- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người đàn ông mặc áo thun hơn 10 năm, mang giày 30 năm không bỏ: Đừng có cười, sổ tiết kiệm của anh ta hơn 20 tỷ đồng đấy!
Dù cả cuộc đời đi làm chỉ có mức lương trung bình nhưng ở tuổi 51, sau khi tiết kiệm được 100 triệu yên (khoảng 20 tỷ đồng), ông Sakaguchi quyết định nghỉ hưu sớm để có cuộc sống thoải mái.
- 12 mẹo tiết kiệm điện đơn giản và hiệu quả, được tất cả các chuyên gia khuyến nghị
- Đến ngân hàng, tôi choáng nặng khi thấy chị dâu tương lai mặc áo cũ cầm theo túi vải đầy tiền đi gửi tiết kiệm
- Cho xà phòng vào coca hóa ra lại có hiệu quả mạnh mẽ đến vậy, giúp tiết kiệm một khoản tiền kha khá mỗi năm
Sakaguchi Kazuma vốn là một nhân viên văn phòng, năm nay 57 tuổi, hiện tại sống ở tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Cách đây 6 năm, người đàn ông này đã quyết định nghỉ hưu sớm với số tiền tiết kiệm 100 triệu yên (khoảng 20 tỉ đồng) sau 33 năm làm việc. Ngoài số tiền tiết kiệm được, Kazuma còn sở hữu căn nhà rộng 90m2 với 3 phòng ngủ mua cách đây 14 năm và đã trả hết các khoản vay. Hiện tại, căn nhà của ông được định giá khoảng 40 triệu yên.
Theo Cục quản lý thuế quốc gia Nhật Bản, mức lương trung bình mỗi năm ở tỉnh Kanagawa là 4,4 triệu yên (hơn 890 triệu đồng), trong đó thu nhập bình quân của nam giới là 5,4 triệu yên (hơn 1 tỷ đồng). Thực tế, thu nhập của ông Sakaguchi không cao, tính ra chỉ ở trên mức trung bình một chút, khá thấp ở Tokyo.
Làm thế nào mà ông Sakaguchi có thể tiết kiệm được nhiều tiền với mức lương khá khiêm tốn như thế? Tất cả là nhờ lối sống tối giản của ông trong nhiều năm. Theo Sakaguchi, mỗi tháng ông chi xài khoảng 100.000 yên (hơn 20 triệu đồng), nhờ vậy ông tiết kiệm được 3,3 triệu yên mỗi năm (hơn 668 triệu đồng). Bằng cách này, ông đã tiết kiệm được 100 triệu yên trong suốt 33 năm làm việc.
Nhiều người nói rằng với kỹ năng tiết kiệm này, chắc chắn rằng ông Sakaguchi sống vô cùng tằn tiện, vô cùng khó khăn với bản thân. Thế nhưng ông lại cho rằng: "Tôi không bao giờ đối xử tệ bạc với bản thân để tiết kiệm tiền. Tuyệt đối không". Bí quyết của ông là chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và sử dụng cho đến khi hỏng.
Chiếc áo phông đang mặc trên người, ông đã mua 10 hay 20 năm trước. Ông cho rằng không phải vì sợ tốn tiền mà chỉ vì chiếc áo vẫn còn dùng được nên vẫn cứ mặc. Tủ giày có đôi đã trên 30 năm nhưng ông vẫn không vứt đi mà vẫn dùng chúng khi cần thiết. Sakaguchi nói: "Tôi vẫn mang chúng, không phải để tiết kiệm và vì tôi yêu chúng".
Tủ lạnh trong nhà ông cũng gần như rỗng nhưng không phải vì tằn tiện mà bởi ông có thói quen nấu hết thức ăn đã mua trong ngày, mua vừa đủ để không bị lãng phí. Điện thoại ông đang sử dụng cũng là chiếc Nokia năm 2007, màn hình bị xước, lớp sơn bị bong tróc nhưng ông bảo rằng mình chỉ cần nhận cuộc gọi chứ chẳng cần gì hơn. "Tôi không đổi nó vì tôi thấy chẳng cần thiết gì cả", ông chia sẻ.
