- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hàn Quốc thiết quân luật thế nào?
Việc Tổng thống Hàn Quốc ban bố thiết quân luật tối 3/12 tạo ra cơn địa chấn nhưng sau đó nhanh chóng được dỡ bỏ.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-Yeol ban bố thiết quân luật trong một thông báo trên truyền hình vào tối 3/12 theo giờ địa phương. Vậy luật pháp của Hàn Quốc quy định thế nào về việc thiết quân luật trong các bối cảnh đặc biệt?
Nhân viên Quốc hội phun bình cứu hỏa để chặn binh lính tiến vào hội trường chính của Quốc hội tại Seoul, rạng sáng 4/12. (Ảnh: AP)
Thiết quân luật ở Hàn Quốc thường bao gồm việc đình chỉ chính quyền dân sự và áp đặt luật lệ quân sự trong các tình huống khẩn cấp lớn, chẳng hạn như xung đột vũ trang nghiêm trọng, trao cho quân đội quyền hạn lớn hơn trong việc ban hành và thực thi pháp luật.
Điều 77 của Hiến pháp Hàn Quốc quy định rằng Tổng thống có thể tuyên bố thiết quân luật khi "cần thiết để đối phó với yêu cầu quân sự hoặc duy trì an ninh và trật tự công cộng thông qua huy động lực lượng quân sự trong thời chiến, xung đột vũ trang hoặc tình trạng khẩn cấp quốc gia tương tự".
Trong bài phát biểu ban bố thiết quân luật, Tổng thống Yoon cáo buộc phe đối lập làm tê liệt chính phủ bằng các "hoạt động chống nhà nước".
Ngay sau đó, một sắc lệnh gồm sáu điểm từ chỉ huy thiết quân luật mới - Tổng Tham mưu trưởng Lục quân, Tướng Park An-su, đã được ban hành. Sắc lệnh này cấm các hoạt động và đảng phái chính trị, "tuyên truyền sai sự thật", đình công, và "các cuộc tụ tập kích động bất ổn xã hội".
Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời quân đội cho biết các hoạt động của quốc hội và các đảng phái chính trị sẽ bị cấm, hạn chế các cuộc biểu tình, đình công và các hình thức tụ tập công cộng khác.
Ngoài ra, lệnh này còn đặt tất cả các cơ quan truyền thông dưới quyền kiểm soát của thiết quân luật và yêu cầu toàn bộ nhân viên y tế, bao gồm cả các bác sĩ đang đình công, quay lại làm việc trong vòng 48 giờ. Những người vi phạm thiết quân luật có thể bị bắt giữ mà không cần lệnh, theo các hãng tin địa phương.
Chỉ huy thiết quân luật, được Tổng thống bổ nhiệm theo đề xuất của Bộ trưởng Quốc phòng từ các tướng lĩnh tại ngũ, có quyền thực hiện các hành động liên quan đến bắt giữ, khám xét và thu giữ, cũng như kiểm soát ngôn luận, báo chí và tụ tập. Chỉ huy này nắm quyền kiểm soát toàn bộ các vấn đề hành chính và tư pháp.
Theo luật pháp Hàn Quốc, thiết quân luật có thể được bãi bỏ với sự chấp thuận của đa số phiếu tại Quốc hội.
Trong biến cố tối 3/12, 190 nghị sĩ trong Quốc hội do phe đối lập chiếm ưu thế bỏ phiếu bãi bỏ sắc lệnh này. Sau cuộc bỏ phiếu, lực lượng cảnh sát và quân đội nhanh chóng rời khỏi khu vực Quốc hội.
Đồng thời, lực lượng đối lập cũng kêu gọi tiến hành quy trình luận tội Tổng thống vì đã ban bố lệnh thiết quân luật.
Trước đó, Đảng Quyền lực Nhân dân của ông Yoon và đảng Dân chủ đối lập bất đồng gay gắt về ngân sách năm 2025. Các nghị sĩ đối lập tuần trước thông qua kế hoạch cắt giảm một phần ngân sách trong đề xuất 479 tỷ USD của ông Yoon.
Khoản tiền bị giảm bao gồm quỹ dự trữ của chính phủ và ngân sách cho hoạt động của Văn phòng Tổng thống, cơ quan công tố, cảnh sát và kiểm toán nhà nước.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Hàn Quốc đã chỉ trích phe đối lập, bên chiếm thế đa số ở quốc hội, "chống phá nhà nước".
Theo VTCnews
-
Thế giới34 phút trướcTrước khi bị các điều tra viên Hàn Quốc bắt giữ, Tổng thống Yoon Suk-yeol đã giành khoảng 10 phút để tạm biệt chú chó cưng tên Tori.
-
Thế giới1 giờ trướcMột công ty nông nghiệp ở Giang Tây chi khoảng 14,86 triệu tệ (hơn 50,7 tỷ đồng), xếp thành tháp tiền lớn, để thưởng Tết cho các nhân viên xuất sắc.
-
Thế giới1 giờ trướcKhi tàu tạm dừng tại một nhà ga, người bố để lại 3 đứa con, xuống ngồi nghỉ, hút thuốc vô tình không nghe thấy tín hiệu báo tàu sắp chạy.
-
Thế giới1 giờ trướcCơ quan chống tham nhũng quốc gia của Hàn Quốc thông báo, các điều tra viên sẽ bắt đầu ngày thứ 2 thẩm vấn Tổng thống Yoon Suk-yeol vào lúc 14h hôm nay (16/1) sau khi nhận được kiến nghị của ông.
-
Thế giới1 giờ trướcThủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra vừa tiết lộ chuyện bà suýt sập bẫy lừa đảo qua điện thoại bằng trò dùng AI để giả giọng một nhà lãnh đạo nước ngoài.
-
Thế giới4 giờ trướcDù sở hữu mức lương 600.000 NDT/năm (2 tỷ đồng) tại Đại học Bắc Kinh, nhưng thiên tài Toán học Vi Đông Dịch chỉ tiêu chưa đến 300 NDT/tháng (1 triệu đồng).
-
Thế giới6 giờ trước7 năm chung sống với chồng vô sinh, vợ đột nhiên thông báo có thai khiến ai cũng bàng hoàng.
-
Thế giới6 giờ trước4 năm sau ngày chồng qua đời, người phụ nữ Trung Quốc bất ngờ bị tòa án gửi giấy triệu tập.
-
Thế giới15 giờ trướcĐại học Quốc dân Hàn Quốc cho biết sẽ xem xét việc thu hồi bằng tiến sĩ của Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee nếu Đại học Nữ sinh Sookmyung chính thức thu hồi bằng thạc sĩ của bà do phát hiện đạo văn.
-
Thế giới21 giờ trướcThi thể đôi nam nữ được tìm thấy trên đỉnh đồi gần đền Anantha Padmanabha Swamy ở Puppalaguda, bang Telangana (Ấn Độ) vào ngày 14/1. Cơ quan điều tra đang khám nghiệm hiện trường và truy tìm manh mối, đồng thời chờ báo cáo khám nghiệm tử thi.
-
Thế giới21 giờ trướcNhà tâm lý học 47 tuổi, bố của hai đứa con, đã dụ dỗ các cô gái trẻ dưới chiêu bài tư vấn tại các hội trại.