Người đến từ Vũ Hán: Đi đâu cũng bị ghẻ lạnh, trở thành tội đồ bị cộng đồng cô lập cách ly và lời khẩn cầu tha thiết

Trở thành tâm dịch của virus corona, người dân ở Vũ Hán rơi vào tình trạng không thể bi đát hơn.

Trở thành tâm dịch của virus corona, người dân ở Vũ Hán rơi vào tình trạng không thể bi đát hơn.


Tại Trung Quốc, Vũ Hán từng được biết đến là một thành phố của loài hoa anh đào, một trung tâm kinh tế của tỉnh Hồ Bắc và là nơi có lịch sử hào hùng. Nhưng giờ đây, đô thị có khoảng 11 triệu người này lại trở thành tâm dịch của virus corona đang đe dọa đến tính mạng của người dân Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới. Vũ Hán giờ đây là cái tên bị mọi người kỳ thị.

Virus corona đã khiến hơn 300 người thiệt mạng và hơn 14.000 ca nhiễm bệnh được xác nhận. Những lo ngại về sự lây lan của dịch bệnh đã khiến người Vũ Hán bị phân biệt đối xử ở khắp mọi nơi. Họ bị chính người dân trong nước ruồng bỏ, các khách sạn hay một số khu vực áp dụng các biện pháp xa lánh, không tiếp đón người Vũ Hán.

Các quan chức Vũ Hán ước tính khoảng 5 triệu người đã rời khỏi thành phố để về quê trong dịp Tết Nguyên đán trước khi chính quyền đưa ra lệnh phong tỏa vào ngày 23/1. Họ là những lao động hoặc sinh viên trở về quê hương để đoàn tụ với gia đình trong năm mới. Những người khác thì đi du lịch để tận dụng thời gian nghỉ ngơi dài nhất trong năm.

"Nhiều người bạn của tôi rời Vũ Hán đã không nhận ra tình hình nghiêm trọng đến mức nào", April Pin, một người dân Vũ Hán, viết trong một bức tâm thư cầu xin mọi người hãy tha thứ cho những người đã rời khỏi Vũ Hán mà không biết sự nguy hiểm của dịch bệnh.

Người đến từ Vũ Hán: Đi đâu cũng bị ghẻ lạnh, trở thành tội đồ bị cộng đồng cô lập cách ly và lời khẩn cầu tha thiết-1
Người dân Vũ Hán trở thành tội đồ trong mắt nhiều người.

Pin, một trong hàng triệu người đã ở lại Vũ Hán, nói với CNN rằng cô đã viết bức thư này vì có quá nhiều người dùng mạng tỏ ra kỳ thị và đổ hết trách nhiệm lên người dân Vũ Hán.

Bị mắc kẹt
Sau khi lệnh cấm được đưa ra, người dân Vũ Hán đi du lịch đến các tỉnh khác của Trung Quốc đã không được chào đón ở đây. Các khách sạn và nhà nghỉ địa phương đều không hề tiếp nhận họ. Người dân Vũ Hán cũng không thể quay trở lại thành phố vì mọi thứ đều bị phong tỏa, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Họ bị mắc kẹt ngay trong đất nước của mình.

Trên phương tiện truyền thông xã hội, một khách du lịch người Vũ Hán đã phải đăng một bài viết trên Weibo để tìm kiếm sự giúp đỡ khi cô bị chủ nhà nghỉ ở tỉnh Hồ Nam đuổi đi sau khi dịch bệnh bùng phát. Ludougao, vị khách du lịch nói rằng cô đã rời Vũ Hán hôm 20/1, 3 ngày trước khi lệnh phong tỏa được ban hành.

Cô đến ga xe lửa nhưng không có chuyến tàu nào dừng lại ở Vũ Hán nữa. Cô thậm chí đã đến bệnh viện kiểm tra để chứng minh mình không bị nhiễm bệnh nhưng vẫn không có khách sạn hay nhà nghỉ nào tiếp nhận cô. Ludougao rơi vào tình dạng không có nơi nào để đi. Cuối cùng, nhà chức trách đã xuất hiện và giúp cô đăng ký trú tạm ở một khách sạn địa phương.

