Người phụ nữ vì thương con mà tạo ra thứ mang lại nụ cười cho trẻ em tật nguyền trên thế giới

Vì quá thương con, người mẹ đã cặm cụi tạo ra một phát minh đầy ý nghĩa cho nhiều đứa trẻ trên thế giới

Vì quá thương con, người mẹ đã cặm cụi tạo ra một phát minh đầy ý nghĩa cho nhiều đứa trẻ trên thế giới.

Người phụ nữ vì thương con mà tạo ra thứ mang lại nụ cười cho trẻ em tật nguyền trên thế giới-1

Có con là niềm hạnh phúc, nhưng cũng không phải điều dễ dàng. Nó giống như công việc toàn thời gian đối với người mẹ, thậm chí là 24/7 chẳng phút nào được nghỉ ngơi.

Mọi chuyện sẽ càng khó khăn hơn, nếu đứa trẻ sinh ra không may bị tật nguyền. Khi đó ngoài việc phải chăm sóc con, người mẹ sẽ còn phải khổ sở hơn để giữ cho con không quá buồn vì không thể làm những việc bình thường như người ta.

Đó cũng là những gì Debby Elnatam - một người mẹ - đã phải trải qua. Nhưng cô không những vượt qua nó, mà còn tạo ra một thứ mang đến nụ cười cho không chỉ con mình, mà còn rất nhiều trẻ em không may khác trên thế giới.

Người phụ nữ vì thương con mà tạo ra thứ mang lại nụ cười cho trẻ em tật nguyền trên thế giới-2

Debby Elnatam - người mẹ vĩ đại với trẻ em tật nguyền trên thế giới

Khi Debby Elnatam sinh Rotem, các bác sĩ bảo rằng cậu bé mắc bệnh bại não, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và phát triển cơ bắp của cậu. Căn bệnh này đã khiến cậu bé cả ngày chỉ có thể ngồi hoặc nằm. Và khi cha mẹ muốn nắm cánh tay nhỏ bé ấy để đỡ cậu bước đi, thực sự công việc đó cực kỳ khó khăn mà gần như không có kết quả.

Người phụ nữ vì thương con mà tạo ra thứ mang lại nụ cười cho trẻ em tật nguyền trên thế giới-3

Nhưng Debby hóa ra là một bà mẹ quá nhiều nghị lực. Cô không muốn để căn bệnh này ngăn con trai được khám phá thế giới, và vì thế đã quyết định phải tìm ra cách giúp cậu bé bước đi được trên đôi chân của mình.

Debby bắt đầu thử nghiệm khi Rotem lên 2 tuổi. Cô thiết kế vào tạo ra một bộ khung đặc biệt, cho phép cô gắn thân và bàn chân của con vào vùng eo và chân của mình. Bằng cách này, mỗi khi cô bước đi, Rotem cũng bước theo luôn.

Lần đầu tiên thử nghiệm thành công đối với Debby là một trải nghiệm vô giá. Khi được tự đứng trên đôi chân (dù là có vật dụng hỗ trợ), cậu bé Rotem đã nở nụ cười hạnh phúc đến vô ngần. Đó cũng là lúc Debby hiểu rằng mình có thể tự mình mang món quà này đến cho những đứa trẻ khác với căn bệnh tương tự trên thế giới, và dần thai nghén một kế hoạch.

Cô bắt đầu tìm kiếm một công ty có đủ khả năng phát triển và bán phát minh của cô. Phải mất đến 11 năm, sản phẩm của Debby với cái tên Upsee mới chính thức bước vào thị trường, và bất kỳ phụ huynh nào có nhu cầu cũng có thể mua.

Người phụ nữ vì thương con mà tạo ra thứ mang lại nụ cười cho trẻ em tật nguyền trên thế giới-4

Sản phẩm hoạt động giống như mẫu thử nghiệm của Debbie. Nó cho phép đứa trẻ đứng thẳng lên nhờ gắn vào cơ thể của người lớn đứng phía sau. Mỗi lần người lớn di chuyển, đứa trẻ cũng được bước theo.

Với Upsee, những đứa trẻ thiếu may mắn trên thế giới đã có "lần đầu tiên" trên rất nhiều thứ. Lần đầu tiên các bé được bước đi. Lần đầu tiên có thể tự tay đứng ôm anh em, bạn bè. Lần đầu tiên có thể đi bộ trên vỉa hè, tự mình chào hàng xóm. 

Người phụ nữ vì thương con mà tạo ra thứ mang lại nụ cười cho trẻ em tật nguyền trên thế giới-5

Sản phẩm của Debby giúp những đứa trẻ tật nguyền có rất nhiều "lần đầu tiên"

Được biết, Debby là một bà mẹ người Mỹ, nhưng chuyển đến Israel từ thập niên 1980. "Tài sản" giá trị nhất của cô là 3 người con trai, và Upsee. Tuy nhiên, đó không phải là phát minh duy nhất của cô. Cô đã và đang phát triển nhiều dự án khác nhằm giúp những đứa trẻ bị bại não - giống Rotem - có được một cuộc sống bình thường. Các phát minh mới cho phép các bé tự bò, tự ngồi, tự đứng...

"Tôi mong phát minh của mình sẽ sớm được thương mại hóa để giá thành rẻ hơn, và có thể mang đến niềm hạnh phúc cho mọi gia đình."

Rotem hiện đã 24 tuổi, và theo lời Debby, gia đình cô tin rằng anh đã có được động lực sống nhờ vào Upsee. "Thằng bé thật đẹp, và tôi nghĩ mình đã cho nó một tuổi thơ đủ tự tin và trải nghiệm."

Theo Helino


trẻ em tật nguyền

tật nguyền


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.