- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cuộc điện thoại với bạn thân hé lộ nguyên nhân tử vong của cô gái 26 tuổi
Cuộc gọi trước lúc qua đời với người bạn thân đã hé lộ nguyên nhân tử vong của cô gái 26 tuổi làm việc cho công ty nổi tiếng thế giới.
Chỉ 4 tháng sau khi gia nhập một công ty tư vấn, nữ kế toán Anna Sebastian Perayil, qua đời ở tuổi 26. Cái chết của cô đã làm dấy lên cuộc tranh luận về văn hóa làm việc gắt gao và căng thẳng tại các công ty lớn hàng đầu ở Ấn Độ.
Cha mẹ Anna cho rằng, con gái họ qua đời là do khối lượng công việc quá tải, giờ làm việc dài, sự căng thẳng cộng với căn bệnh trào ngược dạ dày. Tất cả những điều này đã “làm ảnh hưởng đến Anna cả về mặt thể chất lẫn tinh thần”.
Câu chuyện của Anna Sebastian Perayil làm dấy lên cuộc tranh luận về văn hóa làm việc đến kiệt sức ở Ấn Độ. Ảnh: NBC News
Tờ India Times đưa tin, Ann Mary (bạn thời thơ ấu của Anna) cho biết 2 tiếng trước khi qua đời, Anna đã gọi điện thoại, nói chuyện với cô.
Trong cuộc trò chuyện cuối cùng này, Anna nói rằng cô đang suy nghĩ về chuyện nghỉ việc do áp lực công việc “không thể thở nổi”.
“Cũng ngày hôm đó, cô ấy kể với tôi rằng cô ấy có một cuộc họp lúc đêm muộn. Anna cũng từng nói với tôi chuyện quản lý cho biết không có ai trong nhóm trụ nổi quá 3 tháng và anh ta mong Anna là người phá vỡ điều đó”.
Theo Ann, nữ kế toán phải làm việc tới 18 tiếng mỗi ngày và làm cả cuối tuần. Cô đã lên kế hoạch về thăm cha mẹ ở Kerala vào cuối tháng 7 sau khi hoàn thành dự án. Tuy nhiên, kế hoạch chưa được thực hiện thì ngày 20/7, cô đã qua đời sau vài lần than phiền về việc đau ngực.
Cô bạn Ann Mary cũng tiết lộ, mặc dù Anna đã bày tỏ lo ngại về sức khỏe của mình với bộ phận nhân sự nhưng cô không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào.
Trong thư gửi đến người đứng đầu công ty Ernst & Young (EY) chi nhánh Ấn Độ, bà Anita Augustine, mẹ của Anna, cho biết con gái bà bắt đầu làm việc tại EY từ tháng 3 năm nay. Đến tháng 7, bà đưa con đi khám vì Anna bị "co thắt ngực" suốt 1 tuần.
Bác sĩ kê cho cô thuốc kháng axit và nói Anna "không ngủ đủ giấc và ăn rất muộn". Mặc dù vậy, con gái bà vẫn tiếp tục làm việc "đến tận khuya, thậm chí vào cuối tuần, mà không có thời gian để thở", bà Augustine cho biết.
"Trải nghiệm của Anna cho thấy văn hóa làm việc, làm thêm giờ của công ty trong khi bỏ bê các vai trò khác trong cuộc sống cá nhân của họ.
Đây không chỉ là chuyện của con gái tôi, mà còn là chuyện của nhiều người trẻ gia nhập EY với đầy hy vọng và ước mơ, rồi bị đè bẹp bởi sức nặng của những kỳ vọng không thực tế", bà Augustine viết trong thư.
"Cái chết của Anna sẽ là lời cảnh tỉnh cho EY", người mẹ khẳng định.
Bà Augustine cũng tiết lộ, sau khi con gái bà qua đời, không có bất cứ ai của công ty đến dự đám tang của Anna. Bà đã liên lạc với ban quản lý nhưng không nhận được hồi âm.
Trong khi đó, EY khẳng định "áp lực công việc" không phải là lý do khiến nữ nhân viên qua đời.