Hoàn cảnh của Ludougao cũng tương tự như nhiều người Vũ Hán khác khi đi du lịch trong nước. Các hãng hàng không quốc tế cũng đã hủy các chuyến bay đến Vũ Hán khiến nhiều người Vũ Hán đi du lịch cũng bị mắc kẹt bên ngoài Trung Quốc. Chính quyền đã kết hợp các các nước khác để thu xếp cho người dân Vũ Hán trở về quê hương.

Người đến từ Vũ Hán: Đi đâu cũng bị ghẻ lạnh, trở thành tội đồ bị cộng đồng cô lập cách ly và lời khẩn cầu tha thiết-2
Người dân Vũ Hán bi xua đuổi khắp mọi nơi.

Mọi ngả đường bị chặn
Ngoài khách du lịch, chính quyền địa phương cũng đã cảnh giác cao độ đối với những người trở về từ Vũ Hán trong dịp Tết Nguyên đán. Tại một số thành phố, như Thượng Hải và Quảng Châu, các ủy ban khu phố đã được giao nhiệm vụ tìm kiếm người trở về từ Vũ Hán để báo cáo thông tin cho chính quyền.

Eric Chen, một người 33 tuổi đến từ Kinh Châu, Hồ Bắc, sống và làm việc tại tỉnh Chiết Giang cho biết một số người rất cảnh giác với người Vũ Hán đến nỗi có người dân đã gọi điện cho cảnh sát ngay lập tức khi phát hiện một chiếc xe có biển số từ Vũ Hán xuất hiện nơi công cộng. Ở các vùng nông thôn, một số ngôi làng đã cử dân làng canh giữ lối vào, ngăn chặn bất kỳ ai trở về từ Vũ Hán đi vào làng.

Nhiều người ảnh trên các phương tiện truyền thông cho thấy những con đường dẫn vào làng đều bị chặn bởi xe tải, máy xúc, đá, thậm chí là người dân còn đào đường để ngăn người từ Vũ Hán vào làng. Ở một số nơi, những người trở về từ Vũ Hán đều bị cách ly. Video ghi lại cảnh căn nhà của người trở về từ Vũ Hán bị niêm phong bởi các biểu ngữ. Trong một số trường hợp, nhiều ngôi nhà bị chặn bởi các tấm ván gỗ hoặc thanh kim loại.

Người đến từ Vũ Hán: Đi đâu cũng bị ghẻ lạnh, trở thành tội đồ bị cộng đồng cô lập cách ly và lời khẩn cầu tha thiết-3
Một con đường vào làng bị chặn.

Trong một video được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một thông báo màu đỏ trước cửa của một ngôi nhà với nội dung: "Hộ gia đình này có người trở về Vũ Hán, xin vui lòng không tiếp xúc với họ" đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều.

Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận uy tín của Trung Quốc thừa nhận hành vi lạm dụng trực tuyến nhắm vào người dân từ Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc ngày một nghiêm trọng hơn.

"Phần lớn trong số 5 triệu người (đã rời Vũ Hán) đã không 'chạy trốn' một cách có chủ ý, cũng không có nghĩa là tất cả họ đều 'mang virus'. Bất kể họ đã đi đâu, chúng ta không nên có thành kiến với họ hay đối xử với họ một cách lạnh lùng. 

Trước sự bùng phát của dịch bệnh, họ là những nạn nhân và họ mong muốn rằng mọi người đều được an toàn và nhận được sự quan tâm của cộng đồng thay vì bị ghẻ lạnh. Tại thời điểm này, điều họ cần là sự hiểu biết chứ không phải định kiến sai lầm", bài báo viết.

Theo Trí Thức Trẻ 

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.vn/gia-dinh/nguoi-den-tu-vu-han-di-dau-cung-bi-ghe-lanh-tro-thanh-toi-do-bi-cong-dong-co-lap-cach-ly-va-loi-khan-cau-tha-thiet-2220202218359454.htm

virus corona

Viêm phổi cấp

Trung Quốc

dịch bệnh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.