"Kẽ hở" cho vụ cha mẹ tra tấn, bạo hành 13 người con: Căn phòng tra tấn trẻ em núp bóng "trường học tại gia" ở Mỹ

Do thủ tục đăng ký quá đơn giản và thiếu vắng sự quan tâm sát sao của chính quyền mà nhiều bậc cha mẹ biến chất đã sử dụng mô hình...

Do thủ tục đăng ký quá đơn giản và thiếu vắng sự quan tâm sát sao của chính quyền mà nhiều bậc cha mẹ biến chất đã sử dụng mô hình "trường học tại gia" để cô lập, giam giữ đứa con của chính mình ở nhà, sau đó ra tay bạo hành tàn nhẫn.

>>
Bản án dành cho cặp vợ chồng "quỷ dữ" nhốt 13 con trong nhà: Nếu bị kết tội, họ có thể phải ngồi tù 94 năm

Mới đây vụ việc cặp vợ chồng người Mỹ bắt nhốt 13 đứa con trong độ tuổi từ 2 đến 29 và ngược đãi chúng tàn bạo, thậm chí 1 năm chỉ cho tắm 1 - 2 lần, ngày chỉ cho ăn một bữa đã gây rúng động dư luận Mỹ vì mức độ tàn bạo và vô nhân tính đến đáng sợ. Điều kỳ lạ của vụ án này là, tại sao gia đình này lại có thể đàng hoàng ngược đãi và bạo hành những đứa trẻ (và cả người lớn) này trong một khoảng thời gian dài tới vậy mà hoàn toàn có ai biết; thậm chí ngay cả những người hàng xóm trong khu vực nhà Turpin còn không biết tới sự có mặt của 13 nạn nhân này?

Kẽ hở cho vụ cha mẹ tra tấn, bạo hành 13 người con: Căn phòng tra tấn trẻ em núp bóng trường học tại gia ở Mỹ - Ảnh 1.

Gia đình Turpin trong một chuyến đi chơi. Câu hỏi lớn nhất được đặt ra là, tại sao có tới 13 nạn nhân, số lớn trong đó đang ở độ tuổi tới trường nhưng không có cơ quan quản lý nào cảm nhận được sự bất thường khi không ai trong số đó đến trường?

Lý do chính của sự việc này là, gia đình Turpin đã đăng ký để thành một "trường học tại gia", yêu cầu tự chăm sóc và dạy dỗ những đứa con của mình ở nhà.

Theo một số liệu được công bố trên trang responsiblehomeschooling.org bởi Barbara Knox, nhà xã hội học, chuyên gia của Đại Học Wiscosin, có tới 47% số nạn nhân tuổi đi học bị bắt nạt và ngược đãi ở trường bị bố mẹ bắt bỏ trường học để tiếp tục học ở nhà. Đồng thời 29% số nạn nhân đó chưa từng được đến trường.

Trong những vụ việc ngược đãi trẻ em có liên quan tới các trường tại gia, có tới hơn 40% trường hợp dẫn tới hậu quả như các thương tích nghiêm trọng, tình trạng sức khỏe suy sụp sau thời gian dài hay thậm chí là tử vong. Hầu hết các trường hợp này đều xảy ra tình trạng bị cầm tù, từ đó dẫn tới nhiều sự việc đau lòng.

Bang Michigan, năm 2009, một cô bé bị xích trong nhà tử vong do hỏa hoạn

Vào năm 2009, một sự việc đau lòng đã xảy ra ở Michigan, Mỹ, khi một cô bé tên Calista Springer bị bố mẹ xích và giam cầm trong nhà thiệt mạng trong hỏa hoạn. Khi ngọn lửa bùng lên, cô bé đã không thể tự giải thoát và chết oan uổng trong đám cháy.

Kẽ hở cho vụ cha mẹ tra tấn, bạo hành 13 người con: Căn phòng tra tấn trẻ em núp bóng trường học tại gia ở Mỹ - Ảnh 2.

Cặp bố mẹ đã giam cầm Calista ra hầu tòa với tội danh ngược đãi trẻ em dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Kẽ hở cho vụ cha mẹ tra tấn, bạo hành 13 người con: Căn phòng tra tấn trẻ em núp bóng trường học tại gia ở Mỹ - Ảnh 3.

Sợi xích mà cặp phụ huynh kể trên đã dùng để trói chính con gái của mình.

Kẽ hở cho vụ cha mẹ tra tấn, bạo hành 13 người con: Căn phòng tra tấn trẻ em núp bóng trường học tại gia ở Mỹ - Ảnh 4.

Chân dung nạn nhân Calista Springer.

Điều đáng buồn nẳm ở chỗ, không có cơ quan hành pháp nào kiểm tra khi cô bé này được đăng ký cho tiếp tục học ở nhà. Không ai biết được Calista đã bị ngược đãi tới mức nào, khiến cho tới lúc chết cô bé vẫn không có cơ hội nào để gửi đi một lời kêu cứu.

