Cuộc đời bé trai 5 tuổi bị hủy hoại bởi thí nghiệm "chữa" hành vi nữ tính: Học phổ thông chỉ dám ăn trưa trong nhà vệ sinh, tự tử ở tuổi 38

Sau thí nghiệm ấy, người nhà nhận xét Kirk đã thay đổi trước khi tự mình kết thúc cuộc đời ở tuổi 38.

Khi nhân viên kế toán Kirk Andrew Murphy treo cổ tự sát ở tuổi 38, em gái của anh, Maris, đã dành hàng tháng trời để đi tìm lý do tại sao anh mình lại làm vậy. Sau đó, Maris phát hiện được rằng lúc Kirk 5 tuổi, anh được mẹ gửi đi tham gia một thí nghiệm được tài trợ bởi chính phủ ở Đại học California tại Los Angeles, Mỹ, để "chữa" các hành vi nữ tính. 

Cuộc đời bé trai 5 tuổi bị hủy hoại bởi thí nghiệm chữa hành vi nữ tính: Học phổ thông chỉ dám ăn trưa trong nhà vệ sinh, tự tử ở tuổi 38-1

Gia đình Kirk tin rằng thí nghiệm ấy đóng vai trò rất lớn dẫn đến cái chết của anh. Cả nhà nói rằng Kirk đã trở thành một con người khác sau khi trải qua các buổi điều trị để loại bỏ tính cách yếu mềm. Ngoài ra, bố Kirk còn được hướng dẫn phải đánh đập con trai mỗi khi anh thể hiện sự nữ tính ra ngoài.

Người phụ trách "chữa bệnh" cho Kirk là Tiến sĩ George Rekers, nhà vận động trong các chiến dịch chống đồng tính trước khi danh tiếng của ông bị hủy hoại vảo năm ngoái khi bị bắt gặp đến sân bay Miami với một người đàn ông làm nghề mại dâm.

Khi Kirk bắt đầu cuộc thí nghiệm, Maris chỉ mới 9 tháng tuổi. Cô nói với CNN rằng: "Cuộc thí nghiệm khiến Kirk ngày càng có niềm tin mãnh liệt rằng anh thất bại, không hề giống với mọi người. Anh ấy thậm chí còn phải ăn trưa trong nhà vệ sinh nam suốt 3 năm phổ thông".

Maris chỉ biết Kirk phải đi điều trị tâm lý khi cô nói chuyện với một người anh khác là Mark sau khi Kirk qua đời. Mẹ Kirk, Kaytee, nói rằng bà bắt đầu lo lắng cho con trai khi đứa trẻ lên 5 tuổi và có hứng thú với các món đồ chơi dành cho bé gái cùng những hành động ẻo lả như vuốt tóc.

Cuộc đời bé trai 5 tuổi bị hủy hoại bởi thí nghiệm chữa hành vi nữ tính: Học phổ thông chỉ dám ăn trưa trong nhà vệ sinh, tự tử ở tuổi 38-2Anh trai Mark và em gái Maris của Kirk.

Một ngày nọ, bà Kaytee xem được một quảng cáo trên TV về việc một nhà tâm lý học đang cần tìm những bé trai "nữ tính" để thực hiện chương trình tâm lý được chính phủ tài trợ tại Đại học California. Toàn bộ các buổi điều trị đều được ghi lại làm tư liệu nghiên cứu và trong đó, Kirk được gọi là "Kraig".

Khi đó, Kirk bị đưa vào một căn phòng gắn tấm gương một chiều và được yêu cầu phải chọn 1 trong 2 set quần áo, đồ chơi. Nếu Kirk chọn đồ chơi "nam tính", bao gồm súng nhựa, còng tay... bà Kaytee sẽ khen ngợi con trai nhưng ngược lại, trường hợp cậu chọn đồ chơi "nữ tính" như búp bê thì các nhà tâm lý học yêu cầu bà Kaytee hãy ngó lơ con trai.

Cuộc đời bé trai 5 tuổi bị hủy hoại bởi thí nghiệm chữa hành vi nữ tính: Học phổ thông chỉ dám ăn trưa trong nhà vệ sinh, tự tử ở tuổi 38-3Kirk (bìa phải) chụp ảnh cùng mẹ, anh trai và em gái.

