Nhận cậu bé 8 tuổi bị bạo hành làm con nuôi, viên cảnh sát không ngờ gia đình mình giờ đây lại như vậy

"Khi chúng tôi đến nơi, chúng tôi thấy cháu bé bị trói tay chân bằng dây thừng, người bị nhúng trong thùng nước trong phòng tắm. Vết bầm tím từ đầu đến chân".

"Khi chúng tôi đến nơi, chúng tôi thấy cháu bé bị trói tay chân bằng dây thừng, người bị nhúng trong thùng nước trong phòng tắm. Vết bầm tím từ đầu đến chân".

Một buổi sáng năm 2015, Jody Thompson thuộc Sở Cảnh sát Poteau, Oklahoma, Mỹ đang tập trung giải quyết công việc thì bất ngờ nghe thông báo từ trợ lý. Một cậu bé 8 tuổi bị bạo hành vừa trốn thoát, rất mong nhận được sự giúp đỡ. Cảnh sát Thompson đã từng nhiều lần điều tra các trường hợp trẻ em bị bạo hành khi còn làm việc tại văn phòng luật sư quận, và vì thế, anh quyết định giải quyết trường hợp khẩn.

Theo lời Cảnh sát trưởng Sở Cảnh sát Poteau - Stephen Fruen - chia sẻ với 5News: “Khi chúng tôi đến nơi, chúng tôi thấy cháu bé bị trói tay chân bằng dây thừng, người bị nhúng trong thùng nước trong phòng tắm. Vết bầm tím từ đầu đến chân. Họ không cho thằng bé ăn gì. Tôi nghĩ thằng bé chỉ được ăn khi ở trường”.

Khá bất ngờ với tình trạng của John - cậu bé 8 tuổi nói trên - cảnh sát Thompson sau khi làm việc với điều tra viên đã đưa em đến bệnh viện địa phương. Một điều bất ngờ là cảnh sát Thompson không để John ngủ lại một mình trong bệnh viện. Anh đã ở lại bệnh viện suốt thời gian John điều trị tại đây. Không dừng lại tại đó, sau khi John xuất hiện, cảnh sát Thompson là người đã trực tiếp nuôi dưỡng và chỉ 1 năm sau đó, anh đã nhận cậu bé John làm con nuôi.

Nhận cậu bé 8 tuổi bị bạo hành làm con nuôi, viên cảnh sát không ngờ gia đình mình giờ đây lại như vậy - Ảnh 1.

Sau khi John xuất hiện, cảnh sát Thompson là người đã trực tiếp nuôi dưỡng... (Ảnh: babble)

Nhận cậu bé 8 tuổi bị bạo hành làm con nuôi, viên cảnh sát không ngờ gia đình mình giờ đây lại như vậy - Ảnh 2.

... chỉ 1 năm sau đó, anh đã nhận cậu bé John làm con nuôi. (Ảnh: babble)

Nhìn lại những chuỗi ngày đã qua, cảnh sát Thompson nhớ lại chính xác khoảnh khắc quyết định John sẽ là một phần trong đời mình. “Nhìn thấy John, khi nhìn thấy John trong ngôi nhà đó, tôi biết mình phải làm gì. Con là cậu bé mạnh mẽ nhất mà tôi được biết. Tôi biết, con sẽ an toàn và được chăm sóc tốt khi bên cạnh tôi”, Thompson chia sẻ.

Vậy là cậu bé John đã có một gia đình mới, có bố mẹ và anh trai 15 tuổi, 8 tuổi. Đặc biệt, vợ con cảnh sát Thompson rộng lòng đón nhận John, giúp John có được những ngày tháng hạnh phúc nhất. “Vợ con tôi đều cho rằng tôi đã làm điều đúng đắn”, anh Thompson tự hào kể lại. Về phần John, cậu bé rất biết ơn bố mẹ nuôi và anh trai đã cưu mang em sau những tháng ngày tăm tối. “Bố tốt bụng lắm, hỗ trợ con rất nhiều”. Giờ đây, John đã được 10 tuổi và được học hành như bạn bè đồng trang lứa.

Nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó.

Chỉ 2 ngày sau khi John đến ở với gia đình Thompson, vợ Thompson phát hiện mình mang thai và không chỉ vậy, 7 tháng sau đó, anh Thompson biết được mẹ ruột của John vừa sinh một bé gái khi đang trong tù. Lập tức, anh đã nuôi dưỡng đứa bé, và nhận em làm con nuôi, hệt như anh đã từng làm với John. Việc làm của cảnh sát Thompson đã nhận được sự khen ngợi từ Sở Cảnh sát Poteau.

Nhận cậu bé 8 tuổi bị bạo hành làm con nuôi, viên cảnh sát không ngờ gia đình mình giờ đây lại như vậy - Ảnh 3.

John cùng em gái ruột. (Ảnh: abc)

Nhận cậu bé 8 tuổi bị bạo hành làm con nuôi, viên cảnh sát không ngờ gia đình mình giờ đây lại như vậy - Ảnh 4.

(Ảnh: babble)

Nhận cậu bé 8 tuổi bị bạo hành làm con nuôi, viên cảnh sát không ngờ gia đình mình giờ đây lại như vậy - Ảnh 5.

Anh em John cùng vợ và con anh Thompson. (Ảnh: babble)

Nhận cậu bé 8 tuổi bị bạo hành làm con nuôi, viên cảnh sát không ngờ gia đình mình giờ đây lại như vậy - Ảnh 6.

Giờ đây gia đình họ có rất đông thành viên. (Ảnh: coffeebreak)

Theo Trí thức trẻ


cảnh sát

con nuôi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.