Đừng bao giờ chạm vào mặt của người đã khuất, người trong ngành tang lễ chỉ ra 2 lý do không hề mê tín cho điều cấm kỵ lưu truyền hàng ngàn năm

Trong dân gian có rất nhiều điều kiêng kỵ mà chúng ta không hề hay biết. Đặc biệt, đối với những nghề có liên quan đến xác chết thì phải càng cẩn thận hơn.

Có thể nói, thế giới loài người luôn muôn màu muôn vẻ, và con người chính là điều bí ẩn nhất. Từ thời xa xưa, con người luôn được nghe về nhiều câu chuyện về những người đã khuất, thậm chí họ còn biết về những điều cấm kỵ khi chứng kiến một người qua đời. 

Trước đây, mọi người thường bảo nhau nhau rằng, khi đối mặt với người đã khuất, chúng ta không nên chạm vào mặt họ vì có thể đem đến nhiều xui xẻo, hay là tiền mất tật mang… Tuy nhiên, dù thế nào thì những điều ấy cũng chỉ là được truyền từ người này sang người khác và không hề có một sự kiểm chứng nào. 

Đừng bao giờ chạm vào mặt của người đã khuất, người trong ngành tang lễ chỉ ra 2 lý do không hề mê tín cho điều cấm kỵ lưu truyền hàng ngàn năm-1
Gần đây, trang 163 đã đăng tải về một bài viết nói về việc không nên chạm vào mặt của người đã khuất và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Trong mắt người Trung Quốc, người đã khuất nên được tôn trọng, nhất cử nhất động đều phải cẩn trọng, không được để sơ hở một chút nào. Hơn nữa, thi thể của người đã khuất thường ẩn chứa nhiều bí mật. 

Trong nhiều phong tục, người ta tin rằng việc chạm vào mặt của người đã khuất đó là một sự thiếu tôn trọng với họ, người ta đồn rằng lúc này người chết vẫn cảm nhận được những thứ xung quanh. Việc chạm vào mặt họ lúc này sẽ khiến người đã khuất cảm thấy đau như ngàn kim đâm.

Mặc dù vào thời xã hội hiện đại ngày nay, vẫn còn người tin vào điều đó, nhưng một số người làm trong ngành tang lễ đã khẳng định rằng, đúng là chúng ta không nên chạm vào mặt người đã khuất, nhưng không phải là mê tín mà hoàn toàn có cơ sở khoa học và tiết lộ 2 lý do chính. 

Đừng bao giờ chạm vào mặt của người đã khuất, người trong ngành tang lễ chỉ ra 2 lý do không hề mê tín cho điều cấm kỵ lưu truyền hàng ngàn năm-2
Thứ nhất, sau khi chết, cơ thể trên người đã khuất vẫn còn ấm, thông thường người nhà có thể tận dụng thời gian này để mặc đồ khâm liệm cho họ. Sau một thời gian, các cơ quan nội tạng sẽ ngưng hoạt động, cơ thể sẽ trở nên cứng hơn, nhiệt độ cơ thể giảm dần. Chính vào lúc này, cơ thể của người đã khuất sẽ thu hút nhiều con muỗi đến gần. Trên thực tế, việc người đã khuất có thể đã mắc bệnh gì đó mà bản thân họ và gia đình cũng không thể biết được. Vì vậy, vẫn nên giữ khoảng cách là tốt nhất.

Thứ hai, lý do không được chạm vào mặt của người đã khuất bởi vì sau khi chết, máu ngưng chảy và mạch máu bị tắc nghẽn. Nếu như chúng ta chạm vào mặt của người đã khuất lúc này sẽ khiến thi thể xuất hiện vết bầm tím. Và những điểm chuyển sang màu tím như thế này sẽ không thể phục hồi, nhìn chung là rất khó coi. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, lúc này thi thể sẽ xuất hiện một số lượng lớn vi khuẩn, và việc chạm tay vào quả thực là rất nguy hiểm.

Đừng bao giờ chạm vào mặt của người đã khuất, người trong ngành tang lễ chỉ ra 2 lý do không hề mê tín cho điều cấm kỵ lưu truyền hàng ngàn năm-3
Ngoài ra, theo những người làm ngành tang lễ, việc không nên tùy tiện chạm vào mặt người đã khuất chính là sự tôn trọng cơ bản nhất dành cho họ. Trên thực tế, ai cũng muốn mình sạch sẽ, gọn gàng trước mặt người khác kể cả khi còn sống hay là lúc qua đời. 

Chẳng ai muốn trông thấy mình trở nên xấu xí, chưa kể sau khi chết đi, sắc mặt của người đã khuất sẽ trở nên tím tái, do vậy có nhiều gia đình đã thuê người trang điểm cho người đã khuất để họ có thể khép lại chặng đường cuối đời của mình một cách đẹp đẽ. 

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/dung-bao-gio-cham-vao-mat-cua-nguoi-da-khuat-nguoi-trong-nganh-tang-le-chi-ra-2-ly-do-khong-he-me-tin-cho-dieu-cam-ky-luu-truyen-hang-ngan-nam-22202172231542482.htm

tang lễ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.