- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chấn động hành trình đi bộ hơn 650km về quê ăn Tết của người đàn ông 32 tuổi: Lý do phía sau gây ngỡ ngàng!
Tết Nguyên Đán - cuộc "di cư" khổng lồ, nơi mọi hành trình đều dẫn lối về nhà.
- Về quê ăn Tết, ông bố đau đớn phát hiện những điều con gái phải chịu đựng khi sống cùng mẹ kế, bất lực cầu cứu cộng đồng mạng
- Đưa vợ con về quê ăn Tết, con trai đợi mẹ ra mở cổng như mọi năm rồi bật khóc khi thấy cảnh này
- Chuyện cô gái bị mẹ cắt trụi bộ móng tay cầu kỳ khi về quê ăn Tết gây tranh cãi
Một người đàn ông 32 tuổi quê ở thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đã bắt đầu một hành trình đầy ấn tượng: đi bộ từ Thâm Quyến về quê để đón Tết Nguyên Đán gần 650km. Trong 11 ngày qua, anh Xia Wanghui đã ghi lại hành trình của mình qua các video và nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng. Tính đến ngày 20/1, anh chuẩn bị bước vào địa phận tỉnh Hồ Nam từ Quảng Đông, dự kiến còn khoảng 5 ngày nữa là anh sẽ về đến nhà.
Xia, người đã sống tại Thâm Quyến 17 năm và hiện là chủ một nhà hàng, cho biết động lực cho hành trình này không phải vì thiếu phương tiện di chuyển. Thay vào đó, anh muốn thử thách bản thân, rèn luyện ý chí và đồng thời tạo sự chú ý cho nhà hàng của mình thông qua trải nghiệm độc đáo này.
Anh Xia đi bộ về quê ăn Tết
Dù nhận được nhiều lời khen ngợi từ cư dân mạng về sự quyết tâm, một số người vẫn đặt câu hỏi về tính xác thực của chuyến đi. Đáp lại, Xia khẳng định anh thực sự đi bộ toàn bộ quãng đường và sẽ cập nhật trực tiếp hành trình của mình khi điều kiện cho phép để chứng minh tính minh bạch.
Tết Nguyên Đán là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất tại Trung Quốc. Trong những năm trước, việc di chuyển về quê ăn Tết ở Trung Quốc luôn là một thách thức lớn do lượng người đi lại khổng lồ, thường được gọi là "Xuân vận". Đây là cuộc di cư thường niên lớn nhất thế giới, khi hàng trăm triệu người lao động và học sinh đổ về quê để đoàn tụ với gia đình.
Giao thông công cộng, từ tàu hỏa, xe khách đến máy bay, đều rơi vào tình trạng quá tải. Nhiều người phải xếp hàng mua vé từ sớm, thậm chí chấp nhận đứng suốt chặng đường dài vì không có ghế. Dù vậy, niềm mong mỏi được đoàn tụ bên gia đình vẫn khiến họ vượt qua mọi gian nan để về nhà đón Tết.
Theo Đời Sống Pháp Luật
-
Thế giới6 giờ trướcBarron Trump 18 tuổi "gây sốt" khi xuất hiện tại lễ nhậm chức của ông Donald Trump với vẻ ngoài bảnh bao, phong thái bí ẩn và chiều cao vượt trội.
-
Thế giới10 giờ trướcTrong bối cảnh Harry và Meghan bị thị phi bủa vây, bài báo chỉ trích của Vanity Fair được xem như đổ thêm dầu vào lửa, khiến vợ chồng Sussex khó lòng vực dậy. Điều khiến dư luận bất ngờ là tạp chí nổi tiếng từng ủng hộ nhiệt tình cặp đôi hoàng gia thoát ly.
-
Thế giới10 giờ trướcMột cơn bão mùa đông hiếm hoi đang quét qua khu vực miền Nam nước Mỹ, gây ra băng giá và tuyết rơi dày kỷ lục, cướp đi sinh mạng của ít nhất 10 người.
-
Thế giới12 giờ trướcHồi làm tiếp viên hàng không ở Thượng Hải, Yang hay phải xin tiền bố mẹ, nhưng trong 2 tháng về quê chăn nuôi lợn, cô kiếm được gần 700 triệu đồng.
-
Thế giới23 giờ trướcKhi phát hiện trong nhà có tầng hầm, cặp vợ chồng vô cùng hốt hoảng. Họ sợ hãi hơn khi chứng kiến tất cả những gì xảy ra dưới đó.
-
Thế giới1 ngày trướcNhững người bán hàng rong bắt đầu nghi ngờ khi chiếc taxi đỗ bên lề đường một cách bất thường suốt nhiều giờ đồng hồ.
-
Thế giới1 ngày trướcVideo ghi lại cảnh một con rắn lớn bò trên máy rút tiền tự động (ATM) đặt trước bưu điện Zhongzheng ở Xinpu, thành phố Hsinchu, Đài Loan, đang gây xôn xao mạng xã hội.
-
Thế giới1 ngày trước22 bang Dân chủ và các nhóm quyền dân sự đệ đơn kiện Tổng thống Donald Trump cùng nỗ lực ngăn chặn quyền “sinh ra ở Mỹ là công dân Mỹ”.
-
Thế giới1 ngày trướcCác nhà khảo cổ học ở Pháp đã phát hiện ra hàng chục ngôi mộ thời La Mã của những người đàn ông được chôn cùng với "tấm bia nguyền", một trong số đó được viết bằng tiếng Celt, một ngôn ngữ đã tuyệt chủng.