Giai thoại khó quên về “Võ Tắc Thiên phương Tây”: Uống nước tiểu động vật chữa hiếm muộn, chán chê mới biết sự thật nghiệt ngã từ chồng và cái kết quá "trù phú"

Giống như nhiều phụ nữ hiếm muộn cố gắng thử làm bất cứ điều gì để có con, Hoàng hậu Catherine khi ấy chẳng ngại bất cứ việc gì, chỉ cần nghe nói là nó giúp đậu thai.

Nhắc đến lịch sử Hoàng gia Pháp người ta không thể không nhắc đến tên vị Hoàng hậu mang tên Catherine de Medici hay còn được gọi là Caterina Maria Romola di Lorenzo de Medici. Với những giai thoại "kinh hoàng" và để lại nhiều dư âm trong lịch sử, Catherine de Medici còn được ví như “Võ Tắc Thiên phương Tây”.

Mất cha mẹ từ nhỏ, lấy vua làm chồng chịu tiếng vô sinh suốt thời gian dài
Catherine de Medici (13/4/1519 - 5/1/1589). Bà xuất thân trong một gia đình quý tộc tại Firenze, Vương quốc Ý. Chỉ vài tuần sau khi Catherine chào đời, bà đã mất cả cha lẫn mẹ.

Giống như hầu hết những đứa trẻ trong các gia đình quý tộc khác, Catherine không có quyền định đoạt số phận của mình. 

Vì sinh ra trong một gia đình quyền lực của Ý, Catherine, là con một, phải gánh chịu những thành công và thất bại của gia đình. Khi gia tộc Medici mất quyền kiểm soát ở Florence vào năm 1527 bởi một phe chính trị lừa đảo, chúng đã giữ Catherine làm con tin. Chúng bắt bà ngồi trên một con lừa và cho đi giễu phố để dân chúng thấy bà là "biểu tượng" cho sự thất bại của gia đình mình.

Giai thoại khó quên về Võ Tắc Thiên phương Tây”: Uống nước tiểu động vật chữa hiếm muộn, chán chê mới biết sự thật nghiệt ngã từ chồng và cái kết quá trù phú-1Tranh vẽ Catherine de Medici.

Sau đó, chúng ép bà đến sống trong một tu viện cho đến năm 1530 khi Giáo hoàng Clement, bác của Catherine, lấy lại Florence với sự giúp đỡ của Vua Charles V ở Tây Ban Nha. Người bác ruột Clement sau đó bắt đầu tìm cho Catherine một người chồng để giúp bảo đảm di sản của gia đình. Thế là, Catherina được Giáo hoàng Lêô đưa về Roma với nhiều kế hoạch đầy tham vọng.

Năm 14 tuổi, Catherine kết hôn với Henry (15 tuổi, Công tước xứ Orleans, người thừa kế ngai vàng nước Pháp). Khi đang háo hức cho màn sánh duyên hạnh phúc, thì Catherine phát hiện ra sự thật nghiệt ngã. Chồng của mình yêu một người con gái khác tên Diane de Pointers - cô gia sư thời thơ ấu của anh ta. 

Henry và Diane đã không giấu giếm chuyện tình cảm của họ với Catherine. Sau khi lên ngôi, Henry cần một người thừa kế để đảm bảo vương triều Valois. 

Catherine nghĩ rằng điều này sẽ đặt dấu chấm hết cho việc ngoại tình của chồng mình, nhưng mọi chuyện không diễn ra theo ý bà. Vừa phải chia sẻ chồng với người đàn bà khác, Catherine vừa phải "căng não" nghĩ cách sinh quý tử.

Vậy mà, 10 năm trời ròng rã, bà không thể nào mang thai và đương nhiên phải mang cái danh "cây độc không trái, gái độc không con".

Trong cơn tuyệt vọng, Catherine đã tìm đến những phương pháp khiến người Pháp phải hoảng sợ. Sử dụng lời khuyên của nhà tiên tri Cosimo Ruggeri và nhà tiên tri Nostradamus, Catherine đã mất rất nhiều công sức để có một đứa con. 

