- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Không phải virus corona, kỳ thị người gốc Á mới là 'đại dịch' mới
Dịch virus corona ở Trung Quốc dẫn đến sự phân biệt đối xử, lời lẽ thù ghét, thậm chí là bạo lực nhắm vào người gốc Á ở nhiều nước
- Nhìn thấy người phụ nữ bí ẩn đứng yên một chỗ nhiều giờ liền, cô gái lo lắng đi đến gần quan sát thì phát hiện điều không ngờ tới
- 17 ngày nằm phòng cách ly vì virus corona, nữ bệnh nhân 53 tuổi kể lại trải nghiệm của mình cùng những sự thật bất ngờ ít ai tưởng tượng được
- Gia đình bác sĩ Lý Văn Lượng được hỗ trợ 820.000 nhân dân tệ
Dịch virus corona ở Trung Quốc dẫn đến sự phân biệt đối xử, lời lẽ thù ghét, thậm chí là bạo lực nhắm vào người gốc Á ở nhiều nước - với những ví dụ được chia sẻ rộng trên mạng.
Một đoạn video gây sốc được đăng lên Twitter hôm 4/2 cho thấy một người đàn ông tấn công một phụ nữ châu Á đeo khẩu trang tại ga tàu ở quận Manhattan, thành phố New York. Người này văng tục và la lên “đừng chạm vào tôi”, nói người phụ nữ bị bệnh, theo Tony He, cư dân New York đã đăng video.
“Điều mà mọi người quên mất là nhiều người châu Á có thói quen đeo khẩu trang từ lâu trước khi có dịch virus corona”, ông He viết thêm, và nhận xét “dịch bệnh chỉ khiến mọi người chú ý hơn (tới khẩu trang)”.
Người Việt bị đuổi khỏi nhà hàng chỉ vì ho
“Các vụ việc liên quan đến người châu Á không bao giờ lan truyền rộng trên mạng”, ông He nói. “(Ở Mỹ), mọi người nghĩ người châu Á khép mình, nhút nhát, và thường nói ‘họ không gặp chuyện gì đâu’. Vì vậy, khi có sự vụ gì, thường không gây nhiều chú ý”.
Canada, thường được coi là chào đón người nhập cư nhiều hơn so với nước láng giềng phía nam, không tránh khỏi sự phân biệt đối xử do dịch bệnh.
Một bản kiến nghị trên mạng vào cuối tháng 1 kêu gọi một khu vực ở ngoại ô Toronto đông người Trung Quốc hãy cho nghỉ hơn hai tuần đối với một học sinh có gia đình vừa về thăm Trung Quốc. Bản kiến nghị nhận được khoảng 10.000 chữ ký nhưng bị giới chức từ chối.
Cũng có những thông tin học sinh châu Á bị bắt nạt, và một review (đánh giá) một nhà hàng Trung Quốc ở Toronto đã nhận hàng loạt phản hồi kỳ thị, phân biệt chủng tộc trên mạng xã hội.
Một số người gốc Á ở Pháp đã kể chuyện bị tránh né một cách rõ ràng ở nơi công cộng. Pháp là nước đầu tiên ở châu Âu xác nhận ca nhiễm virus corona.
“Nhiều người bị xúc phạm và đuổi khỏi phương tiện công cộng vì là người gốc Á. Đó không chỉ là trò đùa hay thù ghét trên mạng xã hội”, nhà báo người Pháp Linh Lan Dao viết trên Twitter.
Trên Twitter, nhà báo này cũng lên án giới truyền thông đã có sự phân biệt chủng tộc khi đưa tin về dịch bệnh, bao gồm một tờ báo ở vùng phía bắc Pháp Le Courrier Picard giật tít “Yellow Alert” trên trang nhất. (“Báo động Vàng”, màu vàng vừa là một mức báo động cũng có ý kỳ thị người da vàng). Sau đó, tờ báo này phải xin lỗi.
Không chỉ người gốc Hoa trở thành mục tiêu kỳ thị. Một bài đăng trên Instagram của thương hiệu Pháp Louis Vuitton có hình nữ diễn viên Nhật Bản cũng nhận được một số bình luận về virus corona. Thương hiệu này mất gần một tuần để xóa các bình luận kỳ thị.
