Những "bà cô" Trung Quốc chưa chồng chịu đựng sự cay nghiệt của cuộc đời chưa đủ, còn bị rơi xuống đáy xã hội chỉ vì một chữ "ế"

Khi già đi, những người phụ nữ chưa chồng bị xem là mang “trọng tội”.

Giá trị lớn nhất của phụ nữ trên con đường tìm kiếm hôn nhân và tình yêu đó là tuổi trẻ

Mùa hè năm 2015, Khâu Hoa Mai, 34 tuổi đã “thề” sẽ kết hôn nên đã bắt đầu hành trình đi tìm cuộc hôn nhân cho mình. Cô bước vào một công ty mai mối, chầm chậm ngồi xuống và chia sẻ về tiêu chuẩn của mình.

Khâu Hoa Mai tự cho mình là người có tiêu chuẩn cao. Câu hỏi được đặt ra ở đây, cao là cao như thế nào? Đó chính là một đối tượng có học vấn, có thể chia sẻ công việc nhà với cô, tôn trọng sự lựa chọn của cô về mọi mặt bao gồm việc sinh nở. Tất cả những tiêu chuẩn này nghe có vẻ là không quá đáng, nhưng trớ trêu thay cô đã bị nhà tư vấn hôn nhân từ chối khiến cô vô cùng sốc. 

Những bà cô Trung Quốc chưa chồng chịu đựng sự cay nghiệt của cuộc đời chưa đủ, còn bị rơi xuống đáy xã hội chỉ vì một chữ ế-1

Khâu Hoa Mai là một luật sư và có học thức.

Trên thực tế, cô Khâu không phải là một người phụ nữ có vẻ ngoài quá xuất sắc. Cô cũng không còn trẻ, điều này đồng nghĩa với việc khả năng sinh sản cũng bị hạn chế. Cô là người phụ nữ quá mạnh mẽ nên có thể không phải là một người vợ và người mẹ tốt. Cô không nữ tính nên có thể cũng chẳng đem đến giá trị tình cảm mà đàn ông cần. 

Thế nhưng, Khâu Hoa Mai đã phản bác với những điều mà nhà tư vấn dành cho cô và cho thấy những lợi thế của mình. 

Khâu Hoa Mai là một người phụ nữ có học thức, là một luật sư, có thu nhập cao, luôn chú ý chăm sóc thể chất bằng cách tập thể dục thường xuyên. Nhưng dưới con mắt của những người mai mối, những ưu điểm này không thể bù đắp cho một khuyết điểm vô cùng lớn của cô. Đó là tuổi tác.

Những bà cô Trung Quốc chưa chồng chịu đựng sự cay nghiệt của cuộc đời chưa đủ, còn bị rơi xuống đáy xã hội chỉ vì một chữ ế-2

Nói đến đây, Khâu Hoa Mai đành phải chấp nhận sự thật phũ phàng.

Khâu Hoa Mai, 39 tuổi, là một luật sư nổi tiếng ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Cô đã phải vật lộn với cuộc sống từ những ngày đầu bước ra đời, cuối cùng đã đạt được ý nguyện là được nhận vào làm ở một công ty luật nổi tiếng. Sau ngần ấy năm, Khâu Hoa Mai mới quyết định đi tìm hôn nhân.

Vào ngày 19/1/2019, Bộ Dân sự đã công bố tỷ lệ kết hôn quốc gia năm đó. Theo thống kê số liệu cho thấy, từ năm 2010 đến năm 2014, tỷ lệ kết hôn có xu hướng gia tăng. Nhưng từ năm 2014 trở đi, tỷ lệ ấy dường như giậm chân tại chỗ.

Đến năm 2019, chỉ còn 9,47 triệu cặp đôi kết hôn, đây là lần đầu tiên tỷ lệ kết hôn trong nước giảm mạnh xuống mức dưới 10 triệu cặp trong vào 10 năm. 

Tại sao ngày càng nhiều người miễn cưỡng bước vào cuộc hôn nhân như thế?

Vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội của Bộ Dân sự - Vương Kim Hoa cho biết, do được phổ cập giáo dục một mặt, kinh tế phát triển, suy nghĩ và nhu cầu của giới trẻ đối với hôn nhân từ lâu đã khác so với trước đây. 

