- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giải mã chiến lược tranh luận của ông Trump và bà Harris
Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đều vạch chiến lược để “ghi điểm” với cử tri trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên trên sóng truyền hình.
Tối 10-9 (giờ Mỹ, tức sáng 11-9 theo giờ VN), Phó Tổng thống Kamala Harris (đại diện đảng Dân chủ) và cựu Tổng thống Donald Trump (đại diện đảng Cộng hoà) sẽ “so găng” trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia, TP Philadelphia.
Cuộc tranh luận do đài ABC tổ chức, dự kiến sẽ thu hút hàng chục triệu người xem truyền hình. Tờ The New York Times đánh giá sự kiện này là “đêm quan trọng nhất trong sự nghiệp chính trị của bà Harris” cũng như là “hy vọng để ông Trump lật sang trang mới sau một mùa hè đầy khó khăn”, khi tỉ lệ ủng hộ hai bên trong các cuộc thăm dò đang rất sít sao.
Ngày 8-9, tờ The New York Times công bố kết quả một cuộc thăm dò toàn quốc của The New York Times/Siena College thực hiện vào cuối tháng 7 cho thấy ông Trump dẫn trước bà Harris về tỉ lệ ủng hộ, với 48% ủng hộ ông Trump và 47% ủng hộ bà Harris.
Cơ hội thể hiện cho bà Harris
Đối với bà Harris, cuộc tranh luận này mang đến cơ hội để bà trình bày quan điểm kinh tế của mình, giới thiệu bản thân với những cử tri vẫn còn mơ hồ, thiếu thông tin về bà, cũng như chứng minh với người Mỹ rằng bà đã sẵn sàng trở thành tổng thống.
Phó Tổng thống Kamala Harris đã tích cực diễn tập trong cuộc mô phỏng tranh luận tổng thống. Ảnh: THE NEW YORK TIMES
Cuộc thăm dò của The New York Times/Siena College nói trên còn cho thấy 28% cử tri cho biết họ cảm thấy cần biết thêm về bà Harris, bao gồm những chính sách của bà, trong khi chỉ có 9% cho biết họ cần biết thêm về ông Trump.
Ông Dawn Conley, 48 tuổi, một chủ doanh nghiệp nhỏ ở bang Tennessee hiện đang nghiêng về ông Trump nhưng vẫn chưa hoàn toàn quyết định bầu cho ai, nói: "Tôi chưa biết kế hoạch của bà Kamala là gì. Thật khó để đưa ra quyết định khi bạn không biết nền tảng của đảng kia sẽ như thế nào".
Ông Cayce Myers, giám đốc nghiên cứu sau đại học tại khoa Truyền thông, ĐH Virginia Tech (Mỹ), cho rằng: “Trong cuộc tranh luận, bà Harris có thể sẽ muốn kéo ông Trump vào các vấn đề mà ông Trump làm mất lòng hoặc mất điểm với cử tri. Đảng Dân chủ đã dùng vấn đề tiếp cận phá thai và quyền lựa chọn phá thai của phụ nữ làm vấn đề trọng tâm của chiến dịch”.
Theo ông Myers, đội ngũ tranh cử của bà Harris có thể muốn ông Trump thể hiện mình là người hung hăng và khoa trương, điều này có thể khiến cử tri xa lánh ông. Cạnh đó, những tuyên bố ngẫu hứng của ông Trump đã khiến ông gặp rắc rối trong quá khứ và nếu ông lặp lại trong cuộc tranh luận này, những người ủng hộ bà Harris có thể “đóng gói” lại thành nội dung chiến dịch tranh cử của ông.