"Chúng tôi có khoảng 100.000 nhân viên. Ai cũng phải làm việc chăm chỉ. Anna chỉ làm việc với chúng tôi trong 4 tháng. Cô ấy được phân công công việc như mọi người khác", ông Rajiv Memani, Giám đốc EY Ấn Độ, nói với tờ The Indian Express.
"Chúng tôi không cho rằng áp lực công việc có thể cướp đi sinh mạng của cô ấy".
Trong một chia sẻ với tờ The Independent, EY Ấn Độ cho biết: "Chúng tôi vô cùng đau buồn trước sự ra đi đột ngột và bi thảm của Anna Sebastian vào tháng 7/2024.
Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia quyến của người đã khuất. Sự nghiệp đầy hứa hẹn của cô ấy đã bị đứt đoạn theo cách bi thảm này, là một mất mát không thể bù đắp được đối với tất cả chúng tôi".
Công ty cũng nói rằng, họ đang xem xét bức thư của gia đình với sự nghiêm túc nhất có thể.
“Chúng tôi luôn đặt vấn đề sức khỏe của nhân viên lên trên hết và liên tục tìm cách cải thiện để mang lại một môi trường làm việc lành mạnh cho 100.000 nhân sự của chúng tôi ở khắp các công ty thành viên của EY tại Ấn Độ”.
Cái chết của Anna và bức thư của mẹ cô khiến dư luận đau buồn và tức giận, nhất là khi một số chuyên gia trong ngành, bao gồm cả một số người từ EY, chia sẻ trải nghiệm của họ về môi trường làm việc độc hại với khối lượng công việc khổng lồ.
Nhiều người lao động trong các công ty lớn ở Ấn Độ xác nhận văn hóa làm việc độc hại ở các doanh nghiệp này. Ảnh: CNBC
Một nhân viên EY cho biết, họ được thông báo về cái chết của Anna qua email đính kèm ảnh của cô, trong đó nói rằng Anna gặp vấn đề sức khỏe ngày càng tồi tệ.
“Chúng tôi làm việc trung bình 16 giờ/ngày trong giai đoạn bận rộn và 12 giờ/ngày trong giai đoạn không bận rộn.
Không có ngày cuối tuần hoặc ngày lễ nào được nghỉ. Ngay cả 1 ngày nghỉ mà công ty nói để giúp nhân viên hồi phục năng lượng, chúng tôi cũng không được nghỉ. Làm việc quá sức là cách duy nhất để được thăng chức ở đây”.
Một nhân viên khác từng làm việc cho một trong số các công ty kiểm toán “Big Four” (4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới) trong 4 năm nói bản thân vẫn phải làm việc dù bị Covid-19. “Tôi làm việc đến khi tôi không thể ngồi thẳng vì sốt và yếu”.
“Và quản lý của tôi đã nhấn mạnh với các quản lý khác rằng, tôi không hoàn thành nhiệm vụ trong lần giao việc đó dù tôi đã nộp báo cáo xét nghiệm dương tính với Covid-19”.
Một số nhân viên khác của các công ty “Big Four” (gồm Deloitte, PwC, KPMG và EY) cũng chia sẻ những câu chuyện tương tự trên mạng xã hội, kể chi tiết về những ngày làm việc kéo dài từ 14 đến 18 giờ và bị gọi là “nguồn lực” thay vì tên riêng.
Nhiều người nhắc đến phát ngôn của tỷ phú Narayana Murthy, đồng sáng lập Infosys, hồi tháng 10/2023. Ông nói rằng, Ấn Độ nằm trong số những quốc gia có năng suất lao động thấp nhất thế giới. Vị tỷ phú cho rằng, nguyên nhân là do người Ấn Độ phải "làm việc 70 giờ một tuần" để phát triển đất nước.
Việc thiếu các biện pháp bảo vệ người lao động tại nơi làm việc từ lâu đã là vấn đề đáng lo ngại ở Ấn Độ. Theo dữ liệu từ Tổ chức Lao động Quốc tế, 51% người lao động của Ấn Độ làm việc hơn 49 giờ/tuần. Điều này khiến Ấn Độ chỉ đứng sau Bhutan về số lượng giờ làm thêm.
