Lầu Năm Góc ưu tiên tuyển chọn binh sĩ… tâm thần

Thoạt nghe thật khó tin, nhưng đó là sự thật 100%! Giới lãnh đạo chóp bu quân sự Mỹ từ lâu đã nung nấu ý định "trái khoáy" này, bởi thực tế cho thấy chỉ những quân nhân mắc các triệu chứng rối loạn tâm thần, mới có khả năng tồn tại để giành chiến thắng trong các cuộc giao tranh.

Thoạt nghe thật khó tin, nhưng đó là sự thật 100%! Giới lãnh đạo chóp bu quân sự Mỹ từ lâu đã nung nấu ý định "trái khoáy" này, bởi thực tế cho thấy chỉ những quân nhân mắc các triệu chứng rối loạn tâm thần, mới có khả năng tồn tại để giành chiến thắng trong các cuộc giao tranh.

Vào đầu năm 1947, trong khuôn khổ tổng kết cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2, Thống tướng George Marshall (1880-1959) Tham mưu Trưởng Lục quân Mỹ, cũng là người khởi xướng kế hoạch Marshall tái thiết châu Âu sau Thế chiến II khiến ông được trao giải Nobel Hòa bình năm 1953, đã cho tiến hành một cuộc khảo sát sâu rộng trong lực lượng lính thủy đánh bộ trực thuộc binh chủng lục quân.

Kết quả bất ngờ cho thấy, rằng chỉ có 25% binh sĩ và sĩ quan "dám" nhắm bắn quân thù, trong đó chưa đầy 2% là bắn trúng mục tiêu. Báo cáo tổng hợp trong toàn quân cũng phản ánh kết quả tương tự: khoảng 2% số quân nhân có khả năng gây thương tích hoặc tiêu diệt đối phương; 98% còn lại hầu như "tê liệt" không thể đánh lại địch quân nhất là trong các cuộc cận chiến.
 

Tướng G. Marshall là người tiên phong nêu vấn đề cần tuyển chọn binh sĩ… tâm thần.

Kết thúc cuộc khảo sát, tướng  Marshall đã viết một bản báo cáo gửi lên lãnh đạo Lầu Năm Góc, nhấn mạnh tỷ lệ quân nhân thiện chiến ít ỏi nêu trên chủ yếu rơi vào những binh sĩ mắc chứng tâm thần. Đồng thời vị chỉ huy cao cấp từng được tôn vinh là "quân nhân số 1" của quân đội Mỹ trong Thế chiến II, thẳng thắn đề nghị Bộ Quốc phòng Mỹ nên có chính sách ưu tiên tuyển chọn giới binh sĩ tâm thần, biên chế họ vào lực lượng dự bị sẵn sàng hỗ trợ các "điểm nóng" trên toàn cầu, nhất là những nơi đang diễn ra các cuộc giao tranh khốc liệt.

Bức tranh toàn cảnh của trận chiến hiện đại cho thấy, đa phần đối phương bị tiêu diệt trong các cuộc pháo kích, hay dội bom từ xa chiếm đến 70%. Còn khi phải xung trận giáp lá cà "mặt đối mặt" trên chiến trường, hiệu suất tiêu diệt đối thủ bên kia chiến tuyến của lính Mỹ lại luôn ở tỷ lệ thấp nhất. Một cuộc điều tra mới đây của Lầu Năm Góc vừa tiết lộ, rằng có tới 25% binh sĩ và sĩ quan tại Iraq thường toát mồ hôi hột, thậm chí vãi nước tiểu ra quần trước thời điểm giao tranh. Đây là vấn đề tâm lý cơ thể thuộc về bản năng sinh tồn của con người.