Người ta nói rằng bà đã uống nước tiểu của những con la đang mang thai và đeo một tấm bùa hộ mệnh làm từ máu dê, kim loại và... máu người. Là đất nước Công giáo, người Pháp coi những phương pháp chữa vô sinh này kỳ quái này là phù thủy và Catherine là người thực hành Nghệ thuật Hắc ám. Cũng có tin đồn Catherine phải tắm trong nước nóng có cao bò pha với gạc hươu. Giống như nhiều phụ nữ hiếm muộn cố gắng thử làm bất cứ điều gì để có con, Hoàng hậu Catherine khi ấy chẳng ngại bất cứ việc gì, chỉ cần nghe nói là nó giúp đậu thai.

Ấy thế mà, cuối cùng, chân tướng nghiệt ngã về chuyện vô sinh đã được đưa ra ánh sáng và nó... chẳng liên quan gì đến Catherine mà xuất phát từ chồng bà. Hóa ra, Vua Henry bị dị tật dương vật. Sau khi tham khảo ý kiến nhiều người về các tư thế quan hệ tình dục để phù hợp với tình hình, cặp vợ chồng đã có tới 10 người con, trong đó 7 người sống sót.

Giai thoại khó quên về Võ Tắc Thiên phương Tây”: Uống nước tiểu động vật chữa hiếm muộn, chán chê mới biết sự thật nghiệt ngã từ chồng và cái kết quá trù phú-2Hình ảnh bên trong lăng mộ của Hoàng hậu Catherine de Medici và Vua Henry.

Buông rèm nhiếp chính
Khi Vua Henry chết vì nhiễm trùng não do vết thương ở mắt, Catherine vô cùng đau khổ. Người ta nói rằng sự đau buồn của bà đã ngăn cản bà đến dự lễ đăng quang của con trai cả, Francis II. Nhưng không mất nhiều thời gian để Catherine nhận ra rằng bà, với tư cách là mẹ của Nhà vua và nhiều người thừa kế khác, có quyền kiểm soát triều đình, đất nước và vận mệnh của chính mình. 

Ngay khi có quyền cai quản cung điện, việc đầu tiên mà Hoàng thái hậu Catherine làm là trục xuất Diane de Pointers ra khỏi cung. Sau đó, bà hoàn toàn tập trung vào việc quản lý cuộc sống của các con mình và vương triều Valois.

2 năm sau khi kết hôn và 1 năm sau khi đăng quang, Vua Francis II (khi ấy mới 15 tuổi) qua đời vì nhiễm trùng tai. Em trai của ông, Charles IX (10 tuổi) kế vị ngai vàng, Catherine trở thành Hoàng hậu Nhiếp chính của Pháp. Catherine điều khiển con trai và thâu tóm triều đình Pháp. Catherine coi việc đảm bảo quyền lực của các con trai là sứ mệnh cả đời mình.

Với sự nổi lên của Nữ hoàng Elizabeth ở Anh và cuộc Cải cách Tin lành, sự phổ biến của Công giáo ở Pháp suy yếu. Phe Tin Lành được sự ủng hộ của quận công xứ Navarre và Đô Đốc Gaspard de Coligny - chỉ huy hải quân Pháp đang có sức ảnh hưởng trong triều đình.

Để trấn áp tình hình, Catherine thương lượng với Jeanne d'Albret, Nữ hoàng nhiếp chính của xứ Navarre, để sắp xếp một cuộc hôn nhân giữa Henry, con trai của Jeanne d'Albret, với con gái bà Margaret. 

Giai thoại khó quên về Võ Tắc Thiên phương Tây”: Uống nước tiểu động vật chữa hiếm muộn, chán chê mới biết sự thật nghiệt ngã từ chồng và cái kết quá trù phú-3Jeanne d'Albret đồng ý nhưng với điều kiện phải hỏi ý kiến của con trai bà. Lúc đó, Margaret đang yêu chàng trai tên Henry de Guise nhân không chấp nhận cuộc hôn nhân sắp đặt. Catherine và Vua Charles đã tìm mọi cách khiến cô phải khuất phục và đám cưới linh đình diễn ra vào tháng 8 năm 1572.

Nhưng trước đó 2 tháng, vào tháng 6, Catherine chào đón Jeanne d'Albret và con trai cô đến Pháp. Catherine tặng d'Albret một đôi găng tay có mùi thơm đặc biệt. Nổi tiếng là người có đam mê với nước hoa và độc dược, Catherine đã tặng cho Jeanne d'Albret chiếc găng tay thanh lịch, thơm và được làm tinh xảo. Nhưng Jeanne d'Albret đã chết ngay sau khi vừa đặt chân đến Pháp, những người Huguenots tuyên bố Catherine đã tẩm độc vào chiếc găng tay.

