Dân làng bật cười khi thấy cậu bé cặm cụi đào đất, 27 năm sau ai nấy đều phải thán phục

Với tinh thần và sự quyết tâm của mình, cậu bé 15 tuổi đã cặm cụi đào đất suốt 27 năm và kết quả khiến ai cũng phải biết ơn, ngưỡng mộ.

Với tinh thần và sự quyết tâm của mình, cậu bé 15 tuổi đã cặm cụi đào đất suốt 27 năm và kết quả khiến ai cũng phải biết ơn, ngưỡng mộ.

Saja Pahad là một ngôi làng nhỏ thuộc bang Chhattisgarh, Ấn Độ. Người dân nơi đây đã phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng trong suốt một khoảng thời gian dài. Cả làng chỉ trông chờ vào nguồn nước từ hai chiếc giếng khoan. Ngần ấy nước không thể đủ cho toàn bộ việc sinh hoạt, nuôi trồng của người dân trong làng. Các nhà chức trách thì phớt lờ tình trạng thiếu nước nghiêm trọng này của người dân làng Saja Pahad. Tuy nhiên, một cậu bé đã tự tay làm điều mà nhiều người cho rằng có phần “điên rồ”, thế nhưng thành quả sau 27 năm thì ai cũng khâm phục.

 Dân làng bật cười khi thấy cậu bé cặm cụi đào đất, 27 năm sau ai nấy đều phải thán phục - Ảnh 1.

Một mình anh Shyam Lal đã thực hiện công việc đáng kinh ngạc này trong suốt 27 năm chỉ vì lợi ích chung của ngôi làng.

Shyam Lal, khi đó chỉ mới là một cậu bé 15 tuổi. Anh đã một mình giải quyết tình trạng thiếu nước của ngôi làng Saja Pahad.

Shyam xác định một địa điểm tại khu rừng gần làng làm nơi chứa nước sau mỗi trận mưa. Theo dự tính của Shyam Lal, sau mỗi cơn mưa, hồ nước sẽ dần được lấp đầy nước và cung cấp nước sạch cho toàn bộ người dân trong làng. Anh đã chia sẻ ý tưởng này với mọi người. Tuy nhiên, những gì anh nhận lại được là những tiếng cười nhạo và cho rằng đây là một kế hoạch không khả thi. Thậm chí cả những thanh niên trong làng cũng không hề có ý định giúp đỡ Shyam Lal thực hiện điều này.

Quyết tâm không hề giảm xuống, một mình cậu bé 15 tuổi khi ấy đã cầm chiếc xẻng lên và cặm cụi đào đất để tạo nên một hồ nước trong suốt 27 năm.

Hiện nay, Shyam Lal đã 42 tuổi, anh được người dân làng Saja Pahad mệnh danh là vị cứu tinh của ngôi làng. Trong suốt gần ba thập kỷ, anh đã một mình cống hiến cho ngôi làng ấy. Anh đào được một cái hồ rộng tới hơn 4.000 mét vuông, sâu 4,5m. Cái hồ cung cấp nguồn nước quý giá cho toàn bộ làng Saja Pahad trong suốt thời gian qua.

 Dân làng bật cười khi thấy cậu bé cặm cụi đào đất, 27 năm sau ai nấy đều phải thán phục - Ảnh 2.

Tuy bị nhiều người cười nhạo nhưng quyết tâm của anh Shyam Lal vẫn không hề giảm xuống.

Anh Shyam Lal tự hào chia sẻ rằng: “Với mong ước có thể đảm bảo nguồn nước cho người dân và công việc chăn nuôi gia súc của làng, tuy không nhận được sự giúp đỡ từ bất cứ ai, tôi đã một mình đào cái hồ ấy trong suốt hàng chục năm qua".

Câu chuyện về sự quyết tâm của anh Shyam Lal đã được lan truyền rộng rãi. Các nhà chức trách quận Mahendragarh cũng đã thừa nhận trách nghiệm và ghi nhận công lao của anh Shyam Lal đã đóng góp cho ngôi làng. Họ đã đến thăm và trao tặng cho gia đình Shyam Lal 10.000 rupe (tương đương 156 USD) để tuyên dương công lao của anh.

Hồ nước mà anh Shyam Lal tạo ra lại trở nên quý giá hơn bao giờ hết khi hiện nay bang Chhattisgarh đang phải đối mặt với thời tiết hạn hán khắc nghiệt và lượng mưa ít hơn 10% so với mức trung bình trong suốt 10 năm qua. Đây là nơi duy nhất lưu giữ nguồn nước quý giá, nó như toàn bộ nguồn sống của ngôi làng Saja Pahad.

Công lao vĩ đại của anh Shyam Lal khiến mọi người nhớ đến Dashrath Manjhi. Một người đàn ông đã dùng suốt 22 năm của mình để đào một con đường xuyên qua ngọn núi cao 110m. Chỉ dụng cụ thô sơ như búa và đục, ông đã tạo ra một con đường ngắn nhất, rút ngắn khoảng cách giữa ngôi làng của mình với thị trấn từ 55km xuống còn 15km.

 Dân làng bật cười khi thấy cậu bé cặm cụi đào đất, 27 năm sau ai nấy đều phải thán phục - Ảnh 3.
Công lao của Shyam Lal khiến nhiều người liên hệ đến thành quả của ông Dashrath Manjhi, một người đã tự tay đào đường trong suốt 22 năm để tạo nên một con đường ngắn nhất cho dân làng đi lại.

Theo Thời Đại

Cộng đồng mạng

chuyện lạ có thật


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.