Cậu bé qua đời vì bị ngược đãi vào năm 2009, 2 năm sau mới được nhà chức trách tìm ra

Kẽ hở cho vụ cha mẹ tra tấn, bạo hành 13 người con: Căn phòng tra tấn trẻ em núp bóng trường học tại gia ở Mỹ - Ảnh 5.

Nạn nhân Christian Choate.

Xác của cậu bé Christian Choate, 13 tuổi, được cảnh sát quận Lake, bang Indiana phát hiện trong một ngôi mộ nông với một vết thương man rợ ở vùng đầu, cho thấy cậu đã bị bạo hành đến chết vào năm 2009. Cậu bé đáng thương này thậm chí đã viết cả một lá thư tố cáo lại việc mình bị ngược đãi, đồng thời đau đớn thổ lộ rằng mình thực sự chỉ muốn chết.

Nguồn cơn của sự việc này bắt đầu từ khi Choate bị bố mẹ bắt nhốt ở nhà theo hình thức "giáo dục tại gia". Phía trường học khi đưa lời khai cũng đã thông báo rằng Choate đã nghỉ học ở nhà một thời gian dài trước khi tử vong vào năm 2009.

Các tài liệu của toà án cáo buộc cậu bé bị đánh đập trong vài năm và "nuôi nhốt hoàn toàn trần truồng" trong lồng suốt một năm trước khi tử vong vào năm 2009. Sự biến mất của cậu bé cũng không được báo cáo cho đến tận tháng 5 năm 2008, khi một lời cảnh báo và yêu cầu điều tra ẩn danh đã khiến cảnh sát vào cuộc.

11 đứa trẻ khuyết tật bị bố mẹ nuôi nhốt trong lồng sắt "như động vật"

Cha mẹ nuôi của những đứa trẻ này, Mike và Sharen Gravelle, đã một mực chối bỏ tội danh của mình trong phiên điều trần vào tháng 9 năm 2005, rằng họ đã lạm dụng và bỏ bê trách nhiệm chăm nuôi trẻ. 

Kẽ hở cho vụ cha mẹ tra tấn, bạo hành 13 người con: Căn phòng tra tấn trẻ em núp bóng trường học tại gia ở Mỹ - Ảnh 6.

Cặp vợ chồng Mike và Sharen Gravelle.

 Dẫu vậy, tội danh của cặp vợ chồng này là không thể chối cãi khi những đứa trẻ khuyết tật mà họ nhận nuôi phải sống trong môi trường tồi tệ như ở những trại tập trung. Theo lời công tố viên Russell Leffler, 11 đứa trẻ bị nhốt trong các lồng nuôi nhốt như động vật ở trang trại, những chiếc lồng này có kích cỡ chỉ khoảng 70 x 90 x 90 cm và được đặt... chồng lên nhau như chất hàng hóa. Tuy nhiên, cặp vợ chồng Mike và Sharen - cũng giống như hai vợ chồng Turpin đều tự cho rằng mình không làm gì sai cả.

Ngoài những vụ việc kể trên ra, vẫn còn nhiều trường hợp bạo hành trẻ em nhức nhối đội lốt "trường học tại gia" trong lịch sử nước Mỹ. Ở Florida đã từng nổi lên trường hợp hai chị em bị bố mẹ nhốt vào lồng và tra tấn trong một thời gian dài bằng roi da. Một trường hợp tiêu biểu khác được ghi nhận tại bang Arizona khi một cô bé 14 tuổi bị nhốt trong phòng ngủ suốt hơn một năm, thậm chí còn nhiều lần bị cưỡng hiếp bởi chính cha đẻ của mình. Cô bé này đã may mắn trốn thoát và chạy bộ suốt 3km để cầu cứu gia đình một người bạn học cứu mình.

Sở dĩ, nước Mỹ xảy ra nhiều vụ ngược đãi trẻ em đội lốt "trường học tại gia" tới vậy là do những "kẻ hở" trong hệ thống giáo dục của nước này. Các thủ tục để đăng ký "trường học tại gia" ở Mỹ khá đơn giản, được cấp phép cũng dễ dàng không kém và thường không có sự giám sát cặn kẽ từ các cơ quan chức năng. Chỉ có vài bang ở Mỹ là yêu cầu các cơ sở tự phát này thường xuyên liên lạc với giới chức để kiểm tra tình trạng chăm nuôi những đứa trẻ học ở nhà; đồng thời cũng có tới 11 bang ở Mỹ không yêu cầu bố mẹ phải đăng ký khi tự cho con ở nhà. Thủ tục và điều kiện đăng ký cũng đơn giản đến bất ngờ khi mà các bậc cha mẹ chỉ cần đăng ký bằng... sổ hộ khẩu chứ không yêu cầu bằng cấp giáo dục gì.

Có thể nói, đây chính là lý do chủ đạo khiến việc nhiều trẻ em không đến trường không phải là gì quá xa lạ tại Mỹ, khiến cho không ai thắc mắc tới sự biến mất của các em, dẫn tới nhiều vụ việc thương tâm như vụ án 13 đứa trẻ nhà Turpin tới đây.


Theo Helino

bạo hành trẻ em

ngược đãi trẻ em


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.