Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu: Cuộc đấu Trung-Mỹ?

Hội nghị hàng năm của LHQ về biến đổi khí hậu khai mạc hôm nay tại Durban, Nam Phi với sự tham dự của đại diện 200 quốc gia có cùng nhất trí về sự cần thiết phải đối phó với vấn đề, nhưng cũng còn nhiều bất đồng về phương pháp đối phó.

Hội nghị hàng nămcủa LHQ về biến đổi khí hậu khai mạc hôm nay tại Durban, Nam Phi với sự thamdự của đại diện 200 quốc gia có cùng nhất trí về sự cần thiết phải đối phóvới vấn đề, nhưng cũng còn nhiều bất đồng về phương pháp đối phó.

Trọng tâm chính tại Hội nghịhàng năm của LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 17 (gọi là COP17) sẽ là nhữngnỗ lực đầy khó khăn nhằm kéo dài sang giai đoạn hai của Nghị định Kyoto khinó sẽ hết hiệu lực vào năm tới.

Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu: Cuộc đấu Trung-Mỹ?
Các nhà hoạt động của tổ chức Oxfam biểu tình chống biến đổi khí hậu tại Durban, Nam Phi. 

Đó là một thỏa thuận cótính cưỡng hành về pháp lý giữa các quốc gia ký kết nhằm giảm khí thảinhà kính, ít nhất 5% dưới những mức của năm 1990.

Thỏa thuận 1997 này cũngthiết lập những cơ chế cho phép các nước giàu đền bù tình trạng ô nhiễm màhọ gây ra bằng cách đầu tư vào những kỹ thuật làm sạch ô nhiễm tại các nướcnghèo.

Bà Christina Figueres, người điều hành Công ước khung LHQ về biến đổi khíhậu, cho biết các đại biểu đang tìm kiếm một lập trường trung dung.

Từ nhiều năm, các khoa họcgia đã cảnh báo về những hiểm họa có thể xảy ra khi để cho nhiệt độ trungbình trên trái đất tăng thêm 2 độ trên mức độ thời tiền công nghệ. Quá mứcđộ này, trái đất bị những hiểm họa lớn như lụt lội, hạn hán và mất mát cáchệ sinh thái nghiêm trọng.

Các khoa học gia cho rằng khí thải carbon là nguyên nhân hàng đầu của tìnhtrạng tăng nhiệt toàn cầu do con người tạo ra. Vì vậy, không ai ngạc nhiênnếu mọi con mắt tại hội nghị COP17 đều dồn về phía Mỹ và Trung Quốc, 2 nướcgây ô nhiễm lớn nhất thế giới.

Mỹ chưa bao giờ phê chuẩn nghị định thư Kyoto, và đã nhấn mạnh rằng bất kỳhiệp định nào có tính cưỡng hành phải bao gồm tất cả các bên.

Trung Quốc - được coi là mộtquốc gia đang phát triển - không bị bắt buộc phải ký Nghị định thư Kyoto1997, còn Mỹ lại từ chối phê chuẩn hiệp ước này nếu Trung Quốc không ký.

Nhật Bản, Nga và Canađa cũngnói họ không muốn ký tiếp lần hai Nghị định thư Kyoto trừ phi Mỹ và TrungQuốc cũng đồng ý cam kết cắt giảm việc xả khí thải.

Trong khi đó, Liên minh châuÂu (EU), vốn đi đầu trong việc hạn chế biến đổi khí hậu, thì nói muốn kýtiếp giai đoạn hai, nhưng chỉ khi các nước xả khí nhiều đồng ý ký cam kếtthực hiện các mục tiêu đặt ra cho năm 2020.

Giới phân tích cho rằng mặcdù Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải không ràng buộc cả Trung Quốclẫn Mỹ, song những bất đồng dường như không vượt qua được giữa hai quốc giaxả nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhất thế giới này đang đe dọa sẽ xóanhòa triển vọng cứu vãn bản hiệp ước này tại các cuộc đàm phán về khí hậu ởDurban, Nam Phi.

Hướng tới COP17, Chương trìnhMôi trường của LHQ (UNEP) đã đưa ra một báo cáo thường niên với tên gọi "Hàngắn sự khác biệt".

Báo cáo này tập trung vàonhững cam kết chính trị của các quốc gia trong việc cắt giảm lượng khí thảicácbon cũng như những giải pháp nhằm duy trì sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ởmức dưới 2 độ C vào năm 2020.

Giáo sư Joseph Alcamo -trưởng nhóm các nhà khoa học của UNEP - cho biết theo kế hoạch đề ra, tínhđến năm 2020, thế giới sẽ cắt giảm từ 6.000-11.000 tỷ tấn khí thải cácbon.Đây là những con số rất lớn và các nhà khoa học cho rằng mục tiêu cắt giảm6.000 tỷ tấn cácbon là có thể đạt được.

Tuy nhiên, theo nhận định củaông Alcamo, hiện giữa các chính phủ có khoảng cách rất lớn về mục tiêu vàcác biện pháp cắt giảm khí thải.

Các nhóm môi trường và các tổchức phi chính phủ đã phái hàng nghìn quan sát viên đến theo dõi các cuộcthương thuyết tại Durban.

Năm ngoái, hơn 24.000 ngườiđã tham gia hội nghị Copenhagen, trong số đó có hơn 3.000 người thuộc giớitruyền thông.

Theo Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.