- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ấn Độ: Hoạt động thanh toán kỹ thuật số bùng nổ, người ăn xin nhận được nhiều tiền gấp đôi khi dùng mã QR
Việc những người ăn xin và những người có lòng hảo tâm sử dụng mã QR đều là một phần trong cuộc cách mạng lĩnh vực tài chính kỹ thuật số của Ấn Độ.
- Hậu duệ nhà Thanh có chung dòng máu với Từ Hi Thái Hậu: 3 tuổi ăn xin, 13 tuổi làm vũ công, 50 tuổi trở thành đại minh tinh
- Người phụ nữ thấy 2 mẹ con thai phụ ăn xin đáng thương bước lên chiếc xe và diễn biến tiếp theo khiến bà muốn gọi cảnh sát ngay
- Bắt gặp gã ăn xin đáng thương, người đàn ông đăng đàn kêu gọi giúp đỡ rồi nhận được cuộc gọi làm thay đổi cuộc đời của người kia mãi mãi
Trong vài tuần gần đây, một người ăn xin ở bang Bihar - miền đông Ấn Độ, đi qua ga tàu, trên tay cầm một chiếc thùng kim loại để đựng tiền của người dân chia sẻ. Ngoài ra, anh ta còn mang theo một chiếc máy tính bảng có dán mã QR ở mặt sau.
Raju Prasad bắt đầu nhận tiền quyên góp thông qua các ứng dụng thanh toán từ cách đây vài tháng. Người đàn ông 42 tuổi cho biết số tiền kiếm anh ta kiếm được đã tăng gần gấp đôi lên khoảng 300 rupee/ngày (4 USD), nhiều hơn mức lương trung bình mỗi ngày của 1 lao động tại nông trại ở Bihar - bang nghèo nhất Ấn Độ. Nhiều khách du lịch chuyển 5 hoặc 10 rupee chỉ với vài thao tác trên điện thoại, thay vì phải mở ví.
Prasad - người ăn xin ở ga Bettiah, cho biết: "Mọi người từng xua đuổi tôi và nói rằng họ không có tiền. Giờ đây, họ quét mã QR và vui vẻ chuyển bất kỳ số tiền nào họ muốn."
Việc những người ăn xin và những người có lòng hảo tâm sử dụng mã QR đều là một phần trong cuộc cách mạng lĩnh vực tài chính kỹ thuật số của Ấn Độ. Điều này giúp giải thích sự phát triển bùng nổ của hoạt động thanh toán di động. Cùng với đó, các công ty lớn như Google, Flipkart và đối thủ đến từ trong nước Paytm đang ở trong một cuộc cạnh tranh đầy căng thẳng để kiếm lời.
Người dân Ấn Độ đã chuyển sang sử dụng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số được một thời gian. Đây là kết quả một phần do người dân ngày càng giàu có, mạng lưới internet hoạt động trơn tru hơn và công nghệ có mức giá phải chăng hơn. Ngoài ra, Thủ tướng Narendra Modi cũng đặt mục tiêu chuyển đổi kỹ thuật số vào trọng tâm chính sách của chính phủ.
Ra mắt vào năm 2015, chiến lược "Digital India" nhắm đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách thúc đẩy các chính quyền địa phương và dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Tuy nhiên, đại dịch đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi này. Những đợt phong tỏa đã buộc hàng triệu người phải mua nhu yếu phẩm và thuốc thông qua các ứng dụng trên điện thoại.
Theo S&P 500 Global Market Intelligence, tính đến quý II/2020, hoạt động thanh toán di động đã trở nên phổ biến hơn việc rút tiền qua ATM, chiếm 30% tổng lượng tiêu dùng cá nhân của Ấn Độ. Thanh toán di động đã tăng hơn gấp đôi lên gần 1 nghìn tỷ USD vào năm 2021 so với năm trước đó.
