Dạy con làm bài tập hè, mẹ lên cơn co giật, liệt tứ chi vì tức giận

Tức giận quá mức trong lúc dạy con làm bài tập hè, cô Từ bị khó thở, tê liệt tứ chi, ngón tay co quắp như vuốt gà, phải nhập viện cấp cứu.

Một phụ nữ họ Từ ở trấn Nam Tường, quận Gia Định, Thượng Hải (Trung Quốc) gần đây phải nhập viện cấp cứu với các triệu chứng co giật, bàn tay co quắp như vuốt gà, tức ngực, khó thở... sau khi dạy con làm bài tập hè. Trường hợp này khiến nhiều người cảm thấy xót xa khi cảm nhận được áp lực mà các bậc phụ huynh phải chịu trong chuyện học hành của con cái, đồng thời cảnh báo về tầm quan trọng của việc kiểm soát cảm xúc, kiểm soát stress trong cuộc sống hàng ngày.

Theo truyền thông địa phương, trong lúc dạy con làm bài tập hè, cô Từ vì quá tức giận mà trở nên tức ngực, khó thở, tê liệt tứ chi, cứng cơ, ngón tay co quắp. Cô được đưa đến bệnh viện Nam Tường cấp cứu.

Dạy con làm bài tập hè, mẹ lên cơn co giật, liệt tứ chi vì tức giận-1

Cô Từ nhập viện trong tình trạng khó thở, tứ chi co quắp, không thể cử động.

Bác sỹ chẩn đoán cô Từ bị hội chứng tăng thông khí do thở quá nhanh khi tức giận, khiến cơ thể thải ra quá nhiều carbon dioxide. Điều này ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra hội chứng "bàn tay vuốt gà". Sau khi được điều trị bằng liệu pháp oxy và tư vấn tâm lý, cô Từ đã dần hồi phục.

Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nam Tường, bác sỹ Trương Siêu cho biết, khi phát hiện tình trạng tăng thông khí, có thể cải thiện triệu chứng bằng cách thở vào túi giấy, thậm chí chỉ cần đeo khẩu trang. Tuy nhiên, trường hợp triệu chứng nghiêm trọng đến mức gây rối loạn điện sinh lý tim có thể sẽ dẫn đến loạn nhịp tim, nguy hiểm tính mạng.

Theo thông tin từ Bộ Y tế Trung Quốc, hội chứng tăng thông khí chủ yếu do phản ứng sinh lý và tâm lý gây ra bởi trạng thái lo âu cấp tính. Bệnh nhân vô tình tăng tốc nhịp thở, không kiểm soát được hơi thở nhanh, dẫn đến thải ra quá nhiều carbon dioxide, gây hạ carbon dioxide máu, từ đó dẫn đến nhiễm kiềm hô hấp.

Để phòng tránh rủi ro, khi quá tức giận, bạn cần cố làm cho bản thân thư giãn và hít thở chậm lại; ngoài ra trong cuộc sống hằng ngày nên duy trì lối sống bình thường, lành mạnh, tránh tiêu thụ quá nhiều đồ uống kích thích hay chứa caffeine. Nếu người bị tăng thông khí không thể kiểm soát cảm xúc, không thể làm chậm nhịp thở, thậm chí mất ý thức, cần đưa nạn nhân đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

Các bác sỹ lưu ý, các bệnh nguy hiểm cấp tính như nhồi máu cơ tim, bóc tách động mạch chủ, tràn khí màng phổi, thuyên tắc phổi cũng có thể gây triệu chứng tăng thông khí.

 

Theo VTC News

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/day-con-lam-bai-tap-he-me-len-con-co-giat-liet-tu-chi-vi-tuc-gian-ar882768.html

Dạy con


Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.