu nỗi đau như "chết đi sống lại".

Chỉ có những bác sĩ thật sự lành nghề, có nhiều kinh nghiệm mới dám phẫu thuật bộ phận sinh dục cho người chuyển giới bởi nó vô cùng quan trọng. Bệnh nhân phải tự nguyện muốn phẫu thuật và ký giấy cam kết thì bác sĩ mới dám tiến hành. Sau đó, bác sĩ sẽ cắt bỏ hoàn toàn bộ phận sinh dục cũ để tạo hình bộ phận mới. Đó thật sự là một hành trình bằng máu và nước mắt.

Không những thế, người chuyển giới còn phải đánh đổi cả mạng sống và tuổi thọ của mình. Tuổi đời của họ thường rất ngắn và phải dùng hormone cả đời. Theo nghiên cứu, người chuyển giới sẽ bị giảm trung bình 20 năm tuổi thọ so với người bình thường.

Cởi đồ khám nghĩa vụ quân sự bị nhìn chằm chằm: Cơn ác mộng của phụ nữ Thái chuyển giới-8

 

Không chỉ ở Thái Lan, những người chuyển giới ở khắp nơi trên thế giới vẫn bị phần đông nhìn với ánh mắt khác. Họ bị phân biệt đối xử vì không giống người bình thường, thậm chí còn bị coi là bệnh hoạn, dị hợm. Mặc dù đã có rất nhiều hoạt động đấu tranh cho người chuyển giới nhưng tư tưởng này vẫn chưa thể thay đổi ngay. Đó cũng chính là lý do khiến nhiều người không dám công khai giới tính thật của mình.

Sự kỳ thị của xã hội khiến những người chuyển giới gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Họ không thể tìm được một tình yêu đích thực vì trót mang hình dáng và giới tính khác nhau. Họ cũng bị khước từ nhiều cơ hội việc làm, kết bạn và cả các vấn đề pháp lý khác.

Cởi đồ khám nghĩa vụ quân sự bị nhìn chằm chằm: Cơn ác mộng của phụ nữ Thái chuyển giới-9

 

Thứ mà những người chuyển giới nữ tại Thái Lan mong muốn nhất thật ra rất đơn giản. Họ chỉ muốn được sống thật với con người mình, được mọi người chấp nhận và tìm được hạnh phúc riêng. Thế nhưng bằng cách này hay cách khác, con đường đi tìm hạnh phúc của họ vẫn rất gian nan.

Cởi đồ khám nghĩa vụ quân sự bị nhìn chằm chằm: Cơn ác mộng của phụ nữ Thái chuyển giới-10

Những phụ nữ chuyển giới thành công như Hoa hậu Yoshi Rindada giúp cộng đồng người chuyển giới Thái Lan có thêm niềm tin.

Rất nhiều người đã đứng lên công khai giới tính thật của mình và trở nên thành công, tuy nhiên không phải ai cũng đủ can đảm như vậy. Định kiến xã hội vẫn là rào cản lớn nhất mà đôi khi nó bắt nguồn từ chính gia đình của những người chuyển giới. Nhiều gia đình vẫn không thể chấp nhận được việc con mình "không phải là con trai".

Thế nhưng xét cho cùng, phụ nữ chuyển giới cũng xứng đáng nhận được sự cảm thông, yêu thương che chở như bao người khác. Tuy nhiên cho đến lúc ấy, việc xóa bỏ kỳ thị vẫn còn là một câu chuyện dài và đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, đấu tranh nữa.


Theo Khám Phá 


cô gái chuyển giới

giới tính


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.