Trong tư tưởng của những người đi trước, hôn nhân là một nhu cầu cần phải có. Nhưng bây giờ, hôn nhân không còn cần thiết nữa. Miễn là yêu cầu cuộc sống không cần cao, mỗi người đều có khả năng tự nuôi sống bản thân mình, thì công dụng của hôn nhân cũng sẽ thay đổi từ nhu cầu vật chất sang nhu cầu tinh thần.

Tuy nhiên khi già đi, những người phụ nữ chưa chồng bị xem là mang “trọng tội”. 

Họ bị gọi là “thặng nữ”, thuật ngữ chỉ những bà cô chưa chồng, thậm chí bị xếp vào nhóm “Những chiến binh còn sót lại”. Đây là một trong những "danh hiệu" mới của cư dân mạng nói về những người đàn ông và phụ nữ không có gia đình. 

Sau tất cả, giá trị lớn nhất của phụ nữ trên con đường tìm kiếm hôn nhân và tình yêu đó là TUỔI TRẺ.

Lấy chồng kiểu "nhắm mắt đưa chân" chỉ vì không muốn bị tổn thương thêm nữa

Khi Cái Kỳ, 39 tuổi kết hôn, bạn bè xung quanh cô rất ngạc nhiên. 

Cái Kỳ là một giáo sư tại một trường Đại học bình thường. Cô từng hoạt động vì quyền của phụ nữ trong nhiều năm. Chồng cô đến từ vùng quê. Bất kể hoàn cảnh gia đình, học vấn và địa vị xã hội như thế nào, anh ấy đều có một khoảng cách lớn với Cái Kỳ. Thế nhưng, Cái Kỳ vẫn kết hôn. Lý do duy nhất khiến vị giáo sư tiến đến hôn nhân với người đàn ông cách biệt xa với mình chính là “không muốn bị tổn thương thêm nữa”. 

Những bà cô Trung Quốc chưa chồng chịu đựng sự cay nghiệt của cuộc đời chưa đủ, còn bị rơi xuống đáy xã hội chỉ vì một chữ ế-3

Cái Kỳ buộc phải thỏa hiệp với bản thân vì những lợi ích hôn nhân.

Sau khi trải qua những cuộc chia ly trong cuộc sống, Cái Kỳ luôn khao khát có một gia đình trọn vẹn. Trên thực tế, người chồng không hề ngại Cái Kỳ lớn tuổi, vẫn sẵn sàng kết hôn với cô ấy, và đặc biệt anh cùng cô sinh ra một đứa trẻ đáng yêu kháu khỉnh. Chính vì những điều đó mà Cái Kỳ phải nắm bắt cơ hội muộn màng này cho mình. Trong vòng một năm, Cái Kỳ đã hoàn thành mọi thứ từ yêu, đến kết hôn và có em bé. 

Cái Kỳ đã tham gia một khóa học tâm lý gia đình cấp tốc và nhanh chóng chuyển trạng thái từ độc thân sang người phụ nữ có gia đình. Tuy nhiên, nếu chứng kiến hôn lễ của Cái Kỳ, chắc hẳn nhiều người sẽ thất vọng. Mọi thứ đều rất gượng gạo, hai người không hề có cảm xúc khi nhắc đến lời thề về hôn nhân. 

Bản thân Cái Kỳ cũng không có biểu hiện gì gọi là lãng mạn. Chỉ có một câu: “Em muốn cùng anh tạo ra một gia đình thật hạnh phúc” là thật lòng. Nói một cách khác, câu nói của Cái Kỳ mang ý nghĩa là muốn cùng bạn đời nuôi dạy con cái và ở bên nhau đến bạc đầu.

Ít lâu sau đứa trẻ mà họ mong muốn đã ra đời. Cặp đôi từ quan hệ vợ chồng trở thành bố mẹ. Nhưng khi có con, quan hệ của họ cũng trở nên nhạt nhòa hơn. Ngay cả khi ngồi cùng bàn, họ cũng không biết nói gì với đối phương chứ đừng nói đến cảm xúc. Đây là tình trạng hôn nhân hiện nay của hầu hết phụ nữ lớn tuổi. 

Những bà cô Trung Quốc chưa chồng chịu đựng sự cay nghiệt của cuộc đời chưa đủ, còn bị rơi xuống đáy xã hội chỉ vì một chữ ế-4

Tình cảm của Cái Kỳ và chồng vô cùng nhạt nhòa.