So với bà Harris, ông Trump có nhiều kinh nghiệm tranh luận trên truyền hình quốc gia hơn. Ông Trump cũng đã chứng tỏ khả năng không thể xem thường của mình khi đã vượt qua nhiều ứng viên Cộng hòa để giành được đề cử của đảng này vào năm 2016. Trước một đối thủ mạnh như ông Trump, tại Pittsburgh (bang Pennsylvania), bà Harris đã rất tích cực diễn tập cho cuộc tranh luận. Những cuộc tranh luận mô phỏng này do luật sư Karen Dunn - người đã tổ chức chuẩn bị tranh luận cho các ứng viên Dân chủ từ năm 2008 và bà Rohini Kosoglu - cố vấn lâu năm của bà Harris điều hành. Ông Philippe Reines, cựu trợ lý của Hillary Clinton, vào vai ông Trump trong những cuộc tranh luận mô phỏng này.
Chiến lược của ông Trump
Các trợ lý của ông Trump cho biết một mục tiêu hàng đầu của cựu tổng thống là hướng cuộc tranh luận tập trung vào vấn đề lạm phát cao trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden cũng như những lo lắng về biên giới Mỹ-Mexico và gắn bà Harris với các chính sách của tổng thống đương nhiệm, theo tờ The Wall Street Journal.
Cạnh đó, ông Trump cũng có kế hoạch khai thác hồ sơ của bà Harris, vốn là một công tố viên ở bang California, khi mô tả bà là người xử lý yếu kém về vấn đề tội phạm bạo lực.
ÔngTrump đã có những chiến lược cho cuộc tranh luận tổng thống với bà Harris. Ảnh: AFP
Các chiến lược gia cho biết ông Trump cũng sẽ cần tránh bình luận về giới tính, trí thông minh và chủng tộc của bà Harris. Đầu mùa hè này, ông Trump nói rằng bà Harris "chỉ mới trở thành người da màu gần đây" và kiểu bình luận nhắm vào chủng tộc như thế này có thể khiến ông Trump gặp rủi ro nếu lặp lại trên sân khấu.
Chiến lược gia của đảng Cộng hòa Brett O'Donnell cho rằng ông Trump “phải tập trung vào chính sách chứ không phải tính cách" của bà Harris.
"Như ông Trump đã nói, mọi người có thể không thích ông nhưng họ nên bỏ phiếu cho ông ấy vì ông ấy sẽ khiến cuộc sống của họ tốt đẹp hơn…Không nên có bất cứ bình luận gì về trí thông minh hay chủng tộc của bà Harris” - theo ông O'Donnell.
Lần tranh luận này ông Trump khó có lợi thế như trong cuộc tranh luận với ông Biden hồi tháng 6, bởi giờ đây đối thủ của ông không phải đối mặt những lo ngại về tuổi tác và sức khỏe tâm thần.
Giống như những gì đã làm trước phiên tranh luận với ông Biden, ông Trump không chuẩn bị cho cuộc tranh luận theo cách truyền thống, tức là mô phỏng cuộc tranh luận với bà Harris để chuẩn bị. Ông Trump dường như sẽ có cách tiếp cận tương tự như cuộc tranh luận với ông Biden là hạn chế ngắt lời Harris và để cho bà nói hết ý.
Đội ngũ tranh cử ông Trump cho biết ông Trump đã chuẩn bị bằng cách nói chuyện với cử tri trong các cuộc vận động tranh cử và trả lời phỏng vấn. Cạnh đó, ông Trump cũng đã tổ chức các phiên họp chính sách với các cố vấn, bao gồm với cựu Hạ nghị sĩ Dân chủ Tulsi Gabbard - người đã có cuộc tranh luận đáng nhớ với bà Harris trong cuộc tranh luận sơ bộ của đảng Dân chủ năm 2020, Hạ nghị sĩ Cộng hòa Matt Gaetz của bang Florida, cố vấn nhập cư Stephen Miller và chiến lược gia Jason Miller.
Theo PLO
-
Siêu bão MiltonThế giới5 giờ trướcMột người đàn ông ở Florida - Mỹ gây xôn xao mạng xã hội khi “buộc chặt” ngôi nhà của mình bằng những sợi dây đai màu vàng.
