Máy bay lao xuống biển làm 66 người mất mạng, 6 năm sau mới biết do thú vui của phi công

Mới đây, nguyên nhân của vụ tai nạn cách đây 6 năm mới được làm rõ.

Tai nạn máy bay tại Ai Cập khiến 66 người thiệt mạng
Ngày 21/3, thông tin chiếc máy bay Boeing 737-800 của hãng hàng không China Eastern Airlines của Trung Quốc chở theo 132 người (trong đó có 123 hành khách và 9 thành viên của phi hành đoàn) gặp nạn trên hành trình bay từ Côn Minh đến Quảng Châu đã khiến cho dư luận bàng hoàng.

Máy bay lao xuống biển làm 66 người mất mạng, 6 năm sau mới biết do thú vui của phi công-1

Vụ tai nạn của chiếc máy bay Boeing 737-800 của hãng China Eastern khiến thế giới bàng hoàng.

Vào ngày 20 tháng 4, trang web chính thức của Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CACC) đã công bố kết quả điều tra sơ bộ về vụ rơi máy bay MU5735 của hãng hàng không China Eastern Airlines.

Máy bay lao xuống biển làm 66 người mất mạng, 6 năm sau mới biết do thú vui của phi công-2Chiếc máy bay lao xuống như 1 mũi tên.

Tuy nhiên, do 2 hộp đen của máy bay đã tìm được song do chúng đều bị hư hỏng nặng nên nguyên nhân chính xác dẫn đến thảm kịch này vẫn chưa được xác định. 

Trong khi đó, vào năm 2016, 1 vụ tai nạn hàng không tương tự cũng đã xảy ra với 1 chiếc máy bay của hãng hàng không Ai Cập EgyptAir, khiến 66 người thiệt mạng và đến bây giờ, sau 6 năm thì nguyên nhân chính thức mới được công bố và nó khiến cả thế giới phải bàng hoàng. 

Máy bay lao xuống biển làm 66 người mất mạng, 6 năm sau mới biết do thú vui của phi công-3Vụ tai nạn của hãng hàng không Egypt Air xảy ra vào tháng 5/2016.

Theo thông tin từ tờ The Sun, chiếc máy bay xấu số Airbus A320 đã khởi hành từ sân bay Paris Charles de Gaulle ở thủ đô Paris của Pháp với đích đến là thủ đô Cairo của Ai Cập vào ngày 19/5/2016. Chuyến bay mang số hiệu MS804 chở theo 66 người, bao gồm 56 hành khách, 3 nhân viên bảo vệ và 7 thành viên phi hành đoàn. 

Tuy nhiên, khi hành trình còn chưa kết thúc thì chiếc máy bay đã đâm xuống Biển Địa Trung Hải ở phía Nam hòn đảo Crete của Hy Lạp một cách đầy bí ẩn, gây ra biết bao nhiêu sự đau khổ và hụt hẫng cho thân nhân của những người bị nạn cũng như khiến cho các chuyên gia hàng không phải đau đầu.

Có rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra, song tất cả vẫn chỉ là phỏng đoán.  

Mới đây, nguyên nhân thật sự của vụ tai nạn đã được công bố, khiến cho nhiều người, đặc biệt là những người có người thân ra đi trong thảm kịch hết sức phẫn nộ. 

Nguyên nhân liên quan đến phi công gây phẫn nộ 
Sau 1 cuộc tìm kiếm trên diện rộng với sự tham gia của cả Hải quân Hoa Kỳ, cuối cùng người ta cũng tìm được 1 chiếc hộp đen của máy bay ở dưới vùng biển gần với Hy Lạp.

Vào lúc đó, giới chức Ai Cập đã cho rằng vụ tai nạn có liên quan đến những kẻ khủng bố, mặc dù không có nhóm khủng bố nào đứng ra nhận trách nhiệm. Người ta nói tìm thấy thuốc nổ ở trên thi thể của các nạn nhân. Song sau đó thông tin này đã bị bác bỏ.

Theo bản báo cáo chính thức dài 134 trang mới được công bố của các chuyên gia hàng không, hóa ra nguyên nhân của vụ tai nạn thảm khốc này là do... điếu thuốc lá mà phi công Mohamed Said Ali Ali Shoukair - người điều khiển chiếc máy bay gặp nạn đã hút.