Các cựu chiến binh thời Thế chiến II nhớ lại, mỗi khi phải lâm trận trực tiếp với quân Đức họ thường "tè ra quần". Âu cũng là hiện tượng bình thường, bởi theo các nhà tâm lý học, sự bài tiết nước thải bất thần giúp khôi phục khả năng làm chủ bản thân. Việc làm sạch bàng quang và ruột trước nỗi sợ hãi là bản năng sinh tồn của động vật trong đó có con người, bởi sự "làm trống" các cơ quan này khiến sinh vật dễ bề trốn chạy khỏi nỗi nguy hiểm.

Cuộc điều tra nói trên của Lầu Năm Góc còn cho thấy, có gần 1/4 số quân nhân bỗng dưng bị tê liệt cánh tay và ngón trỏ bóp cò trước khi xung trận, kể cả người vốn thuận tay trái cũng vậy. Đây chính là bằng chứng của tạo hóa, do con người là động vật biết suy nghĩ nên trong tâm thức không bao giờ muốn sát hại đồng loại. Giống như loài khuyển không bao giờ ăn thịt chó cho dù chúng đói lả.
Các nhà khoa học của Lầu Năm Góc đã dày công nghiên cứu tâm trạng của những người lính trên chiến trường, phát hiện ra phần vỏ não trước chịu trách nhiệm về các hành vi ý thức hoàn toàn bất động, chỉ có phần vỏ não sau hoạt động để chi phối tâm trí với bản năng cố hữu của sinh vật. Phát hiện này đã giải thích thực trạng không muốn sát hại đồng loại nêu trên. Với những kẻ "thẳng tay chém giết", não của họ đã tiết ra các cơ chế sinh học đối kháng mà tâm trí con người không thể kiểm soát được, cũng là hiện tượng tiêu biểu của những người mắc chứng tâm thần.
 

Sợ đến vã mồ hôi khi lâm trận là bản năng sinh tồn của mọi quân nhân.

Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ David Marchand từng thực hiện một cuộc khảo cứu thực địa chiến trường, theo đơn đặt hàng của Lầu Năm góc nhằm giải thích tâm trạng của những quân nhân đang tham chiến ở nước ngoài. Kết quả cho thấy nếu một đơn vị phải tác chiến liên tục suốt 60 ngày không nghỉ, thì 98% quân số của đơn vị này sẽ… phát điên. Con số 2% binh sĩ còn lại trong đó có cả cấp chỉ huy tưởng chừng bình thường, có khả năng chiến đấu "không ngơi nghỉ" lại là những kẻ tâm thần đích thực. "Hay nói một cách khác là họ đã có những vấn đề về tâm lý cơ thể trước khi nhập ngũ", Marchand nhấn mạnh.

Ngoài ra, tưởng cũng cần nhắc tới một sự đồng nhất quan điểm qua kinh nghiệm chiến trường, được giới cựu chiến binh Mỹ trong Thế chiến II và cựu binh Nga ở Afghanistan và Chechnya chia sẻ. Thực tế cho thấy, nếu một đơn vị cỡ trung đội hay đại đội nào đó có trong đội ngũ một binh sĩ bị chứng "thần kinh thái quá", khi lâm trận đơn vị đó hoàn toàn có cơ may sống sót. Trong trường hợp ngược lại toàn bộ quân số đều bị đối phương xóa sổ.

Đúc kết từ những vấn đề nêu trên, Ban lãnh đạo Lầu Năm Góc đã chấp thuận quyết sách ưu tiên tuyển mộ các quân nhân tâm thần, nhất là trong lực lượng trinh sát và tình báo quốc phòng ngoài mặt trận. "Họ không phải là những kẻ hiếu chiến nhưng luôn biết làm chủ tình thế. Ưu điểm vượt trội là không như các binh sĩ bình thường khác, họ sẵn sàng xung trận không e dè để tấn công đối thủ, nhằm giành được thế chủ động trên chiến trường", như nguyên văn lời kết trong bản báo cáo của cố Thống tướng G. Marshall.
 
Theo An Ninh Thế Giới


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.