Võ Tắc Thiên phương Tây
Ngày 18 tháng 8 năm 1572, công chúa Margaret và Hoàng tử xứ Navarre kết hôn. Mẹ chết nên vị hoàng tử này trở thành Vua của Navarre và Margaret trở thành hoàng hậu. 

Hàng nghìn người Huguenot đã tham dự lễ cưới, bao gồm cả Đô đốc Coligny. 2 ngày sau, Coligny bị tấn công và giết chết. Người Huguenots đổ lỗi cho Thái hậu Catherine và những người theo Công giáo, và cuộc nổi dậy dẫn đến Cuộc thảm sát Ngày Thánh Bartholomew. 

Nhiều người nói rằng, Vua Charles, bị mẹ thao túng, đã yêu cầu binh lính của mình "giết tất cả". Người ta ước tính trên khắp nước Pháp có từ 5000 – 10000 người bị giết, chỉ tính riêng Paris, con số này lên đến 2000 người. Nước sông Seine đầy những xác chết khiến dân chúng 1 tháng sau vẫn còn ám ảnh. 

Giai thoại khó quên về Võ Tắc Thiên phương Tây”: Uống nước tiểu động vật chữa hiếm muộn, chán chê mới biết sự thật nghiệt ngã từ chồng và cái kết quá trù phú-4Tranh vẽ Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy.

Khi con rể mới của bà, Quốc vương Navarre, chuyển sang đạo Công giáo để tránh bị giết, Catherine được cho là đã cười nhạo anh ta. Kể từ đó, Huguenots coi Catherine là người đàn bà đầy mưu mô và độc ác.

Kết quả của vụ thảm sát đã ảnh hưởng đến tình trạng tinh thần và thể chất vốn đã suy yếu của Vua Charles. Anh đổ lỗi cho mẹ và bản thân vì cái chết của rất nhiều người. Catherine gọi anh là đứa con trai vô dụng. 

Khi Vua Charles qua đời ở tuổi 24, một số người nói rằng chính Thái hậu Catherine đã đầu độc con trai để dọn đường cho người con trai cưng, Henry, người đã trở thành Vua Henry III sau cái chết của Vua Charles.

Không hạnh phúc trong cuộc hôn nhân với Vua Navarre, Margaret tiếp tục cuộc tình với Henry de Guise và nhiều người khác. Xấu hổ trước hành vi của con gái mình, Catherine, mượn tay Vua Henry III đã ra lệnh bắt cóc và giam giữ Margaret ở miền Nam nước Pháp, nơi cô đã ở trong suốt 17 năm. 

Thậm chí, Vua Henry III đã rút quyền thừa kế của Margaret và khiến người tình của Margaret, Henry de Guise, cùng gia đình của anh ta bị sát hại tại lâu đài Chateau de Blois.

Dưới sự cai trị của Henry III, nước Pháp rơi vào vòng xoáy suy tàn vì cuộc chiến tranh tôn giáo tiếp tục hoành hành giữa người Công giáo và người theo phe Tin lành. Không thể giữ hòa bình giữa 2 phe tôn giáo, Liên đoàn Công giáo buộc Henry III phải chấp nhận các yêu cầu của họ, bao gồm cả việc trả tiền cho quân đội của họ. Không thể đối phó với áp lực, Henry III đã "núp váy" mẹ để bà mình ký Hiệp ước Nemours, phê chuẩn sự tiến bộ của Liên đoàn Công giáo và kêu gọi những người theo phe Tin lành rời khỏi vương quốc.

Sau khi Catherine chết, Henry III tiếp tục giữ gìn "di sản" của mẹ mình là cách cai trị tàn nhẫn để rồi chuốc lấy cái chết.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/giai-thoai-kho-quen-ve-vo-tac-thien-phuong-tay-uong-nuoc-tieu-dong-vat-chua-hiem-muon-chan-che-moi-biet-su-that-nghiet-nga-tu-chong-va-cai-ket-qua-tru-phu-162222903000755445.htm

Hoàng hậu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.