Ngay từ giây phút nắm bắt cơ hội cuối cùng để sinh con, họ không còn nhiều thời gian để vun đắp mối quan hệ, vun đắp tình cảm như bao cặp đôi khác. 

Năm 2019, tỷ lệ ly hôn trên toàn quốc do Bộ Dân sự công bố cũng cho thấy một vấn đề. Trong 10 năm, số vụ ly hôn ở Trung Quốc ngày càng tăng. So với năm 2010 và 2019, mức chênh lệch hơn 1,5 lần. Trên thực tế, nhiều người cho rằng, phụ nữ lấy chồng vội vàng rất dễ sa cơ lỡ vận, có những rủi ro rất lớn đang rình rập phía sau. 

Vẫn còn nhiều người không nhân nhượng

Luật sư Khâu Hoa Mai là một đại diện tiêu biểu. Cô ấy có một tính cách cố chấp, không muốn kết hôn vì lợi ích của hôn nhân. Nhưng xã hội không cho phép cô chờ đời, dư luận luôn tìm cách chèn ép và buộc cô phải kết hôn. 

Tuy nhiên, áp lực lớn nhất không phải đến từ xã hội mà là đến từ những người thân trong gia đình. Mỗi lần Khâu Hoa Mai về quê là một thảm họa bởi lẽ chưa kịp hỏi thăm thì những người trong gia đình liền thúc giục cô phải kết hôn càng sớm càng tốt. 

Bố Khâu nói rằng, phụ nữ dù giỏi đến đâu thì cũng phải có chồng bên cạnh. Còn mẹ thì xúc động nói trong nước mắt: “Sức khỏe mẹ ngày càng yếu, mong muốn cuối cùng là nhìn thấy con lên xe hoa”. Anh chị em của Khâu thì buộc tội cô học hành nhiều nên thiếu suy nghĩ. Ngay cả những đứa cháu cũng đặt cho Khâu biệt danh là “Dì cử nhân”. 

Những bà cô Trung Quốc chưa chồng chịu đựng sự cay nghiệt của cuộc đời chưa đủ, còn bị rơi xuống đáy xã hội chỉ vì một chữ ế-5

Người nhà Khâu Hoa Mai cho rằng cô là người ích kỷ.

Trước đây, thành tích học tập của Khâu luôn khiến những người trong làng ngưỡng mộ. Cô có một chỗ đứng vững chắc trong xã hội ở thủ đô Bắc Kinh, có một sự nghiệp đáng tự hào và đưa mức sống của gia đình cao hơn nhiều so với mặt bằng chung so với dân làng. 

Thế nhưng, bởi vì Khâu chưa kết hôn nên các thành viên trong gia đình trở thành trò cười, mọi người đều bị chỉ trỏ khi bước chân ra đường. Ở quê của Khâu, chưa lập gia đình là điều gì đó rất đáng xấu hổ, nó khiến cô dường như vẫn ở dưới đáy xã hội. Bất kể ai đi ngang qua, đều có thể sỉ nhục hoặc chà đạp một cách tùy ý. 

Cứ cuối mỗi cuộc tranh cãi, Khâu Hoa Mai - người được biết đến với sự lý trí và sự nhạy bén trong nghề luật sẽ rơi vào trạng thái điên loạn. Ai cũng chỉ trích cô là người quá ích kỷ. Cuối cùng cô chỉ có thể trốn, trốn trong phòng và trốn ở Bắc Kinh, hy vọng rằng cách này có thể xoa dịu mâu thuẫn giữa bản thân và gia đình. 

Khâu Hoa Mai không ghét hôn nhân. Ngược lại cô ấy là người rất coi trọng tình yêu nên mới không muốn thỏa hiệp vì những lợi ích hôn nhân cũng như thỏa hiệp với tuổi tác của mình. Cô thật sự đang mong đợi...đúng người. 

Để có được điều này, cô đã nỗ lực rất nhiều, trong đó có việc sử dụng phương pháp đông lạnh trứng. Tuy nhiên, điều ấy đã khiến cô tuyệt vọng. Ở Trung Quốc, phụ nữ muốn đông lạnh trứng phải có giấy đăng ký kết hôn. Cảm thấy bất lực trước mọi thứ, Khâu Hoa Mai chỉ có thể mong chờ hy vọng nhỏ nhoi cuối cùng, đó chính là công ty mai mối. 