Một báo cáo của Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ và nền tảng chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số MediBuddy, được công bố vào tháng 7, cho thấy gần 62% người lao động Ấn Độ bị căng thẳng và kiệt sức vì công việc.
Theo các bộ luật liên quan đến giờ làm việc của nhân viên và các quy định về giờ làm thêm tại Ấn Độ, nếu ai đó làm việc hơn 8 - 9 giờ/ngày hoặc hơn 48 giờ/tuần, họ có quyền được trả gấp đôi tiền lương cho những giờ làm thêm.
Bộ trưởng Lao động Ấn Độ, bà Shobha Karandlaje, cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội X (Twitter trước đây) rằng, cơ quan này sẽ tiến hành "một cuộc điều tra kỹ lưỡng về các cáo buộc môi trường làm việc không an toàn và bị bóc lột".
Theo VNN
-
Thế giới2 giờ trướcSáng 11-12, Cảnh sát Hàn Quốc đã đột kích vào văn phòng tổng thống cũng như trụ sở của Sở Cảnh sát Thủ đô Seoul và Đội Cảnh sát Bảo vệ quốc hội.
-
Thế giới3 giờ trướcÁ hậu 5 Hòa bình Thái Lan 2022 Charlotte Austin trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo. Những kẻ phạm tội đã lừa cô chuyển số tiền 4 triệu bath (khoảng gần 120.000 USD).
-
Thế giới3 giờ trướcBác sĩ Vương quyết định trở thành người giao đồ ăn để thư giãn đầu óc sau những ca mổ căng thẳng.
-
Thế giới3 giờ trướcTướng Kwak Jong-keun, lãnh đạo Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt Lục quân Hàn Quốc, đã tiết lộ mệnh lệnh Tổng thống Yoon Suk-yeol giao cho ông vào đêm thiết quân luật.
-
Thế giới3 giờ trướcLên thành phố tìm đứa con trai 10 năm chưa liên lạc nhưng không gặp, ông lão 85 tuổi người Thái Lan mất 14 ngày để đi bộ 300km về lại quê nhà.
-
Thế giới6 giờ trướcMột chiếc xe buýt đã đâm vào nhiều xe và người đi bộ khiến 7 người tử vong, hơn 30 người bị thương.
-
Thế giới6 giờ trướcVào chuồng dọn vệ sinh, người đàn ông bất ngờ bị con hổ vồ tử vong do quên hạ cửa an ninh.
-
Thế giới6 giờ trướcAbbie Humphries bị bắt cóc khi vừa chào đời khoảng 3 tiếng đồng hồ. Sự biến mất của cô gây xôn xao cả nước Anh năm 1994.
-
Thế giới18 giờ trướcChính quyền California vừa thông báo về trường hợp một bé gái 5 tuổi đã bị chính đàn chó của gia đình tấn công dẫn đến tử vong.
-
Thế giới22 giờ trướcQuốc hội Hàn Quốc hôm nay (10/12) đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết “bắt giữ nhanh chóng” Tổng thống Yoon Suk-yeol và 7 quan chức khác liên quan vụ áp thiết quân luật.
-
Thế giới23 giờ trướcBuổi trình diễn pháo hoa bằng UAV gặp sự cố khiến khoảng 600 chiếc rơi như mưa xuống biển ở Trung Quốc.
-
Thế giới23 giờ trướcMột cậu bé 5 tuổi đã bị rơi xuống giếng khoan lộ thiên ở Dausa, bang Rajasthan, Ấn Độ. Đứa trẻ được cho là bị mắc kẹt ở độ sâu khoảng 150 feet (hơn 45m).
-
Thế giới23 giờ trướcNhìn lên ngọn cây trong lúc đang nghỉ ngơi, người dân sợ hãi bỏ chạy khi bắt gặp một con trăn khổng lồ. Con trăn khổng lồ dài hơn 4,2 mét đang trườn từ ngọn cây lên một cột bê tông vào lúc nửa đêm ở tỉnh Tarlac, Philippines.
-
Thế giới1 ngày trướcCảnh sát Mỹ ngày 9-12 bắt giữ một người đàn ông nghi liên quan đến vụ CEO Công ty bảo hiểm UnitedHealthcare Brian Thompson bị bắn chết tại New York.