Karthik Raghupathy - trưởng bộ phận chiến lược và quan hệ nhà đầu tư của PhonePe, đơn vị thanh toán của Flipkart, cho biết: "Cơ hội được tạo ra trong đại dịch là mọi người bắt đầu thanh toán online nhiều hơn. Khi Covid-19 bùng phát, số người dùng PhonePe đã tăng 50%."
PhonePe hiện có khoảng 165 trieuej người dùng hoạt động hàng tháng và chiếm 48% lưu lượng thanh toán di động tại Ấn Độ về giá trị, theo S&P Global. Tỷ trọng của Google là 40% và Paytm là gần 9%.
Theo một báo cáo vào tháng 4 của công ty nghiên cứu hệ thống thanh toán ACI Worldwide, 48,6 tỷ lượt thanh toán online của Ấn Độ vào năm ngoái cao hơn gấp đôi so với mức trung bình ở Trung Quốc. Với việc người dùng Ấn Độ thực hiện 80 USD giá trị thanh toán mỗi năm, so với 2.300 USD ở Trung Quốc và gần 8.000 USD ở Mỹ, cùng với giới hạn của chính phủ về phí giao dịch, quốc gia đang trở thành thị trường tiềm năng trong dài hạn, chưa thể giúp các doanh nghiệp lĩnh vực này sinh lời trong ngắn hạn.
Các nhà phân tích cho biết, hiện tại, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số ở Ấn Độ có thể đang thua lỗ rất nhiều. Một phần là do cách phát triển của hệ thống thanh toán tại nước này.
Những quốc gia như Trung Quốc và Mỹ - 2 thị trường thanh toán kỹ thuật số lớn nhất thế giới, tận dụng thế mạnh của các công ty tư nhân để phát triển phần cốt lõi của công nghệ, nhằm hỗ trợ các giao dịch qua điện thoại. Còn ở Ấn Độ, nhiệm vụ này lại thuộc về National Payments Corporation of India (NPCI) - tổ chức phi lợi nhuận quản lý các khoản thanh toán bán lẻ của nước này.
Dilip Asbe - giám đốc điều hành của NPCI, cho biết chính phủ Ấn Độ coi các hệ thống thanh toán kỹ thuật số như hàng hóa công, tương tự như mạng lưới điện. Ông nói: "Việc hệ thống thanh toán phát triển hiệu quả là cốt lõi của nền kinh tế vì việc này giúp cải thiện tính minh bạch, thu thuế và lưu thông tiền trong nền kinh tế."
Số liệu của NHTW Ấn Độ công bố mới đây cho thấy, khoảng 80% người trưởng thành nước này có tài khoản ngân hàng vào năm 2017, tăng từ 35% ở 6 năm trước. Trong khi đó, số lượng người dùng smartphone đã tăng lên 750 triệu người, theo báo cáo của Deloitte.
Nền tảng của UPI - giao dịch thanh toán thống nhất được NPCI cho ra mắt vào năm 2016, có khả năng tương tác. Giao dịch được thực hiện bằng cách quét mã QR liên kết với 1 người hoặc doanh nghiệp bằng cách tra cứu số điện thoại hoặc địa chỉ ảo của họ. Tất cả các mã QR hoạt động trên bất kỳ ứng dụng nào đều được UPI lưu trữ. Điều này trái ngược với Mỹ, nơi khi người dùng mua sắm ở Walmart sẽ không thể quét mã QR thanh toán bằng ứng dụng Venmo của PayPal.
Số lượng người dùng của UPI đã tăng 85% lên 250 triệu trong 2 năm tính đến tháng 3 với hơn 300 ngân hàng và 20 ứng dụng đang hoạt động trên nền tảng này. Với mạng lưới kết nối như vậy, các công ty cũng phải tham gia vào cuộc đua "đốt tiền" nhằm giảm giá và đưa ra các ưu đãi để giữ chân khách hàng. Giới phân tích cho biết, phải mất ít nhất vài năm các công ty thanh toán mới thu lợi nhuận được ở Ấn Độ.