Mỗi lần đi cắt tóc, ông đều chọn những tiệm có giá dịch vụ khoảng 1.000 yên (khoảng 200.000 đồng) vì những tiệm giá rẻ thường có không gian yên tĩnh và không bị chào mời những dịch vụ không cần thiết từ nhân viên của tiệm.
Có thể thấy rằng, không phải Sakaguchi để dành tất cả tiền cho khoản tiết kiệm mà ham muốn vật chất của bản thân ông không nhiều. Người khác cho là ông keo kiệt, nhưng thực tế là anh cảm thấy nhu cầu của mình chỉ có thế, không đòi hỏi gì hơn.
Sau khi nghỉ hưu, Sakaguchi đã dành phần lớn thời gian của mình để làm tình nguyện viên cho các hoạt động từ thiện. Năm 2019, ông đã đến Fukushima làm tình nguyện viên suốt 5 năm sau khi nơi này xảy ra thảm hoạ. Thỉnh thoảng ông vẫn đi du lịch, thậm chí còn đi nước ngoài. Thời gian rảnh rỗi, ông mang chiếc bếp than yêu thích đến công viên nướng đồ ăn một mình. "Tôi tận hưởng cuộc sống tốt đẹp theo cách tôi cảm thấy thoải mái", Sakaguchi khẳng định.
"Người ta có thể không hài lòng với tủ lạnh trống không, mặc quần áo cũ nhưng tôi lại thích cuộc sống như vậy bởi tôi không phụ thuộc và vật chất", ông Sakaguchi cho biết. Một điều đáng chú ý là cũng bởi lối sống tối giản này của ông mà vợ ông đã chia tay ông gần 3 năm trước.
Gần đây, ông còn xuất bản quyển sách với nhan đề: "Tôi đã tiết kiệm 100 triệu yên để về hưu", nói về 77 lời khuyên để tiết kiệm tiền và nhắc nhở mọi người hãy tự tìm thấy hạnh phúc của chính mình mà không cần đến vật chất.
Theo Pháp luật và bạn đọc
-
Thế giới1 giờ trướcÍt nhất 100 người đã thiệt mạng và 150 người bị thương trong vụ hỏa hoạn tại một đám cưới ở quận Hamdaniya, tỉnh Nineveh của Iraq, truyền thông địa phương cho biết sáng 27/9.
-
Thế giới2 giờ trướcBị sếp ép uống rượu thi với các đồng nghiệp, anh Trương ngã xuống đất, hôn mê bất tỉnh, sau đó chết do ngộ độc nặng và suy đa tạng.
-
Thế giới2 giờ trướcNgay sau khi sự thật kinh hoàng được hé lộ, chủ nhà đã vô cùng sửng sốt.
-
Thế giới5 giờ trướcVới ước mơ trở nên giàu có sau một đêm, hai anh em người Trung Quốc rơi vào vòng xoáy tội ác: đánh đập, hiếp dâm, cướp đoạt tài sản và sát hại 11 phụ nữ làm nghề mại dâm.
-
Thế giới22 giờ trướcCậu bé 12 tuổi đã vượt mặt được nhiều lớp an ninh của sân bay và thành công lên máy bay mà không cần bất kỳ giấy tờ nào, kể cả vé.
-
Thế giới1 ngày trướcĐi sâu vào điều tra, từng lớp của câu chuyện được hé lộ càng khiến nhiều người ớn lạnh vì lòng người trắng đen thật khó lường.
-
Thế giới1 ngày trướcSố nhân viên Sở Cứu hỏa thành phố New York (FDNY) qua đời vì các bệnh lý liên quan đến vụ khủng bố 11/9 đã lên tới 343 người, bằng với số người thiệt mạng trong ngày xảy ra vụ tấn công hồi năm 2001.