Thông tin được lưu trong tài liệu nghiên cứu có viết Kirk từng tỏ ra giận dữ để nhận được sự chú ý nhưng mẹ anh hoàn toàn phớt lờ. Các nhà tâm lý còn hướng dẫn gia đình thực hiện thí nghiệm tại nhà, bằng việc bắt Kirk chọn các món đồ có 2 màu khác nhau đại diện cho sự nữ tính và nam tính. Nếu như chọn đồ chơi nam tính, Kirk sẽ được thưởng kẹo, còn nếu không, anh sẽ phải nhận hình phạt là những trận đòn roi từ bố. Anh trai của Kirk, Mark, đã cố gắng bảo vệ em nhưng kết quả là anh bị đánh gần như mỗi tuần. Bà Kaytee cũng thừa nhận chồng bà đã đánh đập Kirk rất tàn bạo.

Cuộc thí nghiệm kết thúc sau 10 tháng và Tiến sĩ Rekers kết luận việc điều trị tâm lý đã phát huy hiệu quả, giúp Kirk hoàn toàn "hòa nhập với các bé trai khác".

Thế nhưng, Maris và Mark nói rằng thí nghiệm kia vẫn tiếp diễn ở nhà họ, khiến Kirk bị ảnh hưởng nghiêm trọng cho đến khi anh vào trường cấp 3. Bà Kaytee tin rằng thí nghiệm đã hủy hoại cuộc đời của con trai bà.

"Chính họ đã khiến cuộc đời con trai tôi trở nên như vậy. Nếu ai đó gây ra cái chết cho một người thì tôi không quan tâm 20 hay 50 năm trôi qua, đối với tôi đó vẫn là hành vi giết người" - bà Kaytee nói.

Cuộc đời bé trai 5 tuổi bị hủy hoại bởi thí nghiệm chữa hành vi nữ tính: Học phổ thông chỉ dám ăn trưa trong nhà vệ sinh, tự tử ở tuổi 38-4Tiến sĩ Rekers và mẹ Kirk, bà Kaytee.

Kirk có 12 năm thành công tại lực lượng không quân và làm việc cho một công ty tài chính Mỹ nổi tiếng tại Ấn Độ. Maris cho biết anh trai đã khuất của cô chưa từng hạnh phúc.

Trả lời phỏng vấn với CNN, Tiến sĩ Rekers cho biết việc đổ lỗi cho ông trong cái chết của Kirk là hoàn toàn sai lầm về mặt khoa học. Ông cho biết bản thân chỉ muốn giúp đỡ và làm mọi thứ có thể cho các bậc phụ huynh. Sau khi làm việc với Kirk, ông Rekers đã trở thành một nhà vận động chống đồng tính nổi tiếng. Ông làm việc với Hiệp hội Nghiên cứu & Trị liệu Đồng tính Quốc gia, một nhóm các nhà khoa học thực hiện điều trị những người đàn ông được miêu tả là "không mong muốn đồng tính luyến ái".

Vào năm 2010, danh tiếng của Tiến sĩ Rekers đã bị hủy hoại sau khi ông bị bắt gặp xuất hiện tại sân bay Miami cùng với một người đàn ông làm nghề mại dâm, người được ông gọi là "trợ lý du lịch". Ông Rekers phủ nhận bản thân là người đồng tính và khẳng định không hề biết trợ lý của mình bán dâm qua mạng. Một thời gian sau, ông Rekers rút khỏi Hiệp hội Nghiên cứu & Trị liệu Đồng tính Quốc gia.

Em gái của Kirk, Maris không hề muốn anh trai mình được nhớ đến như là một nạn nhân của thí nghiệm xã hội. 

"Một chú thích cần được bổ sung vào nghiên cứu, rằng Kirk Andrew Murphy là Kraig. Anh ấy là người đồng tính và đã tự sát" - Maris nói.


Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/cuoc-doi-be-trai-5-tuoi-bi-huy-hoai-boi-thi-nghiem-chua-hanh-vi-nu-tinh-hoc-pho-thong-chi-dam-an-trua-trong-nha-ve-sinh-tu-tu-o-tuoi-38-162201709100448001.htm

thí nghiệm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.