Nhận tinh trùng hiến tặng để làm mẹ đơn thân: Không lấy chồng vẫn có thể sinh con, nhưng liệu một đứa trẻ không cha có thực sự hạnh phúc?

Không ít người chỉ trích đây chính là ham muốn ích kỷ của những phụ nữ nông nổi.

Ngán ngẩm những trường hợp hôn nhân không hạnh phúc, ngày càng nhiều phụ nữ trẻ mong muốn sinh con khi chưa kết hôn. Và một trong những cách thức được nhiều người chú ý đến trong thời gian gần đây chính là nhận tinh trùng hiến tặng tại ngân hàng tinh trùng, sau đó tiến hành thụ tinh nhân tạo.

 Những phụ nữ muốn sinh con nhưng không muốn kết hôn vội vã 

Tháng 11/2020, Fujita Sayuri, ngôi sao truyền hình người Nhật Bản đang làm việc tại Hàn Quốc bất ngờ gây xôn xao khi công khai vừa sinh con trai bằng tinh trùng hiến tặng. 

Theo truyền thông Hàn Quốc, khoảng tháng 10/2019, Sayuri khám phụ khoa do kinh nguyệt không đều và nhận được kết quả: Một bên buồng trứng của cô đang dần lão hóa và rất khó mang thai tự nhiên. 

Bao lâu nay Sayuri luôn trăn trở về vấn đề hôn nhân gia đình, cô muốn sinh con nhưng không muốn kết hôn vội vã. Cô cũng không muốn vì sinh con mà ở cạnh một người đàn ông mà mình không yêu thương. Nhưng nếu bỏ lỡ cơ hội thì cả đời cô cũng không thể có con. Chính vì vậy, Sayuri đã quyết định làm mẹ đơn thân ở tuổi 41 bằng cách thụ tinh nhân tạo và sinh con đầu lòng sau khi nhận tinh trùng hiến tặng tại ngân hàng tinh trùng. 

Tuy nhiên, ở Hàn Quốc, chỉ những người được chồng đồng ý mới được thụ tinh nhân tạo nên Sayuri đã quay về Nhật Bản để làm thủ thuật và sinh con suôn sẻ vào tháng 11/2020. 

Nhận tinh trùng hiến tặng để làm mẹ đơn thân: Không lấy chồng vẫn có thể sinh con, nhưng liệu một đứa trẻ không cha có thực sự hạnh phúc?-1

Sayuri chia sẻ hình ảnh quá trình mang thai con trai đầu lòng bằng trên MXH.

Không ai ngờ, khi thông tin không chồng mà sinh con được lan truyền rộng rãi, Sayuri đã bị xã hội Hàn Quốc chỉ trích nặng nề: 

- Một đứa bé không có bố có thật sự hạnh phúc không?

- Cứ để mọi thứ diễn ra tự nhiên đi, lấy chồng sinh con như lẽ thường.

- Cô muốn con lớn lên trong một gia đình không trọn vẹn sao?

- Đây là một dạng bạo lực trẻ sơ sinh, con cái có phải là cún con đâu. Thật sự quá ích kỉ.

- Đứa bé đó rốt cuộc đã làm sai điều gì mà ép nó phải lớn lên không có bố?

Đa phần ý kiến đều tập trung vào hai khía cạnh "không có bố" hoặc "ích kỷ". Nhưng bên cạnh đó cũng có những người ủng hộ Sayuri. Sau sự việc đó, rất nhiều phụ nữ "không muốn kết hôn nhưng lại muốn có con" đã xem Sayuri như một hình mẫu để noi theo. 

"Thấy một nghệ sĩ làm điều điên rồ này, tôi cũng kỳ vọng trong tương lai mình sẽ có con nhưng không cần phải kết hôn" - Kim Si Eun, một nhân viên văn phòng 24 tuổi thành thực chia sẻ sau khi nghe tin tức về Sayuri. 

Kim Si Eun rất thích trẻ con, hiện đang làm việc cho chuỗi quán nước dành cho trẻ em. Khi được hỏi tại sao không muốn kết hôn, cô đã trả lời như thế này: "Người yêu cũ muốn kiểm soát tôi, trong khi đó tôi cũng cảm thấy những người 20 - 30 tuổi ở thời điểm hiện tại vẫn còn mang 'văn hóa gia trưởng', do đó tôi không muốn kết hôn". 

Cái mà Kim Si Eun gọi là "văn hóa gia trưởng" thực chất là sản phẩm tàn dư của chế độ gia trưởng cũ. Các cá nhân hoặc cả xã hội dùng danh nghĩa "muốn tốt cho bạn" mà phớt lờ ý kiến của người khác, đưa ra quyết định thay cho người khác. 