Tại công ty mai mối, nhà tư vấn đã “tạt gáo nước lạnh” khiến cô buộc phải tự mình trải qua một cuộc hẹn hò miễn cưỡng. Thế nhưng, kết quả của cuộc hẹn hò ấy càng khiến cô tuyệt vọng hơn. 

Những bà cô Trung Quốc chưa chồng chịu đựng sự cay nghiệt của cuộc đời chưa đủ, còn bị rơi xuống đáy xã hội chỉ vì một chữ ế-6

Chàng trai Bắc Kinh từ chối vì cô là người ngoại tỉnh.

Đó là một chàng trai Bắc Kinh khi nghe tin cô là người ở tỉnh liền từ chối vì “không cùng đẳng cấp”. Vốn dĩ người thành phố thường khinh thường những người sống ở ngoại ô hay ở tỉnh. Ngay cả khi ở nông thôn, những người có ít anh chị em cũng phân biệt đối xử với những người có nhiều anh chị em. 

Mọi người đều có mục đích rõ ràng và không coi trọng tình cảm, phải có điều kiện phù hợp mới có thể tiếp tục tìm hiểu rồi mới yêu đương. Việc xây dựng cảm xúc gần như không có trong tư tưởng của những người này. Khâu bắt đầu thay đổi chiến lược bằng cách trực tiếp hẹn hò tại công viên để trao đổi với các trưởng bối nhưng vẫn thất bại. Không ai muốn nói chuyện với cô khi nghe đến tuổi tác, thậm chí có người còn do dự khi biết cô là một luật sư. 

Sau tất cả, mọi người có thể thấy được cuộc sống của Khâu Hoa Mai hoàn toàn rơi vào ngõ cụt. Chỉ cần cô ấy chưa kết hôn, thì mọi thứ xung quanh đều xem cô như “kẻ thù”. Và đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trên thực tế, vì cái mác “những chiến binh còn sót lại”, Khâu Hoa Mai đã phải chịu đựng nỗi đau lớn hơn mà không thể diễn tả được. 

Những bà cô Trung Quốc chưa chồng chịu đựng sự cay nghiệt của cuộc đời chưa đủ, còn bị rơi xuống đáy xã hội chỉ vì một chữ ế-7

Sau tất cả, mọi người có thể thấy được cuộc sống của Khâu Hoa Mai hoàn toàn rơi vào ngõ cụt. Chỉ cần cô ấy chưa kết hôn, thì mọi thứ xung quanh đều xem cô như “kẻ thù”.

Có lối thoát nào cho phụ nữ lớn tuổi chưa lập gia đình không?

Đối với phụ nữ lớn tuổi, nếu như quyết định chọn hôn nhân thì họ phải chấp nhận rằng tuổi tác cao sẽ bị hạn chế rất nhiều mặt, đặc biệt đối với vấn đề sinh sản. Vì vậy, phụ nữ lớn tuổi buộc phải chọn 1 trong 2 sự lựa chọn, hoặc là sinh con trước 35 tuổi hoặc là không sinh con nếu bước qua tuổi 35. Bởi lẽ, khả năng sinh con của phụ nữ từ độ tuổi 35 bắt đầu giảm với tốc độ nhanh. Tuổi tác cũng làm tăng nguy cơ về các vấn đề di truyền, và đây là lý do tỷ lệ phụ nữ trên 35 tuổi sinh con mắc hội chứng Down luôn ở mức cao.

Ngoài ra, trước khi lựa chọn kết hôn hay độc thân, phụ nữ nào cũng cần phải có sự chuẩn bị, đó là đủ năng lực kinh tế và sự mạnh mẽ. Vì cuộc sống vốn dĩ không hoàn hảo, dù là bạn độc thân hay kết hôn, chắc chắn cũng phải trải qua “sinh lão bệnh tử”. Bất kể sự lựa chọn của bạn trong cuộc sống là như thế nào, bạn cũng nên dũng cảm tiến về phía trước, chủ động nắm bắt cuộc đời mình và không nên dễ dàng từ bỏ. 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/nhung-ba-co-trung-quoc-chua-chong-chiu-dung-su-cay-nghiet-cua-cuoc-doi-chua-du-con-bi-roi-xuong-day-xa-hoi-chi-vi-mot-chu-e-162201111201054506.htm

phụ nữ

Trung Quốc


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.