Máy bay lao xuống biển làm 66 người mất mạng, 6 năm sau mới biết do thú vui của phi công-4Phi công điều khiển chuyến bay, Mohamed Said Ali Ali Shoukair.

Cụ thể, tờ báo của Ý Corriere Della Sera cho biết theo các chuyên gia, cài đặt ở mặt nạ oxy đã bị 1 kỹ thuật viên bảo trì thay đổi từ trạng thái bình thường sang khẩn cấp. Và khi khói từ điếu thuốc lá của viên phi công vô tình gây ra sự rò rỉ khí oxy từ mặt nạ khẩn cấp, nó đã gây ra 1 sự thay đổi bất thường.

Được biết, các phi công Ai Cập vẫn thường hay hút thuốc trong khoang lái, và ngạc nhiên thay là vào năm 2016 - thời điểm xảy ra vụ tai nạn - hành vi này không hề bị cấm.

Một phi công có kinh nghiệm cho biết cơ trưởng Mohamed Said Ali Ali Shoukair lẽ ra phải phát hiện ra chiếc mặt nạ bị lỗi trước khi hạ cánh.

"Khi chúng tôi đi vào cabin, chúng tôi sẽ kiểm tra nhiều thứ khác nhau trước khi hạ cánh, trong đó có việc kiểm tra sự luân chuyển của oxy trong mặt nạ. Nếu công tắc ở vị trí bình thường thì không sao, nhưng nếu ở chế độ khẩn cấp, nó sẽ giải phóng oxy ở áp suất lớn để thổi bay khói trong cabin nếu có 1 vụ cháy ở đó", phi công người Ý Daniele Veronelli phát biểu với tờ Corriere Della Sera.

Máy bay lao xuống biển làm 66 người mất mạng, 6 năm sau mới biết do thú vui của phi công-5Các mảnh vỡ của chiếc máy bay được tìm thấy ở Địa Trung Hải.

Kết quả là chiếc máy bay đã loạng choạng, mất kiểm soát trước khi lao xuống biển Địa Trung Hải. Các nhà điều tra phát hiện tiếng "xì xì" do oxy bị rỏ rỉ từ mặt nạ khẩn cấp đã xuất hiện vào khoảng 2 giờ 25 phút sáng ngày 19/5/2016, tức là chỉ vài phút trước khi máy bay đâm xuống biển.

Hiện không rõ tại sao kỹ thuật viên bảo trì lại chỉnh mặt nạ về trạng thái khẩn cấp như vậy. Bản báo cáo của các chuyên gia đã được gửi tới Tòa kháng cáo ở Paris và khi nguyên nhân của vụ tai nạn được công bố, nó đã khiến cho nhiều thân nhân của các nạn nhân vô cùng tức giận.

Máy bay lao xuống biển làm 66 người mất mạng, 6 năm sau mới biết do thú vui của phi công-6Các thân nhân của nạn nhân đau buồn và tức giận trước thông tin mới.

Julie Heslouin, người mất anh trai 41 tuổi và người bố 75 tuổi trong vụ tai nạn cho biết: "Chúng tôi đã đợi từ năm 2016 để hiểu được tại sao người thân của chúng tôi lại ra đi và không ai nói cho chúng tôi bất kỳ 1 điều gì". 

Vào năm 2018, 1 bản báo cáo của Cơ quan Thẩm vấn và Phân tích An toàn hàng không dân dụng của Pháp (BEA) cho thấy "rất có thể 1 đám cháy trong khoang lái đã khiến cho phi công mất kiểm soát" mà không đề cập gì đến sự rò rỉ khí oxy hay việc phi công hút thuốc trong cabin. 

Thậm chí, từng có thông tin chuyến bay gặp sự cố do 1 chiếc điện thoại thông minh của phi công đã bị bị nóng quá và gây ra đám cháy. 

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/may-bay-lao-xuong-bien-lam-66-nguoi-mat-mang-6-nam-sau-moi-biet-do-thu-vui-cua-phi-cong-162222704152644938.htm

tai nạn máy bay


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.