May mắn thoát chết sau khi bị rắn hổ mang tấn công, cậu bé 8 tuổi có hành động bất ngờ

Sự việc hi hữu xảy ra với cậu bé 8 tuổi ở Ấn Độ. Sau khi bị rắn hổ mang quấn quanh cánh tay và tấn công, cậu bé nhanh trí cắn lại khiến con rắn thiệt mạng.


Deepak, 8 tuổi, sống tại ngôi làng Pandarpadh, vùng Chhattisgarh miền trung của Ấn Độ bất ngờ được nhiều người chú ý sau khi xử lý vụ việc hi hữu.

May mắn thoát chết sau khi bị rắn hổ mang tấn công, cậu bé 8 tuổi có hành động bất ngờ-1
Cậu bé bị một con rắn hổ mang quấn quanh cánh tay, bám chặt và cắn một phát vào tay. Cậu bé cố gắng để hất con rắn độc hung dữ ra khỏi tay nhưng không thành công. Deepak liều mình cúi xuống cắn trả lại con rắn. May mắn, Deepak không những thoát khỏi sự truy đuổi mà tấn công lại khiến con rắn hổ mang tử vong.

Lo lắng cho tính mạng của Deepak sau vết cắn, cha mẹ đã đưa cậu bé đến một trung tâm y tế gần đó để theo dõi. Các bác sĩ cho biết đó là một vết cắn khô, điều này có nghĩa là con rắn hổ mang chưa kịp tiết ra bất kỳ nọc độc nào.

Bằng cách cắn lại rắn hổ mang, cậu bé 8 tuổi tạo nên câu chuyện thần kỳ về sự sống sót hi hữu khi con người chạm trán với một trong những loài động vật độc tố cao nhất hành tinh.

Theo chuyên gia, Deepak không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào cho thấy nhiễm độc và hồi phục nhanh chóng. Cậu bé bị rắn hổ mang cắn nhưng nó chưa kịp tiết nọc độc.

Nghiên cứu mới công bố cho biết hơn 85% trường hợp rắn hổ mang cắn người xảy ra ở Ấn Độ đều khiến nạn nhân thiệt mạng.

Richard Franklin, Giáo sư đại học, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết cần tìm thêm các biện pháp can thiệp để đảm bảo việc cung cấp kháng nọc độc nhanh hơn, nhưng cần kết hợp thêm chiến lược phòng ngừa như tăng cường giáo dục, củng cố hệ thống y tế ở vùng nông thôn.

Đảm bảo việc đưa kháng nọc độc đến khắp các vùng nông thôn trên thế giới sẽ cứu sống hàng nghìn người mỗi năm. Theo kết quả nghiên cứu, phần lớn trường hợp tử vong do nọc độc rắn xảy ra ở Nam Á, khu vực từ Afghanistan đến Sri Lanka, Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh. 

Ở Ấn Độ, theo tính toán, tỷ lệ tử vong là cứ 100.000 người thì có 4 người chết vì rắn cắn, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 0,8. Khu vực châu Phi cận Sahara có tỷ lệ cao thứ hai, trong đó Nigeria có số người chết nhiều nhất là 1.460 người.

Theo Richard Franklin, sau khi bị rắn độc cắn, khả năng tử vong sẽ tăng lên nếu nạn nhân không được tiêm thuốc chống nọc đọc trong vòng 6 giờ đồng hồ. Mặc dù số ca tử vong vẫn còn nhiều, nhưng con số này thực sự đã giảm 36% so với số người chết vào năm 1990. 

Theo Infonet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://infonet.vietnamnet.vn/may-man-thoat-chet-sau-khi-bi-ran-ho-mang-tan-cong-cau-be-co-hanh-dong-bat-ngo-5006156.html?fbclid=IwAR3b_t0qZYerCjeXK2RNVZ3dl0LrUeS0HCeYSy0aBiMpJ2eVnBN21jnnqp4

Ấn Độ

rắn hổ mang


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.