Tại làng Bakharia ở bang Bihar, với dân số khoảng 1.500 người, gần như toàn bộ hơn 20 cửa hàng và quầy hàng vỉa hè nằm rải rác trên trục đường chính đều chấp nhận thanh toán bằng mã QR.
Ranjan Patel - chủ cửa hàng nhỏ bán trầu, cho biết, ông đã đăng ký nhiều ứng dụng sau khi khách hàng yêu cầu thanh toán bằng điện thoại. Giờ đây, gần 80% trong số các cửa hàng đều làm như vậy.
Theo NHỊP SỐNG KINH TẾ
-
Thế giới4 giờ trướcCảnh sát Italia đã thu hồi được kho báu gồm nhiều cổ vật quý giá được cho là thuộc về nền văn minh Etruscan, đã bị khai quật bất hợp pháp từ lăng mộ ở vùng Umbria.
-
Thế giới4 giờ trướcNgay trước khi giàn thiêu được phóng hỏa, nam thanh niên bắt đầu cử động và người này được phát hiện vẫn còn sống.
-
Thế giới5 giờ trướcCặp vợ chồng bị mất nhà vì cháy rừng nhưng một điều kỳ diệu đã xảy ra. Album cưới của họ từ năm 1961 vẫn còn nguyên vẹn.
-
Thế giới10 giờ trướcQuy định mới của công Pang Dong Lai yêu cầu nhân viên không cưới hỏi quá xa hoa, lãng phí, ai vi phạm sẽ mất các phúc lợi và tiền thưởng.
-
Thế giới11 giờ trướcKhi thấy con thức dậy muộn bất thường, anh Trần nảy sinh mối nghi ngờ, từ đó phát hiện ra hành vi thiếu đạo đức của bảo mẫu.
-
Thế giới18 giờ trướcTrong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ vô cùng sửng sốt khi lấy từ dạ dày nam thanh niên chìa khóa, bấm móng tay và thậm chí cả con dao. Thanh niên này được cho là đang ở độ tuổi đầu 20.
-
Thế giới1 ngày trướcSau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Mar-a-Lago trở thành địa điểm yêu thích không chỉ của chính trị gia, người giàu đam mê tiệc tùng mà còn những kẻ cơ hội, tò mò. Phải tốn hàng nghìn USD để có được một chỗ ngồi trong bữa tối, nhưng không phải có tiền là mua được.
-
Thế giới1 ngày trướcAnh Chu nhờ mai mối để lấy người vợ hơn 7 tuổi, anh đã chuyển cho vợ 175 triệu đồng tiền thách cưới nhưng sau khi kết hôn mới biết vợ bị tâm thần và cắt bỏ tử cung.
-
Thế giới1 ngày trướcThấy vợ chồng con gái không về ăn cơm, người cha vội vã chạy tới giếng kiểm tra thì chứng kiến cảnh tượng đáng sợ.
-
Thế giới1 ngày trướcKết quả xét nghiệm ADN của cặp song sinh khiến người đàn ông sốc nặng.
-
Thế giới1 ngày trướcBà nội trợ ở Dubai chia sẻ cuộc sống sang chảnh và trở nên nổi tiếng khắp mạng xã hội. Mỗi tháng, cô khoe được chồng cho hơn 5,7 tỷ đồng tiền tiêu vặt.
-
Thế giới1 ngày trướcKhi hành khách nói cần chạy nhanh vì vừa giết người, tài xế taxi ở Trung Quốc cố giữ bình tĩnh tiếp tục chuyến đi và tìm cớ dừng xe để cảnh sát bắt giữ nghi phạm.
-
Thế giới2 ngày trướcMệt mỏi vì hôm trước phải tăng ca đến đêm, người đàn ông Trung Quốc ngủ gật tại bàn làm việc một tiếng vào buổi trưa nhưng bị công ty sa thải vì vi phạm quy định.
-
Thế giới2 ngày trướcChiếc xe tải chạy với tốc độ cao bất ngờ đâm trúng ô tô đang lùi trên đường khiến 10 người bị thương.