Nói một cách đơn giản hơn, đó chính là suy nghĩ của các bậc bố mẹ khi kiểm soát con cái của mình: "Bố/mẹ quan tâm đến con, tất cả là vì lợi ích của con". Ở Hàn Quốc, "văn hóa gia trưởng" còn kiểm kiểm soát hôn nhân và phụ nữ, cũng như trường hợp người yêu cũ của Kim Si Eun muốn kiểm soát cô. 

Trong xã hội Hàn Quốc truyền thống, vai trò của phụ nữ chỉ giới hạn trong gia đình. Ngay từ nhỏ họ đã được dạy công dung ngôn hạnh để chuẩn bị làm vợ, làm mẹ trong tương lai. Phụ nữ không thể tham vào các lĩnh vực xã hội như nam giới. 

Nhưng với sự nỗ lực không ngừng của phụ nữ Hàn Quốc, xã hội đất nước này đã dần thay đổi, nam giới không còn là "đầu tàu" duy nhất nữa, song song đó những bà nội trợ còn phải gánh thêm trách nhiệm tài chính cho gia đình. 

Amugae Hong, một cô gái trẻ đến tuổi lập gia đình chia sẻ: "Nhìn vào cuộc hôn nhân của bố mẹ, tôi nhận ra hôn nhân đưa phụ nữ vào chế độ phụ hệ. Mặc dù tôi có ý định kết hôn nhưng không muốn chịu sự bất bình đẳng hôn nhân khi phải một mình nuôi dạy con cái và làm việc nhà". 

 Định kiến xã hội ngăn cản sự tự chủ trong quyết định sinh con 

Thực trạng của hệ thống hôn nhân gia đình bất bình đẳng đã khiến ngày càng nhiều phụ nữ Hàn Quốc muốn có con nhưng không muốn kết hôn. Nhưng trên thực tế, hầu hết phụ nữ đều bỏ cuộc vì tại đất nước này, chỉ có những cặp vợ chồng hợp pháp mới có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Và người vợ nhất định phải có sự chấp thuận của chồng mới được tiến hành thủ thuật này.

Nhận tinh trùng hiến tặng để làm mẹ đơn thân: Không lấy chồng vẫn có thể sinh con, nhưng liệu một đứa trẻ không cha có thực sự hạnh phúc?-2

Ngoài những quy định trong luật pháp, những định kiến đã ăn sâu cũng ngăn cản những phụ nữ tự nguyện sinh con khi chưa kết hôn. 

Kim Jong Mi, chưa từng kết hôn, hiện là mẹ của một cậu con trai 2 tuổi, cho biết: "Thay vì chật vật xây dựng gia đình với một người đàn ông thiếu tinh thần trách nhiệm thì tự mình nuôi dạy con là tốt nhất". 

Nhưng những người xung quanh Kim Jong Mi đã "buộc tội" cô là Không-hiểu-sự-đời. Sau khi sinh con, cô liên tục hứng chịu sự chỉ trích từ người ngoài, khiến cô cảm thấy cả thế giới dường như đoàn kết với nhau để chỉ trích "trải nghiệm sai lầm" của cô.

Tương tự như Kim Jong Mi, Sayuri cũng từng trải qua khoảng thời gian như thế. Có người còn cảnh báo, đứa bé được sinh ra trong hoàn cảnh như thế sẽ bị kỳ thị, cả mẹ lẫn con đều bị kỳ thị. Tuy nhiên, Sayuri không muốn mình trở thành một người mẹ nói dối, nên khi con lớn lên cô sẽ nói hết mọi sự thật cho đứa bé biết rõ. 

Không ít người chỉ trích những phụ nữ đơn thân đưa một sinh linh nhỏ bé đến với thế giới này là ích kỷ. Chỉ vì ham muốn ích kỷ của bản thân mà đưa ra quyết định nông nổi, để những đứa trẻ phải lớn lên trong một gia đình thiếu vắng hình bóng của người bố. 

Nhưng trên thực tế, đối với trẻ em, chúng cần một gia đình "trọn vẹn" thật sự chứ không phải 1 gia đình chỉ có "bề ngoài trọn vẹn". Nếu muốn con cái hạnh phúc thì chính người mẹ cần phải hạnh phúc trước và phải sống một cuộc sống tự chủ.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://afamily.vn/nhan-tinh-trung-hien-tang-de-lam-me-don-than-khong-lay-chong-van-co-the-sinh-con-nhung-lieu-mot-dua-tre-khong-cha-co-thuc-su-hanh-phuc-20210105152608124.chn?fbclid=IwAR36PZT5DwJf6rxN0xaEJ9jkcIdNZtrWHb16qQoWrHR-M-y4xZ__7ieco4g

mẹ đơn thân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.