Tuần này, một cô gái tên Chen, 25 tuổi, đến từ Bắc Kinh, sinh viên sau đại học tại Đại học California - Los Angeles bị yêu cầu rời một nhà hàng ở khu West Hollywood, Los Angeles, vì bạn đi cùng cô bị ho.
“Thật điên rồ, bạn của tôi còn không phải người Trung Quốc, cô ấy là người Việt Nam và chưa bao giờ đến Trung Quốc”, Chen nói với Nikkei Asian Review.
Người Hàn Quốc biểu tình kêu gọi cấm du khách Trung Quốc. Ảnh: AP.
Quán bar, resort từ chối khách Trung Quốc
Trong một bài viết về thái độ kỳ thị người gốc Á ở Pháp, tờ Le Parisien dẫn lời một người dùng Twitter nói họ sẽ không ngồi cạnh người gốc Á - ngay cả khi họ không biết người đó đến từ Vũ Hán hay Seoul.
Một người dùng Twitter khác đăng ảnh một biển hiệu trong quán bar gần đài phun nước Trevi biểu tượng của thủ đô Rome, Italy ngày 31/1, có ghi: “Do các biện pháp an toàn, tất cả người đến từ Trung Quốc không được vào quán. Chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện này”.
Phân biệt đối xử với Trung Quốc xuất hiện ngay cả ở châu Á. Tuần trước, ở Nhật Bản, hashtag #ChineseDon’tComeToJapan (Người Trung Quốc đừng đến Nhật Bản) đã trở thành xu hướng trên Twitter. Trên Twitter ở Nhật Bản, nơi mà tâm lý e ngại du khách Trung Quốc đã có từ lâu, cư dân mạng bình luận về người Trung Quốc bằng những từ như “dơ bẩn”, “bất lịch sự” và “khủng bố sinh học”.
Ở Singapore, hàng chục nghìn người ký đề xuất cấm người Trung Quốc nhập cảnh.
Ở Hong Kong, Hàn Quốc, đã có những cửa hàng dán giấy bên ngoài và nói khách Trung Quốc không được chào đón.
“Trong bối cảnh sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc khiến nhiều láng giềng ở châu Á cũng như các cường quốc phương Tây lo ngại, dịch virus corona bắt nguồn từ Vũ Hán đang thổi bùng lên sự e dè, kỳ thị ẩn giấu ở các nước đối với người Trung Quốc đại lục”, tờ New York Times viết.
Một người đàn ông đến từ Thượng Hải, chỉ cho biết họ của mình là Ma, đặt phòng tại một resort suối nước nóng ở gần thành phố Yongpyong, Hàn Quốc, cùng người vợ Hàn Quốc. Sau khi lái xe 45 phút tới resort, cặp vợ chồng được lễ tân thông báo rằng họ không thể nhận phòng, với lý do người chồng là người Trung Quốc, sẽ gây “phiền toái” cho các khách khác.
Mặc dù ông đưa ra bằng chứng cho thấy họ đã rời Trung Quốc 10 ngày trước và không có triệu chứng gì, resort vẫn từ chối. Ông Ma phàn nàn về trải nghiệm của mình trên Weibo, và các bình luận dưới bài post cho thấy ít nhất bốn khách Trung Quốc khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự ở Hàn Quốc.
Hashtag, kiến nghị chống lại sự phân biệt
ỞPháp, hashtag #JeNeSuisPasUnVirus (tôi không phải virus) đang được nhắc đến để kêu gọi chấm dứt nạn phân biệt đối xử vì virus corona.
“Vẫn còn nhiều việc phải làm để nâng cao nhận thức”, giáo sư Ya-Han Chuang của Viện Nghiên cứu Nhân khẩu Quốc gia Pháp cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Euronews. Ông Chuang lưu ý cần đẩy mạnh việc giáo dục nhận thức trong trường học và các tổ chức công.
Người dùng Twitter ở Pháp đã sử dụng hashtag #JeNeSuisPasUnVirus để phản đối thái độ kỳ thị người châu Á do virus corona. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Trong khi đó, một bài xã luận có tiêu đề “Trung Quốc là người ốm yếu thật sự của châu Á” đăng trên Wall Street Journal ngày 3/2, khiến cộng đồng người Hoa tại Mỹ phẫn nộ. Một bản kiến nghị gửi tới Nhà Trắng được tạo ra sau đó ba ngày, kêu gọi Wall Street Journal xin lỗi và rút lại bài viết, hoặc ít nhất là cái tít mang tính kỳ thị.