-
Siêu bão MiltonThế giới5 giờ trướcBão Milton đã đổ bộ vào bang Florida tối 9/10 (theo giờ Mỹ) ở cấp số 3 trong hệ thống xếp hạng bão năm cấp độ của Mỹ. Theo thông tin ban đầu, ít nhất 4 người đã thiệt mạng và hơn 3 triệu người đang không có điện sinh hoạt do hậu quả cơn bão.
-
Siêu bão MiltonThế giới6 giờ trướcTheo PowerOutage.us, khoảng 3,25 triệu khách hàng sử dụng điện trên khắp miền trung Florida đang phải chịu cảnh mất điện sau cơn bão Milton.
-
Siêu bão MiltonThế giới7 giờ trướcMặc dù đã suy yếu khi đổ bộ vào bang Florida, Mỹ, nhưng bão Milton vẫn mang theo các trận lốc xoáy, mưa lớn và gió giật dữ dội tàn phá các cộng đồng địa phương.
-
Siêu bão MiltonThế giới7 giờ trướcBão Milton mang theo lượng mưa "nghìn năm có một" khi quét qua bang Florida, Mỹ, gây lốc xoáy và thiệt hại trên diện rộng.
-
Siêu bão MiltonThế giới8 giờ trướcSáng 10/10 (theo giờ VN), bão Milton đổ bộ gần thành phố Siesta Key, bang Florida (Mỹ) với sức gió duy trì lên đến 193km/h. Hơn chục cơn lốc xoáy được ghi nhận tại Florida cùng mưa lớn, có thể gây ra mối đe doạ nghiêm trọng đối với khu vực bờ biển phía Tây Florida.
-
Thế giới11 giờ trướcMột chuyến bay của hãng hàng không EasyJet dự kiến khởi hành từ sân bay Manchester đã bị hoãn lại sau khi các nhân viên phát hiện một hành khách "lên nhầm" máy bay.
-
Thế giới11 giờ trướcTriều Tiên thông báo cắt đứt toàn bộ tuyến đường sắt và đường bộ cao tốc kết nối với Hàn Quốc, tiếp tục gia cố tuyến phòng thủ ở biên giới.
-
Thế giới12 giờ trướcNói đến sa mạc Sahara, hẳn ai cũng nghĩ tới cái nóng gay gắt và mênh mông là cát khô cằn. Nhưng thật bất ngờ, nhiều khu vực của sa mạc này đã bị ngập lụt sau mưa lớn.
-
Siêu bão MiltonThế giới12 giờ trướcHôm 9/10, trước khi siêu bão Milton đổ bộ đất liền, cựu Tổng thống Trump đã gửi lời mời 275 công nhân điện đến trú bão tại một khu nghỉ dưỡng riêng tại Miami (Florida). Những công nhân này được giao nhiệm vụ sửa chữa mạng lưới điện tại bang này sau khi cơn bão đi qua.
-
Thế giới12 giờ trướcCơn bão Milton đã tạo ra đợt “bùng phát lốc xoáy” ở bang Florida (Mỹ) với hàng chục lốc xoáy xuất hiện trước khi bão đổ bộ. Những lốc xoáy này đã gây thiệt hại về người trước khi bão Milton đi vào đất liền. Vậy tại sao có hàng chục lốc xoáy đi “mở đường” cho bão Milton như vậy?
-
Siêu bão MiltonThế giới13 giờ trướcSiêu bão Milton, cơn bão mạnh nhất ở Vịnh Mexico trong gần 20 năm qua, đã đổ bộ vào bang Florida, Mỹ tối 9/10.
-
Siêu bão MiltonThế giới13 giờ trướcCơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ cảnh báo lũ quét quy mô lớn đã và đang diễn ra sau khi bão Milton đổ bộ đất liền, mưa lớn và sóng to tấn công dọc ven biển Florida.
-
Thế giới15 giờ trướcỨng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump đã từ chối tham gia một vòng tranh luận nữa với đối thủ đảng Dân chủ - Phó Tổng thống Kamala Harris.