“Bất kể tác giả có quan điểm thế nào về các vấn đề nội tại của Trung Quốc, chỉ riêng cái tít đã thể hiện sự phân biệt chủng tộc đối với người Trung Quốc... Những lời lẽ thiếu thận trọng như vậy đối với công dân Trung Quốc vô tội sẽ chỉ khuyến khích phân biệt chủng tộc và sẽ gây hậu quả đối với người gốc Hoa cũng như gốc châu Á khác”, bản kiến nghị viết.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres cũng bày tỏ lo ngại về vấn đề này trong cuộc họp báo ngày 4/2.
Trong các tình huống như dịch bệnh, “rất dễ có các quan điểm mang tính phân biệt đối xử, vi phạm nhân quyền, kỳ thị đối với những người vô tội chỉ vì họ đến từ một nước nào đó”, ông nói. “Việc tránh những quan điểm đó là rất quan trọng”.
Theo Zing
-
Thế giới7 giờ trướcCác video của bà mẹ 2 con chứa đầy những kỷ niệm thú vị về con trai và những lời khuyên hướng đến vợ tương lai của họ. Cô muốn trở thành mẹ chồng mà các con dâu có thể tin tưởng.
-
Thế giới7 giờ trướcEllen DeGeneres, Portia de Rossi và Eva Longoria là những cái tên tiếp theo rời khỏi nước Mỹ sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
-
Thế giới12 giờ trướcMột người phụ nữ 73 tuổi đã bị chính con chó Pitbull của mình tấn công và cắn tử vong tại nhà riêng.
-
Thế giới12 giờ trướcNgười đàn ông Mỹ trúng giải độc đắc 650 nghìn USD (hơn 16 tỷ đồng) nhờ chọn vé số liên quan đến các ngày kỷ niệm với vợ quá cố, nhân ngày giỗ của bà.
-
Thế giới13 giờ trướcCậu bé 7 tuổi có tài năng lập trình được một công ty mời về làm quản lý. Giám đốc của công ty cũng ngưỡng mộ tài năng của cậu.
-
Thế giới13 giờ trướcMột gò chôn cất 700 năm tuổi ở Peru chứa hài cốt của 76 trẻ em và hai người lớn bị hiến tế, tất cả đều bị rạch ngực.
-
Thế giới14 giờ trướcMột bé gái 13 tuổi đã bị ba người đàn ông, được cho là họ hàng của cô bé, xâm hại khi cô bé ra khỏi nhà để đi vệ sinh.
-
Thế giới14 giờ trướcNhững tên trộm đã đánh cắp hơn 19kg vàng từ một ngân hàng khu vực công ở quận Warangal, bang Telangana, Ấn Độ. Chúng đã làm hỏng đoạn video ghi lại sự việc, xóa sạch mọi bằng chứng về hành vi phạm tội.
-
Thế giới16 giờ trướcTổng thống mới đắc cử Mỹ Donald Trump thông báo đã chọn nữ tỷ phú Linda McMahon làm Bộ trưởng Giáo dục trong chính quyền sắp nhậm chức của ông.
-
Thế giới16 giờ trướcTham gia sự kiện về văn hóa, Lý Tử Thất tạo thiện cảm với trang phục lịch sự. Gương mặt của cô trở lại bình thường sau quãng thời gian dài phải điều trị dị ứng do nhiễm độc từ việc làm tranh sơn mài.
-
Thế giới17 giờ trướcNgười dân ở Murung Raya, Trung Kalimantan, mới đây đã được một phen hoảng hồn khi bất ngờ thấy "đám mây" nhỏ trên không bất ngờ rơi xuống đất.
-
Thế giới17 giờ trướcMuốn "bật" sếp nhưng sợ bị "đì", các nhân viên ở Mỹ có thể sử dụng dịch vụ mắng sếp ẩn danh, sẽ có người đến xả hết những ấm ức của họ mà không tiết lộ thân chủ.
-
Thế giới21 giờ trướcVụ tai nạn thương tâm xảy ra ở quận Sasang (Busan, Hàn Quốc) khiến cả hai người đều thiệt mạng.
-
Thế giới21 giờ trướcChỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt mà đám cưới lại trở thành ngày buồn của cô dâu, chú rể và quan viên hai họ.